Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về việc dạy từ Hán – Việt trong trường THCS

doc 23 trang sangkien 14060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về việc dạy từ Hán – Việt trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_van_de_ve_viec_day_tu_han_viet.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về việc dạy từ Hán – Việt trong trường THCS

  1. A / PHẦN MỞ ĐẦU: I. Cơ sở lý luận : M.Go-rơ-ki nhà văn vĩ đại của nền văn học thế giới đã từng nói:“Văn học là nhân học”, ''Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí". Đúng như vậy! Văn học nói chung hay môn Ngữ văn nói riêng có tác động vô cùng to lớn đối với đời sống tình cảm cũng như việc phát triển tư duy của con người; giúp giáo dục, bồi đắp tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, môn Ngữ văn còn có mối liên hệ tương hỗ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Trong mối quan hệ tích cực đó, từ Hán – Việt đóng một vai trò không thể phủ nhận được hay nói một cách khác là nó có vai trò vô cùng to lớn. Nhờ sự đóng góp của từ Hán – Việt mà tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, trang nhã, chuẩn xác và uyển chuyển, đủ khả năng đáp ứng một cách tốt nhất mọi sự diễn đạt của con người trong giao tiếp, trong đời sống văn hoá xã hội. Bên cạnh đó, lớp từ này còn giúp người Việt cảm nhận được tất cả cái hay cái đẹp trong những tác phẩm văn chương với việc hiểu tường tận từng từ Hán - Việt ở trong những tác phẩm đó. II. Cơ sở thực tiễn : Trong kho tàng ngôn ngữ của mình, người Việt sử dụng rất nhiều từ ngữ gốc Hán (từ Hán - Việt chiếm 60% - 70%) nhưng việc hiểu sai, dùng sai từ Hán - Việt là khá phổ biến. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều từ Hán – Việt nếu chúng ta không hiểu hoặc hiểu sai sẽ dẫn đến nhiều vấn đề đáng tiếc xảy ra. Giáo sư Nguyễn Lân( cha của 9 vị giáo sư, tiến sĩ) đã từng nói "Một điều cần chú ý hơn nữa là ngay trong tiếng Việt hiện nay có bao nhiêu từ vốn là Hán tự bị người ta xuyên tạc, làm sai cả ý nghĩa, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt phải làm thế nào cho thanh thiếu niên ta phải biết chữ Hán thì mới dùng đúng tiếng Việt”( đăng trên báo Đại đoàn kết, số 28, ngày 7/4/1997). Từ Hán - Việt không chỉ có trong môn ngữ văn mà còn có trong tất cả các môn học khác. Không hiểu từ Hán Việt học sinh sẽ gặp khó khăn trong khâu phân biệt các khái niệm, ghi nhớ khái niệm, hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung bài học Nếu biết nhiều từ Hán – Việt học sinh sẽ hiểu kiến thức 1
  2. bộ môn nhanh hơn, kĩ hơn do hiểu được đến “chân tơ kẽ tóc” những từ ngữ Hán - Việt ấy. Ở chương trình giảng dạy môn ngữ văn THCS số lượng các tác phẩm học nguyên tác viết bằng chữ Hán tương đối nhiều, chưa kể ở cấp THPT. Trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh phải đối chiếu với bản phiên âm, bản dịch nghĩa và dịch thơ Nếu cả thầy và trò biết nhiều từ Hán – Việt thì việc học, tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp sẽ trở nên dễ dàng và toàn vẹn hơn. Đối với từ Hán – Việt, người biên soạn sách giáo khoa chương trình ngữ văn THCS đã chú ý tới. Cụ thể, ở cuối SGK học kì 2 các lớp 6,7,8 đều có bảng “phụ lục tra yếu tố Hán Việt” gồm 50 từ ở mỗi lớp, riêng lớp 9 là 70 từ (tổng cộng 220 từ ) và trong chuẩn kiến thức kĩ năng có ghi rất rõ : “Biết nghĩa 50 yếu tố Hán – Việt thông dụng xuất hiện nhiều trong các văn bản học ở lớp ” nhưng qua tìm hiểu thì giáo viên giảng dạy môn ngữ văn hầu như quên không giúp học sinh đạt được yêu cầu này. Chính vì vậy, phần lớn học sinh không hiểu tường tận nghĩa của từ Hán - Việt. Đối với học sinh trong trường Phổ thông thì việc trang bị cho các em kiến thức cơ bản về từ Hán – Việt sẽ giúp các em tự hiểu đúng nghĩa của từ ở trong các tác phẩm văn học, rèn rũa lời ăn tiếng nói, học cách sử dụng từ của cha ông để từ đó cảm thụ được vẻ đẹp của “những viên ngọc quí” trong văn chương một cách sâu sắc, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu mến tiếng nói của dân tộc, vốn văn hoá của ông cha. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên trì mục tiêu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động công cuộc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Tạp chí Học tập, s. 4-1966) vì đó là “thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc” ( Hồ Chủ tịch). Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, sự hội nhập và giao thoa với các nền văn hóa ngày càng trở lên đậm nét. Việc vừa phải giữ gìn bản sắc dân tộc và vừa phải có vốn kiến thức căn bản để tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của thế giới càng khiến chúng ta không thể không khai thác tinh hoa văn hóa của chính dân tộc mình qua các văn bản chữ Hán của cha ông ta để lại. Trước hết, nó có thể giúp cho học sinh hiểu và sử dụng đúng lớp từ này, cảm thụ được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học cổ điển được giảng dạy trong chương trình Phổ thông. Công việc này cũng đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu mến tiếng nói của cha 2
  3. ông, niềm tự hào về truyền thống văn hóa, cũng như tinh thần trách nhiệm trong việc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. “Ngôn ngữ là linh hồn dân tộc”. Câu nói của W. Humboldt càng cho ta thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt. Đây là một việc tương đối khó khăn nhưng giáo viên phải làm và làm được. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn Trung học cơ sở tại trường PTCS Bãi Thơm, tôi hiểu rất rõ giá trị của việc dạy và học từ Hán – Việt trong trường THCS. Chính vì những trăn trở nhức nhối đó tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm : “MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC DẠY TỪ HÁN – VIỆT TRONG TRƯỜNG THCS” III . Phạm vi đề tài : Việc giảng dạy từ Hán – Việt là rất cần thiết nên tôi thực hiện đề tài này trong phạm vi chương trình Ngữ văn THCS là một phạm vi tương đối rộng. Tuy nhiên, đề tài tôi thực hiện chỉ mang tính chất điểm xuyết, “cưỡi ngựa xem hoa” với đối tượng là học sinh điểm Rạch Tràm nơi vùng xa của huyện đảo ( Nơi học sinh chưa ý thức được việc học, chưa có điều kiện đầy đủ, .) B / THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : I.Thực trạng, tình hình : Như tôi đã trình bày ở trên, qua tìm hiểu thì hầu như giáo viên quên dạy các em học sinh 220 từ Hán –Việt mà chuẩn kiến thức quy định, giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của từ Hán –Việt đối với việc dạy và học môn ngữ văn. Học sinh thì chưa có hứng thú đối với từ Hán –Việt, coi từ Hán – Việt như một “ngoại ngữ” II.Những hạn chế, khó khăn : Ngay từ những năm đầu công tác tôi đã nhận thấy thực trạng trên song nhận được sự giúp đỡ chưa nhiều . Thứ hai là do năng lực trình độ còn nhiều hạn chế nên việc truyền đạt kiến thức còn chưa tốt. Thứ ba, do điều kiện kinh tế, dân trí tại điểm Rạch Tràm cón thấp, học sinh chưa chăm học, phụ huynh chưa quan tâm, sách thì thiếu Khi kiểm tra thử một số từ Hán – Việt thông dụng ở 2 lớp 8/3 và 9/3 đầu năm học 2011-2012 kết quả như sau : Điểm Điểm 8-10 Điểm 5 - 7 Điểm dưới 5 3
  4. Lớp SL % SL % SL % Lớp 8 (7 HS) 0 0 1 14,28 6 85,72 Lớp 9 (6 HS) 0 0 1 16,67 5 83,33 Trước thực trạng và những khó khăn trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau : C . GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ I / TẠO HỨNG THÚ, TRUYỀN CẢM HỨNG TRONG VIỆC DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT : “ Người Thầy trung bình chỉ biết nói. Người Thầy giỏi biết giải thích. Người Thầy xuất chúng biết minh họa. Người Thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng.” (William A. Ward) 1. Ý nghĩa từ những cái tên : Khi dạy học, chúng ta cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa những cái tên của chính bản thân các em mà các em vô tình không hay biết. Hãy nói cho các em hiểu mỗi cái tên của các em mang biết bao mơ ước, niềm tin, hoài bão, tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho các em .Ví dụ : Tên Khôi Nguyên là mong muốn con mình sau này đỗ đạt, học giỏi,đỗ đầu các kỳ thi. Tên Đan Tâm: tấm lòng son sắt, thủy chung , tình nghĩa. Tên Hà Anh có nghĩa dòng sông tinh tuý, trong sáng. Tên Vân Du (rong chơi như mây) con sau này sẽ có cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ Tên Bảo Châu với ý nghĩa con là viên ngọc quý. Tên Gia Bảo với ý nghĩa vật quý của gia đình . v.v Nói chung cách nói chuyện về tên của chính học sinh sẽ gây hứng thú, sự tò mò, ham hiểu biết của các em về từ Hán – Việt. Qua đó các em vô tình đã có kiến thức về từ Hán – Việt đặc biệt kích thích hứng thú, sự tự học của học sinh . Có thể lấy ví dụ về những cái tên mà các bậc tiền nhân đã mang như : Nguyễn Ái Quốc: Người yêu nước. Võ Chí Công : Người hết lòng hết sức vì việc công không vì việc riêng v.v 4
  5. Khi chúng ta dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường ta có thể cho học sinh tìm hiểu tên hay bút danh của các nhà văn nhà thơ. Ví dụ : Học văn bản “Cố Hương” ta có thể cho học sinh tìm hiểu về quá trình Lỗ Tấn trở thành nhà văn, mục đích khi ông chuyển từ những ngành kĩ thuật, y khoa sang viết văn .Từ đó hỏi học sinh ý nghĩa cái tên Chu Thụ Nhân(Chu Chương Thọ đổi thành Chu Thụ Nhân). Thụ Nhân có nghĩa là trồng người từ đó nói sâu hơn về mục đích viết văn, cống hiến của Lỗ Tấn trong văn nghiệp “thụ nhân” bằng văn chương của ông. Cũng cần nói thêm rằng trước công nguyên bảy thế kỉ, nhà chính trị Trung Quốc thời Tiền Tần là Quản Trọng (730 – 645 TCN) đã nói trong sách Quản tử của ông như sau : “Trù tính việc một năm hãy có kế trồng lúa Trù tính việc mười năm hãy có kế trồng cây Trù tính việc trăm năm hãy có kế trồng người” ( Nhất niên chi kế mạc nhi thụ cốc Thập niên chi kế mạc nhi thụ mộc Bách niên chi kế mạc nhi thụ nhân) Bác Hồ của chúng ta đã học hỏi tư tưởng này chuyển tải vào trong bài nói chuyện với “Hội nghị cán bộ giáo dục toàn quốc” ngày 13/9/1958 : “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Khi dạy tác phẩm : “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu cho học sinh tìm hiểu tên nhà văn đồng thời cung cấp cho học sinh câu nói của ông về nhà văn, nghể văn : “ Nhà văn phải là người đi tìm hạt ngọc ẩn dấu sâu trong lòng mỗi con người”. Minh Châu là “viên ngọc sáng” và cả cuộc đời ông là cuộc đời của con người mải miết đi tìm những “viên ngọc sáng” trong lòng mỗi con người. Đúng là tên nào, người ấy .v.v 2. Đi tìm vẻ đẹp của từ Hán – Việt : 2.1.Vẻ đẹp từ lối chiết tự, câu đố từ Hán – Việt : Giáo viên hãy cho học sinh thấy được vẻ đẹp của từ Hán – Việt qua việc lồng ghép vào các bài giảng của mình . Ví dụ khi dạy bài : “ Trưởng giả học làm sang” lớp 8 thì cho học sinh tìm hiểu từ “Kịch”, thể loại “Kịch”. Kịch là thể loại xây dựng nhiều mâu thuẫn, xung đột và giải quyết những mâu thuẫn, xung đột đó. Để giúp học sinh 5