Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy Công nghệ 11 ở trường THPT

doc 8 trang sangkien 30/08/2022 6340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy Công nghệ 11 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_cong_nghe.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy Công nghệ 11 ở trường THPT

  1.  Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Công Nghệ PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ là một trong ngành khoa học mũi nhọn ở Thế kỷ XXI, đang được sự quan tâm của toàn xã hội.Trong công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu các công trình về cơ khí, về bản vẽ kỹ thuật đã đạt được những thành tựu đáng kể. theo tinh thần đổi mới PPDH theo xu hướng tích cực, chuyển từ phương pháp “Thầy chủ đạo, trung tâm – trò tiếp thu ghi nhận ” sang phương pháp “ Thầy định hướng - Trò là trung tâm, trò tự tìm ra nội dung kiến thức ”. Bộ môn Công nghệ không thể ở lại phía sau sự đổi mới đó. Hơn thế nữa, để giúp học sinh có lòng say mê, yêu thích môn công nghệ thì PPDH theo hướng tích cực sẽ giúp người Thầy thực hiện được ý định của mình. Đó là lý do tôi chọn đề tài cho bài sáng kiến kinh nghiệm này là: “Một số kinh nghiệm giảng dạy công nghệ 11 ở trường THPT”. 1/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Quá trình dạy và học bao gồm hai hoạt động có liên quan mật thiết với nhau, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Trong đó học sinh vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Việc xác định và khẳng định vị trí chủ thể là yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành công của một tiết dạy. Nói cách khác đó là sự kết hợp đồng bộ theo định hướng mới và thể hiện cụ thể là phương pháp dạy học môn Công nghệ 11. Công nghệ là môn học có tính áp dụng thực tiễn cao, do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên phải ưu tiên phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp trực quan, phương pháp thực hành kết hợp phương pháp dùng lời với hình thức hỏi - đáp. Mặc dù vậy, với cấu trúc sách giáo khoa: Nội dung kiến thức có sẵn, không ít giáo viên và học sinh trong giờ chỉ nhắc lại kiến thức sẵn có, nếu giáo viên có mở rộng hoặc giải thích thêm thì cũng đơn giản, nhiều khi còn trùng lặp dẫn đến tình trạng giáo viên thuyết trình là chủ yếu, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu tính tích cực trong học tập. Kết quả là chất lượng, hiệu quả tiết dạy chưa cao, học sinh không có hứng thú học tâp. Do vậy giáo viên phải hiểu rõ các đặc điểm về tâm sinh lý của học sinh khối 11, mong muốn được tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động chủ động, tự quản, có năng lực tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát cao, có tiềm năng năng động và sáng tạo trong học tập cũng như trong mọi lĩnh vực khác nếu được hướng dẫn tốt. Các em đã làm quen với những tri thức vẽ kỹ thuật, cơ khí máy và các ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tiễn từ kiến thức THCS đến THPT. Những tri thức này có thể bị rơi vãi nhưng nếu có khai thác định huớng đúng phương pháp thì học sinh dễ dàng nhớ lại. Trong quá trình học tập trong và ngoài nhà trường cũng như lớn lên trong gia đình và các ứng dụng trong đời sống xã hội. Trên cơ sở nội dung bài giảng đã được nghiên cứu một cách nhuần nhuyễn, giáo viên có thể mạnh dạn nâng cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập môn Công nghệ với những dự kiến có định hướng tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài có chất lượng cao. 2/ CƠ SỞ LÝ LUẬN.  GV Thực hiện: Hoàng Phi Hùng Trang 1
  2.  Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Công Nghệ Phương pháp dạy học là cách thực làm việc của học sinh và giáo viên do giáo viên chỉ đạo, nhờ đó mà học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành nhân cách và phát triển năng lực nhận thức. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động tích cực của học sinh là hướng vào nhu cầu, khả năng hứng thú của học sinh , chú trọng vào kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề. Giáo viên có nhiệm vụ dẫn dắt, cung cấp tài liệu để học sinh rút ra kết luận. Như vậy, vai trò của người thầy không bị lu mờ mà trái lại còn có vị trí cao hơn ( chủ đạo) giáo viên phải suy nghĩ nhiều hơn về cách hướng dẫn học sinh khai thác tri thức, giúp học sinh chủ động tìm ra nguồn tri thức qua thông tin SGK, số liệu, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm . Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu bức thiết phục vụ mục tiêu đào tạo con người mới, có những phẩm chất mới: nhanh nhạy, xử lý thông minh mọi tình huống đáp ứng được nhiệm vụ chính trị công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Công nghệ là một môn khoa học mới ở trường phổ thông, do đó kết quả của quá trình dạy học lại càng phụ thuộc vào sự giảng dạy của giáo viên . Hệ thống tri thức được thể hiện chủ yếu qua các khái niệm mang tính trực quan logic và hệ thống các thí nghiệm – thực hành Chương trình cải cách mông Công nghệ chú trọng đến tính tích cực và chủ động của học sinh . Do đó, giáo viên có thể vạch ra phương pháp dạy học kết hợp giữa các phương pháp sao cho đạt yêu cầu về nhận thức của học sinh . Vì thế quá trình học tập của học sinh sẽ được triển khai theo hướng: + Học sinh tự nghiên cứu và khám phá ra vấn đề dưới sự chỉ đạo và giảng giải của giáo viên . + Học sinh tự thể hiện và tự trả lời + Học sinh tự kiểm tra và tự điều chỉnh hiểu biết của mình. Ví dụ1 :LÍ THUYẾT NỘI DUNG PHẦN VẼ KỸ THUẬT Giáo viên xây dựng thiết kế bài giảng theo nội dung SGK trên phền mềm giáo án điện tử để mô phỏng theo từng phương pháp các góc chiếu vật thể để học sinh tự nhận biết các khái niệm về hình chiếu, mặt phẳng chiếu Ngoài ra giáo viên sưu tầm thêm tranh ảnh và mẫu vật, mô hình để làm cơ sở cho học sinh tự nghiên cứu và tìm ra các hình chiếu theo các phương pháp chiếu với từng mô hình vật thể khác nhau. Học sinh tự trả lời câu hỏi của giáo viên đan xen trong tiết dạy và câu hỏi phần cuối bài để xác định các kiến thức cơ bản của bài học.  GV Thực hiện: Hoàng Phi Hùng Trang 2
  3.  Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Công Nghệ Giáo viên có thể nâng cao tính độc lập và phát triển tư duy của học sinh bằng cách : Tự tìm ra kiến thức, tự điền vào biểu bảng, ô trống, trắc nghiệm đơn giản. Với phương pháp quan sát, giáo viên vận dụng phương pháp thực hành thí nghiệm và hoạt động hợp tác của học sinh trên cơ sở độc lập nghiên cứu trước. Như trong phần các phương pháp chiếu góc thì có thể cho học sinh tự phân biệt PPCG1 với PPCG3 thông qua phiếu học tập và thực hành mô phỏng. Phần kiến thức mặt cắt và hình cắt, hình chiếu trục đo biểu diễn vật thể, GV cũng có thể vận dụng phương pháp này, nếu thiết kế bài giảng mô phỏng trên máy tính thì hiệu quả sẽ tăng hơn nhiều. Khi HS nắm vững phần kiến thức này thì phần vẽ kỹ thuật ứng dụng sẽ triển khai một cách dễ dàng. NỘI DUNG PHẦN CHẾ TẠO CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh + Đặt mục đích quan sát + Hiểu rõ mục đích quan sát + Giao nhiệm vụ quan sát + Nắm vững nhiệm vụ quan sát + Theo dõi, hỗ trợ, gợi ý + Quan sát thu thập thông tin, nhận xét, rút ra kết luận. + Khuyến khích học sinh nêu + Thông báo, nhận xét nhận xét trao đổi kết quả + Nhận xét, trao đổi + Tự điều chỉnh , kết luận. Ví dụ 2: THỰC HÀNH Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh + Nêu mục đích thực hành + Hiểu rõ mục đích thí nghiệm thực hành + Giao nhiệm vụ cho học sinh + Nắm vững nhiệm vụ + Hướng dẫn các hình thức và + Hiểu cách sử dụng điều kiện cần sử dụng + Theo dõi, hỗ trợ, uốn nắn + Thực hành quan sát, ghi chép. + Tổ chức học sinh trao đổi, thảo + Thông báo kết quả đã thực hành. luận khuyến khích học sinh nhận xét. Công nghệ là môn học có mối liên hệ giữa lý thuyết với vận dụng thực hành trong thực tiễn . Do đó, để đạt được mục đích và yêu cầu của môn học, giáo viên không nên và không chỉ truyền đạt, xây dựng bài trong phòng học mà cần: - Tận dụng các bài thực hành của chương trình để tạo điều kiện cho học sinh gần gũi với mô hình, thiết bị và vận dụng kiến thức vào việc giải thích các nguyên lý làm việc của máy móc, thiết bị. - Nêu trước những câu hỏi để học sinh có điều kiện quan sát ở thực tiễn, phát hiện và phân tích các hiện tượng bắt gặp trong cuộc sống và xã hội xung quanh làm cho hiểu biết của học sinh phong phú hơn. Từ đó có vốn để tham gia xây dựng bài. Nội dung chương trình Công nghệ 11 thể hiện trong 3 phần với mức độ biết - hiểu và vận dụng đảm bảo tính hệ thống. Do đó, trong quá trình giảng dạy kiến thức mới phải tăng cường liên hệ kiến thức cũ nhằm giúp học sinh thấy rõ tính hệ thống trong môn học. Ví dụ: PHẦN : PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC KHÁI NIỆM:  GV Thực hiện: Hoàng Phi Hùng Trang 3
  4.  Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Công Nghệ Trong quá trình giảng dạy, giáo viên giúp học sinh có khả năng phân biệt được những khái niệm thành phần có quan hệ phụ thuộc và những khái niệm có liên quan. Tiến trình hình thành các khái niệm có thể thực hiện theo 5 bước như sau: Bước 1 : Chuẩn bị cho sự tiếp thu và tìm hiểu khái niệm mới. Bước 2 : Quan sát trực tiếp vật thật, vật tượng hình hoặc nhận biết dấu hiệu của khái niệm thông qua ngôn ngữ, phương tiện trực quan. Bước 3 : Phân tích, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá để phát hiện các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm. Bước 4 : Xếp khái niệm mới lĩnh hội vào kho hệ thống đã có, so sánh và xếp nhóm. Bước 5 : Vận dụng khái niệm. Ví dụ 1 : Hình thành khái niệm “ Hệ thống truyền lực”(HTTL) - Giáo viên đặt vấn đề : để ĐCĐT truyền được mômen quay sang máy công tác để sinh công thì cần phải có bộ phận nào để kết nối? Cách kết nối như thế nào? Cơ chế làm việc của nó? Học sinh có câu trả lời thích hợp. - Giáo viên hướng học sinh thấy được dấu hiệu chung của cơ chế làm việc của HTTL vừa nêu trên từ đó rút ra dấu hiệu bản chất như : + Vơi các điều kiện làm việc của máy, thiết bị thì HTTL được sử dụng ở dạng nào. + Khi lựa chọn HTTL thì ta phải dựa vào tỉ số truyền. + Sử dụng HTTL phụ thuộc điều kiện môi trường làm việc của máy móc, thiết bị. - Giáo viên hướng học sinh đến định nghĩa rồi so sánh khi sử dụng các loại HTTL khác nhau trên cùng một loại máy, thiết bị. PHẦN : PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC Có thể hướng học sinh một trong hai cách : Suy li quy nạp dựa trên những quan sát thực tế, những kết quả thực nghiệm hoặc biểu tượng đã được tích luỹ của học sinh . Suy li diễn dịch dựa trên khả năng tư duy khái quát, liên tưởng của học sinh . Kinh nghiệm cho thấy con đường suy lí diễn dịch thường đỡ tốn thời gian hơn và là một cơ hội để rèn luyện tư duy diễn dịch cho học sinh. Tuy nhiên, muốn đạt yêu cầu của việc truyền đạt các quy luật nguyên lý làm việc, giáo viên phải hình dung được “số vốn” thực tế và biểu tượng mà học sinh phải có để chủ động dẫn dắt học sinh tới đích, thậm chí giáo viên phải có chủ đích cung cấp số liệu, yêu cầu, quan sát thực tế từ vài bài trước, nhấn mạnh trước về một vài khía cạnh cần thiết để tạo nên những kênh tư duy trừu tượng. Quá trình giảng dạy thể hiện theo 4 bước sau: Bước 1: Chuẩn bị tìm hiểu quy luật. Bước 2: Trình bày nội dung quy luật hoặc cung cấp dẫn liệu xây dựng quy luật. Bước 3: Phân tích quy luật làm sáng tỏ những mối quan hệ bản chất của quy luật.  GV Thực hiện: Hoàng Phi Hùng Trang 4