Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy Triết học Lớp 10 ở trường THPT

doc 8 trang sangkien 6420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy Triết học Lớp 10 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_day_tri.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy Triết học Lớp 10 ở trường THPT

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy triết học Lớp 10 ở trường thpt A- đặt vấn đề: I. Lời mở đầu: Sự nghiệp đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệm hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và học tập ở tất cả các bậc đào tạo, trong đó giáo dục phổ thông giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, đồng thời với quá trình đổi mới chương trình thay sách giáo khoa ở trung học phổ thông (THPT), phải thường xuyên bồi dưỡng tiềm lực giáo viên cả về nội dung và phương pháp giảng dạy đối với tất cả các môn học. Hiện nay, đội ngũ giáo viên dạt giáo dục công dân ở trường THPT còn nhiều bất cập về số lượng và chất lượng, trong khi đó nội dung chương trình môn giáo dục công dân lại bao hàm kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Triết học, kinh tế, chính trị xã hội, đạo đức, pháp luật Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông chúng ta là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó sẽ là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hoà trêb tất cả các mặt: Đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, lao động, những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, sẽ nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng tươi đẹp và hạnh phúc. Điều này nói lên vị trí quan trọng của môn GDCD ở trường THPT. Cùng với các môn khoa học khác nó góp phần đào tạo những người lao động mới vừa có trí thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, vừa có trách nhiệm đối với gia đình và bản thân mình. Bởi vậy nhiệm vụ của môn GDCD trong trường THPT là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là phần GDCD lớp 10, phần triết học, nó mang kiến thức trìu tượng hoá, khái quát hoá cao, thông qua môn học nó 1
  2. giúp cho người học hình thành phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển lịch sử của xã hội loài người. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Thực trạng của vấn đề này là: Hiện nay phần nhiều học sinh xem thường, không chú ý đến môn học này, mặt khác xem đây là môn học phụ, không thi tốt nghiệp cũng chẳng thi đại học, cao đẳng hay một trường trung học chuyên nghiệp nào. Nhưng phần nhiều từ trước đến nay các giáo viên dạy môn GDCD chưa được đào tạo chuyên ngành, lấy giáo viên dạy các môn xã hội khác sang dạy GDCD. Vì thế với môn học khó này học sinh đã tiếp thu nay lại càng khó hơn. Và nhiều người dạy môn học này quá nghiêm khắc, máy móc cho nên gây ức chế cho học sinh, có người lại noi nặng về mặt lý luận, ít áp dụng thực tiễn vào trong bài giảng. Trong trường hợp như vậy buộc lòng cả giáo viên và học sinh phải tích cực hơn nữa trong công tác giảng dạy cũng như trong học tập. Và hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đang đặt ra vấn đề cấp bách, khơi nguồn cảm xúc và tạo trí tò mò cho học sinh. Bởi vậy phải chuyển vai trò chủ động sang học sinh, giáo viên chỉ là người gợi mở hướng dẫn các em. Giúp cho học sinh biết vận sụng những kiến thức tổng hợp, kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của triết học cũng như các vấn đề trong đời sống xã hội. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Từ thực trạng trên, để công việc giảng dạy đạt kết quả tốt hơn nữa, tôi rất mong được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành giáo dục hiện nay. Tuy nhiên cần phải đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên ngành GDCD, đào tạo chính quy, có như vậy đây là một lực lượng làm thay đổi về tư tưởng, cách nghĩ, cách học của đại bộ phận học sinh trong tất cả các trường THPT. Có được như vậy thì việc dạy và học mới có kết quả tốt hơn. Nội dung chương trình, sách giáo khoa môn họcchưa ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu của sự phát triển xã hội và của con người, chưa hoàn toàn phù hợp với trình độ nhận thức của người học, với xu thế chung của đất nước ra. Trong những năm gần đây, từ khi xác định GDCD là 2
  3. một bộ phận môn khoa học xã hội, đã xuất bản sách giáo khoa GDCD lớp 10. nhưng lớp 11 và 12 vẫn là tài liệu GDCD. Hơn nữa, do nội dung giảng dạy môn học chưa ổn định thật sự, có nhiều tri thức rất khó đối với học sinh. Vì thế có những bài, nhiều khái niệm giáo viên cũng cưa đủ khả năng giảng dạy thích hợp thì việc học sinh tiếp thu tri thức của môn học này là rất khó khăn. Trong quá trình nhận thức của con người diễn ra nhờ hoạt động vật chất của bộ não, bao giờ cũng phải phù hợp với những quy luật tâm sinh lý của con người. Vì thế với tri thức trừu tượng của môn GDCD nếu đòi hỏi một cường độ học tập quá cao, vượt quá ngượng lĩnh hội tri thức củahọc sinh sẽ làm cho học sinh không thể vượt qua được khó khăn trong học tập.Vì vậy trong giảng dạy cần phải nắm vững đối tượng học sinh. Đối với học sinh kém cần kiên trì giúp đỡ họ để từng bước nâng cao trình độ nhận thức của họ. Đối với những học sinh khá cần khuyến khích năng lực tư duy sáng tạo, độc lập và khả năng vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn của học sinh. Vì vậy giáo viên giảng dạy nên GDCD cần phải nắm vững các nguyên tắc dạy học môn GDCD trên đây trong tổng thể của nó, trong qua hệ qua lại của chúng mới có thể nâng cao hiệu quả của giờ giảng. Sự phân biệt rõ các nguyên tắc như trên chỉ nhằm phân biệt sâu sắc từng nguyên tắc. Thực tế trong giảng dạy bộ môn GDCD giáo viên phải vận dụng đồng bộ nhuần nhuyễn tất cả các nguyên tắc đó. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với mỗi bài giảng cụ thể, có thể có nguyên tắc được lưu tâm và còn vận dụng nhiều nguyên tắc khác. Điều đó có nghĩa là giáo viên cần xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các nguyên tắc trong giảng dạy GDCD. Môn triết học là một môn học khó nó mang tính khái quát hoá và trừu tượng hoá. Vì vậy để giảng dạy tốt môn học này cần phải vận dụng những tri thức của môn học vào cuộc sống và ngược lại phải lấy những ví dụ thực tiễn gần gũi với học sinh để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt được nội dung của bài. Để một tiết học sinh động, đễ học, dễ nhớ buộc phải có sự giao lưu giữa thầy và trò.Với phương pháp dạy học mới lấy học sinh là trung tâm, còn giáo viên đúng vai trò là người gợi mở tìm cách và hướng trả lời câu hỏi của học sinh mà thôi. Tránh cách học thụ động, máy móc, 3
  4. học sinh như một cái máy cứ đọc chép liên hồi mà không phát huy vai trò sáng tạo của học sinh. Với những vấn đề trên trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải là người có tri thức uyên thâm, hiểu biết sâu rộng không chỉ một lĩnh vực mà cần hiểu biết tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đặc biệt phải sử dụng kiến thức liên môn để giải thích, để chứng minh một vấn đề trong tiết học. Ví dụ: Trong khi giảng dạy các khái niệm, các phạm trù, các quy luật trong triết học. 1) Nguyên lý vật chất quyết định ý thức: Bài 1: Tính vật chất của TG: Muốn giảng được nguyên lý này chúng ta phải hiểu: Vật chất là gì? ý thức là gì? Những thuộc tính cơ bản vật chất, nguồn gốc của ý thức ở đâu? 2) Nội dung của quy luật lượng đối chất đổi, quy luật lượng chất) các cứ liệu cũng phải toán diện. Bài 2: Phần II cách thức của sự phát triển: - Trong tự nhiên (dựa vào các khoa học tự nhiên). + Hoá học: Sự hoá hợp của các nguyên tố hoá học: O + O -> O2 (ôxy) O + O + O -> O3 (ôzôn) + Vật lý học: Hiện tượng nước ở thể lỏng biến thành thể hơi và thể rắn. Rắn Lỏng Khí 00C 1000C + Toán học: Sự tăng lên của các con số và đại dương. - Trong xã hội: Sự thay đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự thay đổi về các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hoá trong xã hội. Sự chuyển biến của giai đoạn cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. - Trong lĩnh vực tư duy nhận thức: 4
  5. Học tập là một quá trình tiếp thu tri thức, quá trình tích luỹ kiến trhức để làm biến đổi về nhận thức. Ví dụ như: Học sinh cấp 1 -> cấp 2 -> cấp 3 -> Đại học -> Ra trường là công thức. 3) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) (Phần I bài 2: Nguồn gốc của sự phát triển). - Trong tự nhiên: + Toán học: Mâu thuẫn số âm và số dương, phép nhân và phép chia, tích phân và vi phân. + Hoá học: Mâu thuần giữa hoá hợp và phân giải. + Sinh học: mẫu thuần giữa biến dị và di truyền, mẫu thuần giữa đồng hoá và dị hoá. + Vật lý học: Mâu thuần giữa sức hút và sức đẩy. - Trong xã hội: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Mâu thuẫn giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng. - Trong tư duy: Mâu thuẫn giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu. Mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ. Thường những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng khi nêu các cứ liệu phải toàn diện cả về lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Vì sao? Vì các quy luật, các nguyên lý triết học được khái quát từ thực tiễn, từ hiện thực khách quan, từ các lĩnh vực riêng lẻ của thế giới vật chất cho nên nguyên lý là tổng quát nhất thì phải đưa ra các minh chứng cũng phải toàn diện bao quát tất cả thế giới vật chất. Ví dụ: Nguyên lý về sự phát triển của thế giới tự nhiên (bài 3 phần I) Phải khẳng định giới tự nhiên là hiện thực đầu tiên của thế giới. 5
  6. Nó có một quá trình biến đổi, phát triển lâu dài của thế giới vật chất phát triển từ thấp đến cao. Để chứng minh nguyên lý đó phải dựa vào các cứ liệu sau: + Cần chỉ ra quan điểm duy tâm và tôn giáo về sự hình thành của vũ trụ. + Thần thoại Trung Quốc: Chuyện “bàn cổ”: Bàn cổ tạo ra đất Phục Hi tạo ra muôn loài vật Nữ Oa nặn đất sét, tạo ra con người. + Thần thoại Ai Cập: Thần “Khôman” lấy đất sét nặn ra người. + Kinh thánh thiên chúa giáo: Chúa tạo ra trời đất, núi non, vạn vật, nặn ra người đàn ông đầu tiên A.Đam, sau đó + Cần phải cô các cứ liệu của các giả thuýet khoa học và dựa vào cứ liệu khoa học hiện đại. Đến thế kỷ XVII, XVIII các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: Giới tự nhiên phát triển từ thấp đến cao, nó là cái có sẵn, là nguyên nhân của bản thân nó, chẳng do một ai sáng tạo ra được và cũng chẳng một ai tiêu diệt được. Căn cứ vào học thuyết Ô-pa-rin về nguồn gốc của sự sống. Giai đoạn hình thành chất hữu cơ (CHO) Hình thành chất Prôtít (CHON) Mầm sống đầu tiên Cô-a-séc-va. Thực vật cũng có quá trình phát triển từ thấp đến cao. Từ rong - nấm - tảo hạt mầm cây cây. Sau khi làm rõ nội dung khoa học của nguyên lý, quy luật thì cuối cùng phải rút ra được ý nghĩa vận dụng của nó. Có 2 loại ý nghĩa:ý nghĩa về mặt lý luận. ý nghĩa về mặt vận dụng thực tiễn. 6