Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh Tiểu học học tốt môn Tiếng Anh

doc 16 trang sangkien 14460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh Tiểu học học tốt môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docmot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_hoc_tot_mon_tieng_anh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh Tiểu học học tốt môn Tiếng Anh

  1. MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1a. Đặt vấn đề : Tầm quan trọng của vấn đề : * Vị trí của môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học : Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của học sinh . Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình . Nhất là vùng nông thôn của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rấtt ít kiến thức về môn Tiếng Anh . Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà chung . Vì vậy, Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế . Ở Việt Nam, những năm gần đây môn Tiếng Anh cũng được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh . Môn Tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành ngôn ngữ mới . * Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học : - Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện . Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học . - Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh . - Học sinh tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán . Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức . Cơ sở lý luận: Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên những cơ sở lý luận dạy - học môn Tiếng Anh tiểu học, bộ môn ngoại ngữ trong môi trường giáo dục nói chung, quy định những nội dung thiết yếu trên các mặt : giáo dục, tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hoá và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh . Các mặt nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, để thông qua hoạt động dạy học 1
  2. bằng trò chơi tạo nên ở mỗi học sinh một kỹ năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, giao tiếp tốt thông qua các chủ điểm của từng bài học . Mối tương quan các mặt nội dung với nhau như vậy chính là đặc trưng của bộ môn Tiếng Anh mà người dạy và người học cần nhận thức được trong suốt cả quá trình chiếm lĩnh môn học . Cơ sở thực tiễn: - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi để vận dụng trong giờ dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học . - Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học . - Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm, soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài thông qua các tiết dạy . 1b. Mục đích đề tài : Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu . Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp . Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi là mới mẻ và khó khăn thì việc đưa ra trò chơi giao tiếp để vận dụng các từ Tiếng Anh đã học vào trong trò chơi, nhằm mục đích để các em không chán nản môn học quá mới mẻ, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi trong giờ học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức hơn nữa . 1c. Lịch sử đề tài : Trong xu thế hội nhập của nước ta và chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Tiếng Anh cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới . Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên dạy môn Tiếng Anh không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động . Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không có hiệu quả . Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày . Trong những năm gần đây, yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học và các cấp học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học . Chính vì vậy, môn Tiếng Anh nói chung và mônTiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng cũng cần phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm . Vì vậy, người giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi có nội dung phong phú, sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em . 2
  3. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm . Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi trong giờ học Tiếng Anh một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Tiếng Anh sẽ ngày càng nâng cao . Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh”. Đây là đề tài rất mới . 1d. Phạm vi đề tài : Sáng kiến này xuất phát từ việc học sinh chưa say mê, hứng thú trong giờ học tiếng Anh. Bởi do Tiếng Anh là một ngôn ngữ nước ngoài, không phải tiếng mẹ đẻ. Hơn thế, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho thấy học sinh thường hay có cử chỉ sợ sệt và hành động chán học Tiếng Anh . Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 2/1 và 2/2 năm học 2012 – 2013 của trường tiểu học Viên Nội. - Tài liệu sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo, tài liệu các trò chơi, băng đài, tranh, ảnh , con rối , đĩa CD, đài, máy chiếu, máy tính 3
  4. II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM : 2a. Thực trạng đề tài : Đây là kết quả trước khi tôi áp dụng sáng kiến này : Lớp Tổng Giỏi Khá TB Yếu Thái độ số hs S % S % S % S % thích không lưỡng L L L L thích lự HAI/ 28 7 25 7 25 10 35.7 4 14.3 10 5 13 1 học 35.7 17.9% 46.4 sinh % % HAI/ 29 8 27.6 6 20.7 11 37.9 4 13.8 11 6 12 2 học 37.9 20.7% 41.4 sinh % % 2b. Nội dung cần giải quyết Trước khi đưa các trò chơi vào trong chương trình dạy thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh làm căn cứ đối chứng. Sau khi học xong bài 1 “ Let’s Talk” tôi đã chọn khối lớp 2 tổng 57 học sinh cụ thể như sau : lớp 2/1 với số học sinh là 28 em và lớp 2/2 với số học sinh là 29 em để làm bài khảo sát như sau . * Khảo sát chất lượng dạy thực nghiệm : Câu 1: Check the words you here ( Chọn những từ mà bạn nghe thấy) 1.  fine  hi 2  name  later 3  thank  thanks 4  nice  my 5  goodbye  bye Câu 2: Complete the sentences ( Hoàn thành những câu sau) 1. __ ell__, John. 4. I am __ __ne. Thank you. 2. W__at’s __ __ur name? 5. S__ __ you l__ __ er. 3. H__w a__e __ou? Câu 3: Circle the odd one out ( Khoanh từ khác loại) 1. how hello what 2. nice fine is 3. are you am 4. meet see me 5. thanks goodbye bye Câu 4: Reorder the words in each sentence ( Sắp xếp các từ thành câu ) 1. How / is / old / she / ? 4
  5. - 2. She / ten / year / old / . - 3. What / name / is / your / ? - 4. My / Kate / is / name / . - 5. Goodbye / see / late / you / . - * Đồng thời sau khi làm bài khảo sát này, tôi tiến hành làm phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh : + Hỏi: Em có thích làm những bài tập như trên không? Các em hãy đánh dấu vào ô vuông  thích  không thích  lưỡng lự * Những nhận xét sau kiểm tra: Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy: Hầu hết học sinh không có hứng thú học vì đặc thù của môn học ngoài việc học ở trường ra về nhà các em không thể tự học được . Vả lại, đây là môn học mới, lần đầu tiên các em được tiếp cận và làm quen với một ngôn ngữ mới nên nó rất khó cho các em không say mê trong việc học một ngôn ngữ mới. Các em cảm thấy rất nhàm chán khi học môn này . 2c. Biện pháp giải quyết : Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi . Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi phải rõ ràng . Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi . Thông qua chơi, học sinh được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào trong tình huống của trò chơi . Do đó, học sinh được thực hành luyện tập củng cố, mở rộng kiến thức và kỹ năng đã học . Như vậy, các kỹ năng học tập của môn Tiếng Anh được đưa vào trò chơi . Có thể nói: Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh ở bậc tiểu học, nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em . Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi . Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động, khi chơi các em biểu lộ tình cảm hết sức rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại . Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình . Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình . Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng sức lực, tập chung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình . 5