Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

docx 54 trang sangkien 31/08/2022 8920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_ho.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN MỸ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HƯNG  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1" Môn/lĩnh vực : Tiếng Việt Họ và tên : Trần Thị Năm Chức vụ : Giáo viên Trường : Tiểu học Trung Hưng
  2. Năm học 2013-2014
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN 1- PHẦN LÍ LỊCH 3 PHẦN 2- PHẦN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 4 A - PHẦN MỞ ĐẦU 4 I - ĐẶT VẤN ĐỀ: 4 1.Thực trạng của vấn đề 4 2.Ý nghĩa tác dụng của giải pháp mới 5 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4.Mục đích nghiên cứu 6 II - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 6 1.Cơ sở của lí luận và thực tiễn 6 a/ Cơ sở của lý luận 6 b/ Cơ sở của thực tiễn 7 2.Các phương pháp nghiên cứu 7 3.thời gian nghiên cứu 8 B - PHẦN NỘI DUNG 9 I - MỤC TIÊU 9 II - MÔ TẢ GIẢI PHÁP 9 1.Tính mới của đề tài 9 2.Thực trạng 9 3.Các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 15 3.1/ Biện pháp thứ nhất: Chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất, thiết 15 bị dạy – học. 3.2/ Biện pháp thứ hai: Cách sử dụng đồ dùng dạy học trong phân 16 môn dạy Tập Viết.
  4. 3.3/ Biện pháp thứ ba: Học sinh cần thực hiện tốt nề nếp học tập, 18 tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở và cách trình bày bài viết. 3.4/ Biện pháp thứ tư: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt 20 mẫu chữ quy định để dạy học sinh. 3.5/ Biện pháp thứ năm: Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, 22 viết đẹp. 3.6/ Biện pháp thứ sáu: Khắc sâu những lỗi học sinh thường gặp 26 khó khăn. 3.7/ Biện pháp thứ bảy: Dạy phân môn tập viết phải được kết hợp 26 song song và đồng bộ với các môn học khác. 3.8/ Biện pháp thứ tám: Lập kế hoạch bài học, phương pháp dạy 28 học cụ thể cho mỗi tiết học Tập viết và mỗi phần luyện tập. 3.9/ Biện pháp thứ chín: Tổ chức các trò chơi và phong trào thi 31 đua “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” 4- DẠY THỰC THỰC NGHIỆM 32 C - PHẦN KẾT LUẬN 41 I - Kết luận 41 II - Bài học kinh nghiệm 41 III - Phạm vi áp dụng 42 IV - Điều kiện áp dụng 42 V - Hạn chế của đề tài 42 VI - Khả năng vận dụng vào thực tiễn của đề tài 43 VII - Hướng tiếp tục nghiên cứu 43 VIII - Kiến nghị và đề xuất 43 1.Đối với giáo viên 43 2.Đối với phụ huynh 44
  5. 3.Đối với nhà trường 44 4.Đối với Phòng Giáo dục 44
  6. Phần 1: PHẦN LÍ LỊCH HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ: TRẦN THỊ NĂM CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HƯNG TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một số kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
  7. Phần 2 :PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI A.PHẦN MỞ ĐẦU I - ĐẶT VẤN ĐỀ: 1-THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ đắc lực trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại. Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục quốc dân, lớp 1 là nền móng của bậc Tiểu học. Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học. Đối với lớp 1, Tập viết không những có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường. Dạy Tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa tri thức bước vào tương lai. Chữ viết là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh giúp học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Vì vậy dạy học sinh viết đúng, viết đẹp là rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như: tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mỹ và sáng tạo. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:“ Chữ viết là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”.(1) Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ của khoa học Công nghệ thông tin, chữ viết cũng có máy tính làm thay. Vậy việc rèn chữ có quan trọng không?
  8. Từ năm 2001-2002. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định về việc tổ chức thi viết chữ đẹp hằng năm cho giáo viên và học sinh Tiểu học. Cho đến (1)Phạm Văn Đồng: “ Dạy nét chữ, nết người”. Báo Tiền phong số 127 năm 1968. nay đã khơi dạy trong học sinh, giáo viên và toàn xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp. Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm lo lắng. Người xưa đã nói: “Nét chữ - nết người” (2) là hàm hai ý sau: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người; Thứ hai, thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người . Nền giáo dục của chúng ta lần lượt trải qua nhiều thời kì cải cách. Và sau mỗi lần cải cách như vậy, mẫu chữ viết của học sinh Tiểu học lại thay đổi. Đi kèm với sự thay đổi đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học thay đổi. Đó chính là điều băn khoăn của các giáo viên Tiểu học khi giảng dạy phân môn Tập viết trong nhà trường. Sự thay đổi cũng ảnh hưởng phần nào đến chữ viết của học sinh, vẫn có rất nhiều học sinh viết sai, viết xấu, tốc độ chậm, chữ viết mất nét nghiêng ngả. Học sinh viết chưa đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ; khoảng cách giữa các chữ chưa đều, cỡ chữ chưa chuẩn, chữ quá to hoặc quá bé Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập tất cả các môn học. Ngày 14/6/2002 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD. Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh chính là yêu cầu bức súc của người giáo viên. Bởi chữ viết là cần thiết và cấp bách. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi luôn băn khoăn về vấn đề chữ viết của các em. Làm thế nào để giúp các em viết đúng, viết đẹp. Các bậc cha mẹ sẽ hạnh phúc và sung sướng biết bao nhiêu khi nhìn vào trang vở Tập viết của con em mình với những dòng chữ ngay ngắn đều tăm tắp, đúng và đẹp; những trang vở không bị giây mực, không bị quăn mép. Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn và
  9. nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”. 2 - Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI: Từ khi tìm hiểu, nghiên cứu cho đến khi hoàn thành đề tài này, tôi thấy đề tài có tác dụng to lớn. Tìm hiểu việc dạy và học phân môn Tập viết lớp1 thông (2) Phạm Văn Đồng:“ Dạy nét chữ nết người”. Báo Tiền phong số 127 năm 1968. qua môn Tiếng Việt để đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1, góp phần hoàn thiện việc dạy học phân môn Tập viết. Qua đó giúp học sinh tiếp cận và học môn Tập viết hiệu quả hơn. Mặt khác việc hình thành trong nhà trường những kiến thức, kĩ năng ban đầu về Tiếng Việt cũng đang được tiến hành. Do vậy, việc rèn kĩ thuật viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các em làm chủ tiếng nói về mặt văn tự và ghi chép lại văn tự đó một cách rõ ràng, đầy đủ. 3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Để thực hiện đề tài này tôi đã khảo sát trên các đối tượng sau: - Vở Tập viết, vở Thực hành luyện viết của học sinh, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 1, trọng tâm là phân môn Tập viết và một số tài liệu tham khảo khác. - Thực trạng dạy và học phân môn Tập viết cụ thể là thực trạng chữ viết của học sinh lớp 1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh viết xấu, viết sai và chậm. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1. 4- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết lớp 1, cụ thể là giúp học sinh có kỹ năng viết chữ đúng và đẹp. II - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1-CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
  10. a/ Cơ sở lý luận: - Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết và dạy chữ viết được mọi người quan tâm.Việc rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh Tiểu học đã được nhiều thế hệ thầy, cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Dạy Tập viết là dạy học sinh có những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo các chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ, hoặc liên kết chữ cái Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, đường nét các con chữ, độ rộng, độ cao sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. - Dạy học sinh biết được những kỹ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm những kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng, đếu nét, liền mạch, viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ và cao hơn là viết nhanh, viết đúng, viết đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kỹ năng đặc thù của dạy Tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm. b/ Cơ sở thực tiễn: - Qua việc giảng dạy phân môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc nên tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 1 là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh.
  11. 2- CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sau khi xem xét thực tế của vấn đề tôi đã quyết định sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong những phương pháp đó tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: a/ Phương pháp điều tra Tôi sử dụng phương pháp này dùng để theo dõi, điều tra chất lượng chữ viết của học sinh trong lớp. Ngoài ra tôi còn điều tra quan sát về tư thế ngồi học, cách cầm bút, cách để vở của học sinh lớp 1. b/ Phương pháp trắc nghiệm Tôi sử dụng phương pháp này bằng cách đưa ra các bài kiểm tra viết cho học sinh trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm để so sánh kết quả. c/ Phương pháp đàm thoại, trao đổi Phương pháp này tôi dùng để trao đổi với giáo viên trong tổ chuyên môn và các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong trường, với học sinh và gia đình học sinh về phương pháp, cách học . d/ Phương pháp thực hiện Khi đưa ra biện pháp khắc phục, tôi áp dụng trực tiếp vào quá trình giảng dạy ở lớp. 3-THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: - Tháng 9, tháng 10 năm 2012: Điều tra khảo sát trình độ viết chữ và chữ viết của học sinh, thu thập thông tin, xem lại nội dung, chương trình Tiếng Việt lớp 1 về dạy viết chữ trong phân môn Học vần, Chính tả và quy trình dạy môn Tập viết lớp 1. -Tháng 11, tháng 12 năm 2012: Suy nghĩ tìm luận chứng, phương pháp dạy và học phân môn Tập viết lớp 1. -Tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013: Xây dựng đề cương.