Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp thực hiện công tác y tế trường học

doc 10 trang sangkien 05/09/2022 8620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp thực hiện công tác y tế trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_thuc_hien_cong_tac.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp thực hiện công tác y tế trường học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM BÔI TRƯỜNG TH&THCS LẬP CHIỆNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC Tên tác giả: Bùi Thị Liên Trình độ chuyên môn: Trung cấp Y Chức vụ: Nhân viên y tế Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Lập Chiệng KIM BÔI - năm học: 2016 2017
  2. CHƯƠNG I TỔNG QUAN Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất. Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì đã đạt được giúp công tác y tế trường học ngày càng phát triển 1
  3. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Vấn đề của sáng kiến Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh được tốt hơn. Qua đó giúp các em học sinh có sức khỏe để học tập tốt. * Cơ sở thực tiễn - Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường. - Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế trường học. - Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. *Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, Trường Tiểu học và THCS Lập Chiệng. 2
  4. 2.Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường. - Có phòng y tế riêng. - Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế. - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa trạm y tế xã và nhà trường. 2.2. Khó khăn - Bản thân tôi là một cán bộ y tế học đường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng y tế còn thiếu thốn. 2.3. Nội dung * Về công tác tổ chức Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học: - Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường - Phó ban: Trạm trưởng trạm y tế xã - Thường trực: Cán bộ y tế trường học - Ủy viên: Tổng phụ trách đội, giáo viên thể chất Ban sức khỏe có nhiệm vụ: - Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. - Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm. - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 3
  5. * Về cơ sở vật chất, trang thiết bị Nhà trường có phòng y tế riêng và được trang bị các thiết bị, dụng cụ, tủ thuốc y tế thiết yếu để giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường. Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe cho học sinh chính vì vậy cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. * Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh - Thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh theo kế hoạch năm học - Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo giáo dục sức khỏe vào các giờ chào cờ thứ 2 hàng tuần, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu , phòng chống các bệnh học đường: cận thị, gù vẹo cột sống, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho các em học sinh khi các em đến khám bệnh, khi các em có nhu cầu. Qua các buổi tuyên truyền giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh. - Vận đọng học sinh tham gia bảo hiểm y tế học sinh. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể các em học sinh và gia đình các em về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế.Phối hợp với công ty bảo hiểm bưu điện vận động học sinh tham gia bảo hiểm thân thể cho học sinh. * Về công tác khám sức khỏe định kỳ - Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ít nhất một lần trong một năm học, ưu tiên các học sinh đầu cấp và cuối cấp học. - Phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải quyết điều trị kịp thời. 4
  6. - Phòng y tế nhà trường có nhiệm vụ lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của học sinh và có trách nhiệm chuyển hồ sơ khi học sinh chuyển trường hay kết thúc chương trình của cấp học để đảm bảo cho việc quản lý theo dõi sức khỏe cho các em được tốt hơn. Cần có túi hồ sơ, kẹp hồ sơ và phải được bố trí sao cho thuận tiện khi sử dụng. * Về công tác nha học đường - Hướng dẫn các em học sinh khối tiểu học chải răng đúng cách, ngày 2 lần buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Vì kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp không có để mua nước súc miệng Fluor vì vậy nhà trường hướng dẫn các em cách tự pha nước muối sinh lí để súc miệng hàng ngày. Tổ chức khám răng định kỳ cho học sinh. Khám lồng ghép với đợt khám sức khỏe chung. Phát hiện và hướng dẫn gia đình cho các em điều trị kịp thời các bệnh răng miệng: sâu răng, viêm lợi. Thống kê các em học sinh mắc bệnh và có kế hoạch điều trị các trường hợp đơn giản như: nhổ răng sữa đến tuổi thay, chuyển tuyến trên điều trị những trường hợp khó: lỗ sâu đã chạm tủy, viêm tủy, - Tuyền truyền giáo dục nha khoa cho các em học sinh khối tiểu học, dạy cho học sinh cách phòng bệnh răng miệng, bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Hướng dẫn cho học sinh cách chải răng đúng phương pháp. * Về công tác phòng dịch - Thực hiện công tác phòng chống dịch, tiêm chủng theo hướng dẫn của cơ quan y tế dự phòng và Ban sức khỏe nhà trường. - Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của Trung tam y tế dự phòng, phối hợp với trạm y tế xã triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học. - Hướng dẫn các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch. * Về vệ sinh học đường 5
  7. Ban sức khỏe tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện công tác vệ sinh hàng ngày, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp. - Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của Trung tâm y tế dự phòng, phối hợp với trạm y tế xã triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học. - Hướng dẫn các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch. 3. Khả năng áp dụng - Do nắm được vai trò quan trọng về vấn đề sức khỏe của học sinh nên những việc làm trên đã được triển khai thường xuyên. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe cho thấy tình hình sức khỏe của các em ngày được nâng cao, tỷ lệ học sinh nghỉ học do bệnh tật giảm đáng kể so với đầu năm học. - Nhờ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe được tiến hành thường xuyên, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt công tác phòng dịch nên đã kiểm soát tốt không để dịch bệnh lây lan trong trường học. - Tuy còn thiếu thốn về trang thiết bị y tế nhưng vẫn đảm bảo việc sơ cấp cứu ban đầu và xử lý kịp thời các bệnh học thông thường giúp các em học sinh có được sức khỏe tốt để học tập. - Thực hiện đầy đủ, đúng lịch các chương trình tiêm chủng và tẩy giun định kỳ cho học sinh toàn trường. 4. Bài học kinh nghiệm - Đối với một cán bộ y tế trong nhà trường đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Trong các hoạt động tại trường học phải luôn tạo dựng niềm tin cho bản thân mình cũng như cho học sinh và các bậc phụ huynh. - Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học để đáp ứng tốt nhu cầu sức khỏe của các em học sinh. 6
  8. CHƯƠNG III KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT 1. Kết luận chung Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi áp dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Qua quá trình công tác bản thân đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại để phát triển công tác y tế trường học tốt hơn. Y tế trường học ngày nay đang được ngành Y tế và Giáo dục quan tâm. Bản thân tôi nhận thấy nếu mỗi cán bộ y tế học đường luôn có ý thức rèn luyện và tận tình với công việc thì chắc chắn việc tạo dựng một nền tảng sức khỏe cho các em học sinh vững bước trên con đường học tập là không khó. Có được sức khỏe tốt giúp các em học tập đạt kết quả cao để sau này trở thành người có ích cho xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước. 2. Đề xuất, kiến nghị - Để nâng cao sức khỏe cho học sinh tôi xin có một vài ý kiến đề xuất, kiến nghị như sau: - Y tế trường học cần được sự quan tâm chỉ đạo hơn nữa của nhà trường và lãnh đạo cấp trên, đặc biệt là sự chỉ đạo thường xuyên của Ban sức khỏe trường học để giúp cho hoạt động y tế trường học phát triển đi lên. - Có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm và phòng y tế nhà trường để giúp công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh được thuận lợi hơn. - Tổ chức các buổi họp Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học để rút kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót và đề ra các phương pháp thực hiện cụ thể. 7