Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_va_hoc_tu_vung.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh
- Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh PHỤ LỤC 1. Lí do chọn đề tài Trang 2 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu Trang 2 3. Mục đích nghiên cứu Trang 2 4. Phạm vi áp dụng Trang 3 5. Cơ sở lí luận Trang 4 6. Cơ sở thực tiễn Trang 4 7. Thực trạng Trang 5 BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT I. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN 1. Lựa chọn từ để dạy Trang 7 2. Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới Trang 8 3. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới Trang 10 4. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới Trang 11 II. ĐỐI VỚI HỌC SINH: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ MỚI 1. Rèn từ Trang 17 2. Thường xuyên xem lại từ đã học Trang 17 3. Học từ mới phải học kèm phiên âm Trang 17 4. Trò chơi nối đuôi Trang 17 5. Viết nhật ký với từ mới hằng ngày Trang 18 KẾT LUẬN Trang 19 TƯ LIỆU THAM KHẢO Trang 20 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Giáo viên thực hiện : Nguyễn Quang Khải Trang 1
- Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh Tên đề tài: Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh 1. Lý do chọn đề tài : - Để học Tiếng Anh và sử dụng nó một cách lưu loát đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ, cho nên việc học từ vựng là một kỹ năng tất yếu không thể không kể đến trong việc học tiếng Anh. - Đối với học sinh miền núi và nông thôn, việc nắm vững từ tiếng Việt còn hạn chế do đó khi học tiếng anh các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuộc và hiểu nghĩa của từ đó trong mối tương quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt. - Một khi người học chưa hiểu được tầm quan trọng của từ vựng nên chỉ học qua loa rồi không sử dụng được nó, hoặc chỉ chú trọng đến ngữ pháp Tiếng Anh mà ít dành thời gian cho việc học từ mới thì việc học tiếng anh càng trở nên khó khăn vất vả. Ngoài ra cứ mỗi tiết học từ mới lại xuất hiện, khi học sinh chưa nắm vững từ đã học thì lại có từ mới thế nên học sinh có tâm lý sợ học từ vựng. Với vài năm đứng lớp tôi đã chứng kiến nhiều lần học sinh không thuộc từ vựng , viết sai từ, không hiểu được một câu tiếng Anh đơn giản nên đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài “Một số phương pháp dạy từ và học từ vựng môn tiếng Anh”. 2/. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu : - Học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Phương pháp nghiên cứu: kiểm tra , đối chiếu , nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp . 3/. Mục Đích của Đề tài a) Đề tài đưa ra giải pháp mới : Đề tài này nhằm giúp cho học sinh làm quen với một vài phương pháp học từ vựng tiếng anh một cách có hiệu quả, bên cạnh đó đề tài này cũng là một tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp. Đề tài cũng tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây: Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Giáo viên thực hiện : Nguyễn Quang Khải Trang 2
- Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh - GV Có nên dạy tất cả những từ mới không ? dạy bao nhiêu từ trong một tiết học ? - Dùng các phương pháp dạy và học từ vựng áp dụng vào một tiết học hoặc các hoạt động bổ trợ khác như Warm Up, Ngoại khoá, . - Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới . b) Hiệu quả cần đạt: - Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc, vận dụng từ vựng vào cấu trúc để hoàn thiện chức năng giao tiếp . - Thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ đã có. - Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thông qua các mẫu câu và qua những bài tập thực hành. - Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. - Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học. - Vốn từ vựng của các em tăng lên . - Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng viết những câu đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn. 4. Phạm vi áp dụng : - Có thể áp dụng cho các học sinh THPT khối lớp 10, 11 và 12 để nâng cao hiệu quả học từ vựng. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Giáo viên thực hiện : Nguyễn Quang Khải Trang 3
- Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh NỘI DUNG 1. Cơ Sở Lý Luận : Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Do đó để đạt được thành công đòi hỏi sự nổ lực tự vươn lên từ phía người học là rất lớn, phải thực sự đam mê môn học mình đang học hoặc thấy được niềm vui, sự thú vị từ đó sẽ kích thích lòng ham học, sự sáng tạo và khả năng tự học của mình. 2. Cơ Sở Thực Tiễn: - Từ vựng là đơn vị cơ bản cấu tạo thành câu để sử dụng trong giao tiếp. Trong Tiếng anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng. Do vậy, việc nắm vững số từ đã học để vận dụng là việc làm rất quan trọng. - Nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không hiểu được mối tương quan giữa hai nền ngôn ngữ bởi vì tiếng anh chỉ là ngôn ngữ thứ hai. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Giáo viên thực hiện : Nguyễn Quang Khải Trang 4
- Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh Không nhớ được từ vựng dẫn đến các em không phát âm được, đọc không hiểu và viết cũng không xong, cho dù các em có nắm vững mẫu câu. 3. Thực Trạng: - Về phía giáo viên, theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh 10 mỗi tuần 03 tiết (chưa kể tự chọn ), hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Nhưng muốn dạy tốt từ vựng để các em thuộc từ và để tiết học sinh động hơn, Giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học. - Về sự phân bố tiết trong tuần, có khi một buổi các em phải học hai tiết tiếng Anh liên tiếp, phải tải một số lượng từ rất nhiều. Điều này chắc chắn sẽ gây tâm lý quá tải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học sau. - Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học lơ là, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều dẫn đến không nhớ được mặt chữ, học đâu quên đó và kết quả là hình thành tâm lý chán học tiếng Anh. - Bên cạnh đó cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà. Bởi vì vậy là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh. - Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh thường ghi lại cách đọc từ tiếng Anh bằng cách phiên âm sang tiếng Việt ( ví dụ từ “stress” thay vì các em học phiên âm là [ stres ] thì các em lại viết “ xì – trét” dẫn đến phát âm sai) hoặc đôi khi các em học từ mới chỉ mang tính chất học vẹt chứ không áp dụng vào trong ngữ cảnh hoặc không xem xét đến cách dùng của từ đó trong câu, điều này làm cho các em khó áp dụng từ vựng khi viết câu. Đôi lúc các em dễ lẫn lộn giữa từ này với từ khác do có nhiều Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Giáo viên thực hiện : Nguyễn Quang Khải Trang 5
- Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh từ phái sinh từ một từ gốc. Ví dụ: từ photograph có các trưòng nghĩa là photographer, photogenic, photographic, photography. Hay từ electric có các trường nghĩa là: electronic, electricity, electrician Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên. Cho nên giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của học sinh. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Giáo viên thực hiện : Nguyễn Quang Khải Trang 6
- Sáng kiến kinh nghiệm – Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT I. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN 1. Lựa chọn từ để dạy cho học sinh: Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao tiếp với các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ phong phú. Ở môi trường phổ thông hiện nay, khi nói đến ngoại ngữ là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng là ngữ pháp luôn có mối quan hệ khăng khích với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề: - Từ chủ động (active vocabulary) là nhóm tự tích cực - Từ bị động (passive vocabulary) là nhóm từ thường không ảnh hưởng đến kỹ năng đọc hiểu của học sinh. Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn. Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động. - Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: + Form ( hình thức). + Meaning (ý nghĩa). + Use (cách dùng). Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Giáo viên thực hiện : Nguyễn Quang Khải Trang 7