Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật dạy từ vựng môn Tiếng Anh cấp THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật dạy từ vựng môn Tiếng Anh cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_thu_thuat_day_tu_vung_mon_tieng.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật dạy từ vựng môn Tiếng Anh cấp THCS
- SKKN: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ THỦ THUẬT DẠY TỪ VỰNG MÔN TIẾNG ANH CẤP THCS I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập toàn cầu thì việc sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp đóng một vai trò hết sức quan trọng, hiện nay có trên 2/3 số nước trên thế giới sử dụng tiếng Anh và xem nó như là một công cụ giao tiếp, trao đổi, giao lưu văn hóa, thương mại. Qua một thời gian thực hiện đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa bước đầu đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải cung cấp kiến thức một cách thuần túy. Với yêu cầu giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cấp THCS theo phương pháp mới (Quan điểm giao tiếp) và giúp cho các em học sinh phát triển 4 kĩ năng cơ bản Nghe – Nói – Đọc – Viết. Để thực hiện được các kĩ năng đó tôi nhận thấy cần phải tìm ra một vài biện pháp để phát huy tính tích cực học tập của học sinh giúp các em hứng thú say mê học tập bộ môn thì việc dạy từ vựng đóng vai trò rất quan trọng, vì từ vựng là những viên gạch xây nên ngôi nhà của ngôn ngữ. Làm thế nào để các em học sinh hứng thú trong giờ học tiếng anh, sử dụng từ tiếng Anh được lâu và thành thạo, đúng ngữ cảnh, phát âm đúng thì đây là một câu hỏi mà tôi luôn luôn trăn trở. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài “Một số thủ thuật dạy từ vựng môn Tiếng Anh cấp THCS.” 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm để đổi mới phương pháp dạy ngữ liệu mới , tránh sự lặp lại nhàm chán, tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh, các em có thể vừa học vừa chơi, đồng thời khắc sâu được những kiến thức mà các em vừa học, nắm vững các kiến thức, phát âm đúng và nhớ từ được lâu, sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong giao tiếp và thích thú học tiếng Anh. Giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian dạy ngữ liệu trên lớp, dành nhiều thời gian cho phần thực hành hơn. 1 Người thực hiện: Trần Thị Thu Nga
- SKKN: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là học sinh từ lớp 6 9. Nghiên cứu trong phạm vi chương trình tiếng Anh cấp THCS theo các chủ điểm của các đơn vị bài học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Vai trò của các kĩ năng dạy ngữ liệu mới trong quá trình dạy và học tiếng Anh. - Các kĩ năng giới thiệu và kiểm tra ngữ liệu . - Kết quả của việc sử dụng các kĩ năng. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình, thu thập các tài liệu tham khảo có liên quan các thủ thuật dạy từ vựng , đúc kết ra được một số kinh nghiệm dạy ngữ liệu mới, tìm hiểu những khó khăn vướng mắc trong quá trình dạy ngữ liệu mới của giáo viên và việc lĩnh hội kiến thức của học sinh để tìm ra cách khắc phục. - Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát quá trình giảng dạy của đồng nghiệp và việc học tập của học sinh trên lớp để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nâng cao chất lương dạy và học tiếng Anh ở trường THCS hiện nay. - Phương pháp thực hành giao tiếp: Cách thức tổ chức lớp học thông qua các kĩ năng thực hành Nói và Viết. - Phương pháp tổng hợp: Tìm hiểu được đặc điểm của học sinh xem các em còn thiếu những gì để đạt được mục tiêu tối ưu nhất, phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào của học sinh, chia nhỏ lớp theo trình độ, và phân bổ thời gian và thiết kế bài giảng cho hợp lý. 6. Nội dung của đề tài: Một số thủ thuật dạy từ vưng môn tiếng Anh cấp THCS II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1. Cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học theo và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh .Căn cứ vào chủ đề năm học 2013-2014 “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” , căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013-2014 của 2 Người thực hiện: Trần Thị Thu Nga
- SKKN: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhằm để đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Cơ sở lý luận: Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của việc dạy từ từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ :ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu hoặc trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch”còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi như các “mạch vữa”để xây lên thành một ngôi nhà ngôn ngữ. a. Khái niệm vai trò đề tài: Đề tài này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập, nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề của các em. Để góp phần đạt được mục tiêu này, việc sử dụng thủ thuật dạy từ vựng cho học sinh thay cho việc dạy theo lối truyền thống (giáo viên cung cấp từ và ngữ nghĩa) là rất cần thiết. b. Khái niệm vị trí đề tài: Đề tài này giúp cho giáo viên tiếp cận phương pháp thực hành giao tiếp một cách dễ dàng. từ vựng chỉ là một thành phần nhỏ trong câu, nhưng từ vựng lại là một phương tiện không thể nào thiếu được trong thực hành và giao tiếp. Muốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh đòi hỏi học sinh không những rèn luyện các kỹ năng là đủ mà điều cần thiết là học từ vựng và phải có vốn từ vựng nhất định. c. Khái niệm nhiệm vụ đề tài: Đề tài này là nghiên cứu các thủ thuật để dạy từ vựng cho học sinh ở THCS. Các thủ thuật trong đề tài này sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian khi dạy lý thuyết đồng thời sử dụng và khai thác các phương tiện đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh và giúp cho các em nhớ từ nhanh, làm cho bài giảng thêm sinh động hấp dẫn lôi cuốn đối với các em học sinh. 3. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong trương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. 3 Người thực hiện: Trần Thị Thu Nga
- SKKN: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 12-16, kinh nghiệm cuộc sống còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học này thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để gây sự quan tâm, hứng thú với học sinh. Bên cạnh đó việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp học có khoảng 30 học sinh hoặc nhiều hơn), trình độ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau,(trừ lớp chọn ) phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp. Qua thực tế dạy học những năm qua, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy học từ vựng thường được diễn ra theo kiểu: Người dạy (giáo viên) đọc bài rồi liệt kê ra những từ, theo giáo viên chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học là từ mới (new words); sau đó người giáo viên giảng giải nghĩa, cách sử dụng từ, từ loại cho học sinh. Nó có những hạn chế cơ bản như sau: Làm cho học sinh thụ động trong việc làm giàu vốn từ cho mình, sử dụng từ trong ngữ cảnh giao tiếp bị hạn chế, không linh hoạt và thường lệ thuộc vào cấu trúc ngữ pháp. Từ đó vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng các kỹ năng dạy từ vựng, cụ thể là các kỹ năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng đối với học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt. CHƯƠNG II : Thực trạng của đề tài nghiên cứu. 1. Khái quát phạm vi, địa bàn nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu các thủ thuật dạy từ vựng bộ môn Tiếng Anh cấp THCS. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: Hiện nay việc dạy từ vựng của giáo viên vẫn còn nhiều bất cập, trong một tiết học ngoại ngữ thời gian giáo viên dành cho việc dạy từ vựng quá nhiều, không có thời gian để học sinh thực hành. Bên cạnh đó số lượng từ vựng quá nhiều, thường thì trung bình hơn 10 từ trong một tiết học, các thủ thuật dạy từ vựng còn nhàm chán chưa đa dạng phong phú, chưa thực sự hấp dẫn đối với hoc sinh, làm cho học sinh cảm thấy học tiếng Anh bị nhồi nhét kiến thức và rất chán nãn. Các em học sinh chưa thực sự nắm được cách học từ vựng chính vì thế trong suốt giờ học các em có khuynh hướng tập trung tìm nghĩa của các từ mới mà ít chú ý đến nội dung của bài học. 3. Nguyên nhân của thực trạng: Trong quá trình soạn giảng, giáo viên đầu tư chưa nhiều, chưa xác định được từ nào là từ chủ động, từ nào là từ bị động, chưa nắm được các thủ thuật dạy từ vựng, thiết kế bài giảng còn dài, một số giáo viên vẫn còn ảnh hưởng phương pháp dịch ngữ pháp (Grammar translation method), chưa chú trọng đến các kĩ năng giao tiếp Nghe- Nói-Đọc-Viết. Các em học sinh còn phụ thuộc quá nhiều váo sách tham khảo “Để học tốt Tiếng Anh 6,7,8,9”, khi đến lớp các em mang theo chỉ mỗi một việc trả lời câu hỏi của giáo viên đúng là được. Như vậy việc học tiếng Anh chỉ mang tính chất đối phó. 4 Người thực hiện: Trần Thị Thu Nga