Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy văn ở trường THPT

doc 7 trang sangkien 05/09/2022 6840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy văn ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_van_o_truong_th.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy văn ở trường THPT

  1. A- Phần mở đầu: I/- Lý do chọn đề tài: - Môn văn học là một môn khó trong nhà trường phổ thông đặc biệt với xu hướng hiện nay. Các em học sinh muốn tiếp thu những gì là hiện đại, những tri thức của khoa học tự nhiên và công nghệ thông tin. Vì vậy để cho học sinh không chán học môn giảng văn trong nhà trường và rèn luyện cho các em có lòng say mê yêu văn học của dân tộc là một điều kiện vô cùng quan trọng. - Văn chương cổ là một bộ phận quan trọng của văn học nhà nước, nó chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình văn học phổ thông và nó mở đầu viết cho một nền văn học viết của dân tộc. - Văn chương cổ là loại văn có nhiều từ gốc Hán, nhiều từ ngữ cổ, nhiều điển tích, điển cố và nó tính niêm luật chặt chẽ. Vì vậy mà nó rất khó hiểu, học sinh đã không thích học môn văn lại học văn cổ lại khó hiểu thì sẽ dễ gây chán cho học sinh. Và cứ đến giờ văn là các em sợ, đặc biệt là đối với học sinh của trường TTGDTX lại có nhận thức và học thức thấp. Rồi số tiết lại bị cắt giảm. Như vậy: Bài khó, thời gian ít, đối tượng học sinh nhận thức - hiểu biết lại chậm. Vậy ta phải giảng dạy văn chương cổ như thế nào để làm học sinh không ngại học mà yêu thích văn chương hơn. - Khi học sinh thích học văn chương cổ các em sẽ có hứng thú tìm đọc và suy nghĩ. Mà tìm đọc văn chương cổ các em sẽ hiểu được nền văn hoá của dân tộc, hiểu được sự hình thành của chữ viết của dân tộc, hiểu được văn học nó không phải chỉ là một tác phẩm nghệ thuật ngôn ngữ mà nó còn có tính giáo dục thế hệ trẻ chúng ta. Có nhiều yếu tố khiến học sinh chán học môn văn chính vì những điều trên mà tôi có suy nghĩ nhiều về vấn đề giảng văn học cổ như thế nào để học sinh hiểu, thích và yêu môn văn hơn. II/- Mục đích của đề tài: - Qua một số suy nghĩ của tôi, chúng ta thấy được vai trò và tầm quan trọng khi giảng văn chương cổ. 1
  2. - Giúp cho học sinh biết cách học và đọc tác phẩm văn học cổ, tìm hiểu được những hình ảnh, những từ ngữ để hiểu đúng về nội dung. III/- Nhiệm vụ của đề tài: - Chỉ ra cách thức và phương pháp theo tinh thần đổi mới để học sinh tiếp thu kiến thức. - Giúp học sinh hiểu văn chương cổ là gì? Hiểu văn chương cổ sẽ giúp em rút ra được điều gì cho bản thân trong cuộc sống. - Lấy một vài ví sụ cụ thể để áp dụng vào dạy văn chương cổ trong chương trình phổ thông. IV/- Đối với phạm vi nghiên cứu: 1- Đối tượng: - Phương pháp dạy môn văn trong trường THPT. - Giảng văn chương cổ ở một tác phẩm cụ thể trong giờ chính khoá và ngoại khoá. 2- Phạm vi nghiên cứu: - Những tác phẩm văn chương cổ bậc THPT - Đối tượng là học sinh trường TTGDTX- DN Tĩnh Gia. - Tình hình học văn hiện nay - nguyên nhân và giải pháp. V/- Phương pháp nghiên cứu: Đọc tham khảo, tìm hiểu nghiên cứu kỹ năng tài liệu có liên quan. Kết hợp giữa phương pháp cũ và mới. 2
  3. B- Nội dung đề tài: I/- Phương pháp giảng dạy: 1- Đối với từ cổ, điển tích, điển cố: Với những từ cổ, điển tích, điển cố trong văn chương cổ thì trước hết giáo viên cần hiểu cặn kẽ, đến nơi, đến chốn. Không phải hiểu để giáo viên giảng cho học sinh tất cả, mà ta chỉ cần giảng một ít. Nhưng bản thân giáo viên cần phải nắm được tất cả. Bởi ta có hiểu được tất cả các từ mới biết khai thác vận dụng nghĩa nào phù hợp với bài văn cần giảng cho học sinh. Mà khi giáo viên không hiểu, hoặc chỉ hiểu lơ mơ, thì không nên giảng. Bởi nếu giáo viên giảng từ cổ mà giảng một cách lơ mơ, trìu tượng thì học sinh chỉ hiểu một cách mơ hồ, có khi lại còn hiểu sai vấn đề. Ví dụ: Trong tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo có đoạn như sau: "Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mặt đầm đìa. Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa, cũng nhịn xin làm" Đây là đoạn văn mà tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc tấm lòng yêu nước, căm thù giặc, lo lắng về việc cứu nước của Trần Hưng Đạo. Với đoạn trích trên nó có tác dụng khích lệ lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của tướng sĩ lúc ấy và hiện nay nó vẫn có tác dụng to lớn giáo dục cho học sinh lòng yêu nước. Như vậy nếu ta giảng cho học sinh hiểu đúng thì nó có tác dụng rất lớn. Nhưng khi giảng đoạn văn trên, theo tôi không nên giảng chung chung cả đoạn mà cũng không thể đi giảng từng từ một. Vì: Giảng một cách chung chung học sinh sẽ không hiểu thấu đáo, mà giảng từng từ một thì sẽ không có thời gian và cũng không khắc sâu được nội dung cần truyền đạt. Vì vậy ta nên chọn từ ngữ và hình ảnh để giảng. 3
  4. Theo suy nghĩ của tôi đoạn văn trên từ mà chúng ta nên giảng là cụm từ "nửa đêm vỗ gối" và tôi sẽ chọn cụm từ đó để giảng. Tại sao tôi lại chọn cụm từ này. Vì khi đọc một tài liệu tôi đã bắt gặp có giáo viên đã chọn từ gối giảng và giảng nghĩa như sau: + Từ "gối" có nghĩa là đầu gối theo tôi là sai vì: Trần Hưng Đạo không dùng từ gối để chỉ nghĩa này. + Có giáo viên khác cũng chọn giảng từ "gối" và giảng nghĩa cho học sinh: "gối" có nghĩa là gối kê đầu, gối gối đầu giảng như thế cũng không đúng. Như vậy việc giải nghĩa từ sai sẽ dẫn đến hiểu không hết được từ tưởng của tác giả trong tác phẩm. ở đây "gối" là cái gối xếp, có nhiều tầng, bọc bằng vải điều, mà trong xã hội ngày xưa, những người giàu sang và quan lại hay dùng. Cái gối đó để cho người ngồi bắt tréo chân trên sập gụ kê tay và tựa lưng vào Nếu giải thích đúng như vậy thì học sinh sẽ hiểu ngay được Trần Hưng Đạo ngồi thức suốt đêm tựa gối lo lắng, căm giận của ông đối với quân thù âm mưu xâm lược và thôn tính nước ta. Biết được điều đó sẽ khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của các em học sinh. 2- Đối với những tác phẩm qua bản dịch: Trong điều kiện có thẩ thì giáo viên cần trở lại với nguyên bản. Cỗ nào dịch chưa sát, chưa đúng thì phải chỉnh lại để giảng cho thoả đáng, để giảng cho học sinh hiểu một cách cụ thể và sâu sắc nhất. Nhưng cũng có thể không cần quay lại với nguyên bản. Khi ta phân tích từ ngữ văn chương cổ theo phương pháp có tính chất phương pháp luận thì giáo viên lại không nên và không cần thiết phải trả lại từ nguyên trong tiếng Hán. Ví dụ: Trong tác phẩm: "Cáo Bình Ngô" của Nguyễn Trãi có viết: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" 4
  5. Thì giảng ta chọn từ "Nhân nghĩa" và nhân nghĩa là lòng yêu nước thương dân là ý chí, là quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược để cứu nước, cứu dân. Qua những điều ở trên tôi có suy nghĩ là: Dạy văn chương phải khơi được lòng nghệ sĩ của học sinh tức là lòng yêu văn chương. Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải biết cách chọn từ để giảng. II/- Nội dung cụ thể: Tôi đã đi vào phân tích một tác phẩm văn chương cổ trong chương trình lớp 11. Với thời gian là 2 tiết mà phải giảng một bài văn tế dài thì ta nên giảng những gì. Tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc" của Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài công việc tìm hiểu về tác giả, thể loại, bố cục bài văn tế, khi đi vào tác phẩm cụ thể ta cần phân tích những điều sau: 1- Phân tích ngôn ngữ miêu tả, khắc hoạ hình ảnh người đã khuất: Từ ngữ, hình ảnh cần phân tích là: "Nhờ linh xưa: Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó" ở đây tác giả xếp đặt từ là "côi cút làm ăn" chứ không phải là làm ăn côi cút. Tác giả đã đảo từ làm cho tích chất côi cút được khắc hoạ đậm nét. + Côi cút: Là không có người để nương tựa nó gợi đến ngữ cảnh: em bé mồ côi, thân bó mồ côi, mồ cút "côi cút" gợi tấm lòng thương cảm sâu sắc và "biết bao tình thương trong 2 tiếng côi cút" này. + "Toan lo nghèo khó" chứ không phải nghèo khó lo toan. Tác giả đã dùng nghệ thuật: đảo ngữ để nhấn mạnh cái lo toan, khắc sâu, tô đậm cái lo toan suốt đời của người nông dân. Nhưng đây không phải lo toan mà là "toan lo" cũng lại "đảo từ" nó nhấn mạnh khía cạnh toan. Nó là lo toan nhưng còn dũng cảm, thông minh chịu đựng, tính toán vượt lên cái khó, cái nghèo. Chỉ trong 8 tiếng: "Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó" thế mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ khái quát được hình ảnh người nông dân Mộ Nghĩa: 5
  6. Làm ăn vất vả cô đơn không được ai giúp đỡ, chịu thương, chịu khó, lo liệu, xoai xở vựơt qua cái nghèo, cái khó, ở đây có cả cái đức chịu đựng, cần cù, thông minh, dũng cảm Qua việc tìm hiểu hình ảnh miêu tả trong một bài văn tế dài ta chỉ cần phân tích 8 từ nhưng đã làm cho học sinh hiểu được hình ảnh người nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là người nông dân đích thực và họ có những phẩm chất đáng quý để làm nên sự thành công của cách mạng. điều này sẽ giáo dục cho học sinh những bản tính tốt đẹp của con người đó là: Cần cù, siêng năng, dũng cảm, chịu thương, chịu khó, 2- Phân tích ngôn ngữ trữ tình: "Ôi ! Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ" Câu văn bộc lộ lòng cảm phục của tác giả đối với các linh hồn dân mộ nghĩa. Từ "Ôi" là từ cảm thán, khóc than, nhưng cũng là từ biểu hiện tấm lòng cảm phục. Hai hình ảnh đối chọi nhau "Một trận khói tan ngàn năm tiết rỡ" nói lên một sự thật: Dấu tích cấc trận đánh sẽ mất đi (Một trận khói tan) nhưng cái còn lại vĩnh viễn, bất diệt là lòng yêu nước, là tinh thần dũng cảm của người nghĩa sĩ (ngàn năm tiết rỡ). Qua mấy từ ngữ và hình ảnh "Ngàn năm tiết rỡ" - Rực rỡ vĩnh viễn như vừng dương đó - Ta thấy tấm lòng cảm phục khôn cùng của Nguyễn Đình Chiểu đối với người nghĩa sĩ đã hy sinh. Như vậy chỉ cần tìm một vài hình ảnh và giảng cho học sinh một cách cặn kẽ thì học sinh đã thấy được hình tượng người nông đan trong văn chương cổ đẹp như thế nào và tấm lòng của tác giả đối với những nông dân bị áp bức bọc lột, bị nô lệ lầm than. 6
  7. C- Tự nhận xét rút kinh nghiệm: Đây là thử nghiệm của tôi được rút ra trong quá trình giảng dạy bằng phương pháp này đã thu được một số kết quả khả quan như sau: Học sinh sẽ không tháy nhàm chán khi học văn mà thấy yêu thích văn chương cổ hơn và học được nhiều điều tốt trong những tác phẩm đó. Đó là giáo dục một tư tưởng lành mạnh và yêu nền văen hoá dân tộc hơn. D- Kết luận: Vấn đề văn học là cần thiết cho mỗi học sinh chúng ta khi mà đang trong trong thời kỳ đổi mới phương pháp dạy học. Chủ yếu là để học sinh đọc - hiểu, tự tìm hiểu phát hiện nội dung, chi tiết thì rất là khó bởi với học sinh TTGDTX - DN lại càng khó hơn, vì vậy tôi luôn trăn trở về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do và mục đích trên tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp về dạy học văn chương cổ trong nhà trường phổ thông để cùng suy ngẫm. Chắc chắn trong đề tài này không tránh khỏi những sai sót, vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để những suy nghĩ của tôi thêm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tĩnh Gia, ngày 10 tháng 3 năm 2007 Người thực hiện Nguyễn Thị Lan 7