Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn Sinh học 7
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_su_dung_do_dung_day.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn Sinh học 7
- 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN THỨC MÔN SINH HỌC 7” A. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Tên sáng kiến: “Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn sinh học 7” - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục I. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1. Tầm quan trọng của sáng kiến: Môn sinh học lớp 7 là môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về thế giới động vật, sách giáo khoa đã được in nhiều màu với nhiều hình ảnh về hình dạng, cấu tạo, của các đại diện trong giới động vật. Tuy nhiên đó chỉ là những hình ảnh chỉ thuận lợi trong việc tìm hiểu kiến thức về mặt cấu tạo giải phẫu, điều này đôi khi làm cho học sinh bị giới hạn và thụ động bởi những hình ảnh mang tính chất đại diện, điển hình mà mỗi cá nhân học sinh cũng chưa tự mình khai thác hết được nội dung bài học cũng như các hình ảnh liên quan. Để hạn chế được nhược điểm này cũng như tăng thêm hiệu quả và hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức cho học sinh trong các tiết học Sinh học 7, tôi đã sưu tầm, tìm kiếm và áp dụng một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học để đưa vào giảng dạy. Việc sử dụng các đồ dùng dạy học vào giảng dạy bộ môn sinh học lớp 7 có thể được áp dụng vào phần lớn các tiết học trong chương trình. Song tôi thấy có hiệu quả nhất là trong các tiết học nghiên cứu về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của đại diện các dạng động vật, các tiết thực hành cần phải có sự hoạt động nhịp nhàng và tích cực, khoa học, đúng kĩ thuật khi sử dụng đồ dùng của các thành viên trong nhóm.
- 2 2. Tóm tắt thực trạng khi áp dụng sáng kiến tại đơn vị: 2.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát về công tác chuyên môn của phòng giáo dục. - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối khang trang, đảm bảo nên việc áp dụng và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm được thuận lợi hơn. - Được ban giám hiệu nhà trường, bộ phận chuyên môn quan tâm nhiều trong công tác soạn giảng và áp dụng sáng kiến vào trong quá trình giảng dạy. - Trong quá trình giảng dạy tại trường, kết hợp với việc học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiêm với các đồng nghiệp cũng giúp tôi hoàn thiện hơn trong việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2.2. Khó khăn: - Nhà trường chưa có mạng internet nên việc tìm kiếm thông tin của thầy và trò còn gặp nhiều khó khăn. - Một số trang thiết bị của nhà trường đã hư hỏng, thiếu, nên chưa đáp ứng hết được nhu cầu sử dụng đồ dùng dạy học của thầy và trò. - Tất cả các em học sinh là con em dân tộc thiểu số, ý thức học tập của đa số các em chưa cao, gia đình chưa quan tâm đến việc học của con em mình, một số em thiếu động cơ học tập. 3. Lý do chọn đề tài: 3.1. Lý do khách quan. - Ngày nay, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đang trở nên phổ biến trên cả nước. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần túy là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người học biết càng nhiều, càng sâu. Dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt các yêu cầu đối với các thành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc
- 3 biệt lưu tâm đến phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học để phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. - Được sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền, hiện nay trường PTDTBT THCS Trà Cang cũng đã được trang bị đầy đủ tivi ở các lớp học thuận lợi cho việc trình chiếu cũng như giảng dạy và học tập của thầy và trò trong trường, đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ như bảng phụ, phòng thực hành, các dụng cụ thiết yếu. 3.2. Lí do chủ quan. - Bản thân tôi nhận thấy đây là một đề tài mang lại nhiều hiệu quả giúp học sinh có thể tiếp cận gần hơn với các kiến thức về động vật trong chương trình Sinh học 7 mà các em không thể quan sát trực tiếp được nhưng các em có thể cùng nhau trực tiếp sử dụng đồ dùng dạy học để tìm ra các kiến thức lạ và khó đối với từng cá nhân. Mặt khác, việc sử dụng các phương pháp về sử dụng đồ dùng dạy học giúp rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng hứng thú và lòng say mê học tập cho học sinh đó là lí do khiến tôi chon đề tài này. 4. Các giải pháp thực hiện, cách thức thực hiện trong sáng kiến: Xuất phát từ thực tế trong quá trình giảng dạy chương trình sinh học 7 việc sử dụng các đồ dùng dạy học thì một số ít học sinh còn khá xa lạ đặc biệt đối với các em học còn yếu. Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu, của từng bài, từng nội dung và phương pháp cụ thể tôi thường sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp. Một kinh nghiệm cho thấy để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua sử dụng đồ dùng dạy học, học sinh phải được tiếp cận, được sử dụng qua đó được trình bày, chia sẻ các kiến thức mà mình đã lĩnh hội được. Vì vậy trước khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài học, hoạt động học nào thì giáo viên cần xác định phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp giúp học sinh có hướng nghiên cứu đúng và sát với mục tiêu, yêu cầu của bài học.
- 4 Đối với những nội dung thông tin SGK dài, các hình ảnh chỉ mang tính chất mô tả một số đại diện cụ thể, giáo viên cần vận dụng tốt phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học nhà trường hiện có và các đồ dùng bổ trợ do bản thân tìm tòi, làm được để sử dụng một cách khoa học giúp học sinh hình thành và nhận thức được kiến thức một cách đầy đủ, chính xác và khoa học nhất vì môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, nên đồ dùng dạy học là những hình tượng, dụng cụ, mẫu vật, mà học sinh có thể nhìn thấy, sờ, tương tác được, nó rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Đồ dùng dạy học có thể sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong tiết học, chủ yếu phải trình bày hợp lí nội dung muốn truyền đạt cho học sinh và đòi hỏi sự thu hút được đối tượng cần truyền đạt. Vì vậy đồ dùng dạy học được thể hiện như sau: 4.1. Sử dụng mẫu vật sống: Loại đồ vật này có giá trị sư phạm cao nhất, nó đảm bảo hình dạng, kích thước, màu sắc tự nhiên, phản ánh một cách rõ ràng nhất về đối tượng cần nghiên cứu. Trong thực tế không phải bao giờ cũng có mẫu vật tươi sống nên trong trường hợp này ta có thể bằng mẫu vật thật sống, tươi bằng các mẫu vật ngâm, ép, Tuy nhiên mẫu vật này không có giá trị bằng mẫu vật tươi sống, không giữ được màu sắc tự nhiên, song đó vẫn là mẫu vật thật thể hiện chính xác, đầy đủ về chủ thể đang tìm hiểu. Ví dụ: Khi dạy về bài giun đất, khi có mẫu vật sống thì ta thấy ảnh hưởng rất lớn của đồ dùng đối với việc tiếp thu bài của học sinh như: các em mô tả được cấu tạo ngoài của giun đất như cơ thể dài, học sinh quan sát được cơ thể giun phân đốt, đai sinh dục, lỗ cái, các vòng tơ, các em xác đinh được các phần đầu, đuôi, mặt lưng và mặt bụng của giun, ; các e cũng biết được cách di chuyển của giun đấtvà vai trò của nó đối với đất trồng.
- 5 Mẫu vật giun đất sống Sản phẩm mổ giun đất của học sinh 4.2. Sử dụng mô hình: Mô hình được dùng để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi không có sẵn hoặc nhỏ quá hay lớn quá khó mang lên lớp để quan sát, tìm hiểu. Mô hình có tác dụng phản ánh được cấu tạo, khái quát và hình dung được rõ ràng các cấu trúc không gian so với kích thước của mẫu vật thật. Ngoài ra các mẫu vật có thể giúp học sinh liên tưởng và hình dung được với các nội dung bài học vào trong thực tế đối với các đối tượng mà trong quá trình dạy không thể mang lên lớp. Ví dụ: mô hình cá chép, ếch đồng, thằn lằn bóng, chim bồ câu, thỏ, Tuy nhiên khi dạy bài ếch đồng thì da của ếch đồng ẩm ướt, có chất nhầy, Hay khi dạy bài cá chép thì bên ngoài cơ thể cá có vảy bao bọc, có chất nhầy, thì các mô hình lại không có các đặc điểm này nên nó hoàn toàn chưa phản ánh đầy đủ. Nhưng lợi ích nó mang lại cũng không hề nhỏ là học sinh có thể tư duy, hình dung được các đối tượng đó trong thực tế - Mô hình hiện có: Mô hình cấu tạo của chim bồ câu:
- 6 4.3. Sử dụng mẫu vật tự nhiên: Đối với mẫu vật quá nhỏ, có kích thước hiển vi thì trong quá trình giảng dạy giáo viên tổ chức cho học sinh xem trên kính hiển vi độ phóng đại phù hợp hoặc có thể dùng máy chiếu tạo điều kiện cho cả lớp cùng quan sát qua đó học sinh có thể nhận xét được hình dạng, cấu tạo, Ví dụ: khi dạy chương động vật nguyên sinh giáo viên chuẩn bị kính hiển vi tổ chức cho học sinh quan sát trùng roi, trùng giày, trùng biến hình mà học sinh hoặc giáo viên chuẩn bị dưới kính hiển vi để học sinh có thể tự vẽ, miêu tả, trình bày được hình dạng của mẫu vật sau khi được quan sát. Hoặc có thể dùng máy tính chiếu các động vật nguyên sinh đó lên tivi để cả lớp cúng quan sát và tìm hiểu, qua đó rút ra được yêu cầu cần đạt của bài học giúp học sinh có nhìn nhận vấn đề một cách gần gũi, thực tế và dễ hiểu nhất. Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh 4.4. Sử dụng phim chiếu, hình ảnh, tranh vẽ: Khi không có mẫu vật hay mô hình hoặc mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết thì lúc này video, hình vẽ hay tranh vẽ tạo ra nhiều ưu thế hơn. Tranh có thể phân tích, cho phép đi sâu các chi tiết cần thiết, đa dạng và màu sắc sinh động giúp học sinh có thể hiểu đầy đủ hơn về cấu tạo của đối tượng đang được nghiên cứu, tìm hiểu. Mặt khác nó có thể thay thế các mẫu vật không tìm kiếm được hoặc mô hình nhà trường không có, các hình ảnh, tranh vẽ, phim chiếu rất đa dạng, phong phú sẽ giúp học sinh có hứng thú quan sát, nghiên cứu để tìm tòi để rút ra kiến thức.
- 7 Ví dụ: Đối với một số bài cấu tạo trong của động vật như bài thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ, Những hệ cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, não, mẫu vật và mô hình không thể hiện hết các đặc điểm muốn học sinh hiểu hết và có thể mô tả hay vẽ lại được các hệ cơ quan thì giáo viên cần sử dụng đến video, tranh, hình ảnh để cho học sinh quan sát, tìm hiểu và khắc sâu kiến thức. - Một số phim chiếu, hình ảnh tranh vẽ: 4.5 Sử dụng sơ đồ: Sơ đồ giúp học sinh có cái nhìn khái quát, tư duy trừu tượng phát triển, nó được dùng khi trình bày các mối quan hệ giữa các cơ quan, hệ cơ quan, mối liên hệ trong sinh học. Mặt khác sơ đồ cũng giúp học sinh củng cố lại kiến thức chung