Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Địa lí Lớp 4

doc 17 trang sangkien 7802
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_day_tot_mon_dia.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Địa lí Lớp 4

  1. BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT MÔN ĐỊA LÍ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Địa lí lớp 4 là môn học mới đối với học sinh. Vì ở lớp 3 các em chưa được làm quen với môn học này. Bên cạnh đó, học sinh và phụ huynh học sinh chưa dành nhiều thời gian cho môn học mà chủ yếu đầu tư nhiều thời gian cho môn Toán và môn Tiếng Việt, xem môn Địa lí là môn học phụ. Sau khi được phân công dạy môn Địa lí chúng tôi thật sự băn khoăn làm thế nào để học sinh yêu thích, hứng thú môn Địa lí và nhận thấy được tầm quan trọng của môn học đó là cơ sở học tập ở các lớp trên . Đặc biệt là những em yêu thích khối C II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Vậy xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sự yêu thích môn học, đáp ứng được mục của tiêu Giáo dục & Đào tạo, tạo ra con người mới, phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Với những lý do nêu trên, bản sáng kiến này chúng tôi xin nêu: “Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Địa lí lớp 4”. 2. Cơ sở thực tiễn Một đề tài có thể nhiều giáo viên đề cập tới song với nhiều giáo viên chưa thật sự quan tâm làm thể nào để dạy tốt môn Địa lí lớp 4 thì rất đa dạng. Để môn Địa lí không xa lạ, chán nản với học sinh và làm cho các bậc phụ huynh học sinh đầu tư thời gian cho môn Địa lí nhiều hơn. Bản thân tôi muốn góp phần nhỏ bé xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp học sinh hoàn thiện về mặt tri thức và nhân cách .Vì có thể biết nhiều, có quan tâm thì các em mới yêu mến quê hương đất nước, yêu những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Từ các em sẽ tích cực tự nguyện tham gia góp phần bảo vệ môi trường và trân trọng giữ gìn những thành tựu kinh tế đất nước. Để tự hào rạng danh nước Việt, sánh vai với các cường quốc năm châu. 1
  2. 3. Thực trạng của vấn đề a. Điểm mạnh Được sự quan tâm của cha mẹ học sinh, Ban giám Hiệu và hội cha mẹ học sinh b. Điểm yếu Trường TH tôi là trường đóng tại xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện tỷ lệ học sinh đặc biệt khó khăn chiếm trên 60%. Trong số học sinh nghèo và cận nghèo chiếm khá đông trong số học sinh toàn trường. Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên một số gia đình lo làm ăn không chăm lo đến học tập của con em, một số gia đình đã quan tâm chăm lo cho con em nhưng chỉ đầu tư cho môn Toán và môn Tiếng Việt, coi môn Địa lí là môn học phụ. - Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng chất lượng học sinh không đồng đều. Một số học sinh ít được tiếp xúc về thế giới bên ngoài nên các em phân tích bảng số liệu, đọc và chỉ bản đồ, lược đồ còn lúng túng, thậm chí có học sinh chưa biết chỉ đúng bản đồ, lược đồ - Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm để giúp các em học tốt môn Địa lí, mà chỉ quan tâm và đầu tư nhiều cho môn toán và tiếng việt. Coi môn Địa lí là môn học phụ - Học sinh lớp 4 lần đầu tiên được tiếp thu kiến thúc mới đối với môn Địa lí, - Học sinh lần đầu tiên được làm việc nhiều với bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để tìm hiểu nội dung của bài. - Việc quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí, tìm tòi tư liệu, cách trình bày kết quả bằng lời nói, cách diễn đạt còn hạn chế và sơ sài . - Việc quan sát, phân tích số liệu trên bản đồ, lược đồ, kỉ năng chỉ bản đồ còn rất lúng túng . - Chất lượng của mỗi lớp không đồng đều, một số học sinh nhận thức chưa cao nên việc tiếp thu bài còn chậm 2
  3. - Một số giáo viên chưa thật mặn mà và yêu thích môn học, việc đổi mới các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh còn hạn chế và chưa mạnh dạn, chưa tuyên truyền sâu rộng đến tận các bậc phụ huynh và các em học sinh nên chưa làm cho các em thật sự yêu thích môn Địa lí. - Sự hiểu biết, cập nhật các thông tin về dân số, kinh tế, chính trị xã hội cũng là một vấn đề mà mỗi giáo viên giảng dạy Địa lí cần phải qua tâm. 4. Nội dung và phương pháp tiến hành Xuất phát từ thực trạng trên thì việc đầu tiên người giáo viên cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của môn Địa lí, để giúp học sinh cũng như các bậc phụ huynh thật sự nhận thức được môn Địa lí nó không kém phần quan trọng so với môn Toán và môn Tiếng Việt. Cụ thể giáo viên cần: - Xác định môn Địa lí có những nội dung kế thừa của môn TNXH lớp 1, 2, 3 - GV cần tìm hiểu nội dung chương trình TNXH lớp 1, 2, 3. Qua đó, nắm nội dung nào các em đã học để giảng dạy không trùng lặp. - Từ những nội dung đã học giáo viên truyền thụ sâu hơn tránh nhàm chán cho học sinh. - Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, tìm ra những điểm học sinh còn hạn chế để có thể giúp học sinh học tốt . - Việc hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích số liệu trên bản đồ, lược đồ, kỉ năng chỉ bản đồ cũng là phần vô cùng quan trọng dối với học sinh.Vì nếu quan sát, phân tích bản đồ, lược đồ, phân tích số liệu không chính xác thì dẫn đến không hiểu gì về các yếu tố địa lí. 3
  4. 5. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề a. Công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh Vì sao chúng tôi đề cập tới vấn đề đơn giản này. Tuy trong SGV đã có những mục tiêu cụ thể nhưng giáo viên rất dễ dạy thiếu mục tiêu hoặc chưa biết phải dạy như thế nào. Ở đây, tôi đề cập hai vấn đề trong mục tiêu khi dạy Địa lí: Khi nói tới Địa lí, chúng ta phải nghĩ đến điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Điều kiện tự nhiên chính là vị trí giới hạn, sông ngòi, khí hậu, địa hình Điều kiện kinh tế xã hội là nói tới con người. Hai điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, ở điều kiện tự nhiên còn có mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau. Và mối quan hệ này được thể hiện rất nhiều trong chương trình Địa lí lớp 4. Vậy làm thế nào để nói được mối quan hệ này ? Thực ra, để dạy về mối quan hệ này không khó vì chương trình lớp 4 chỉ yêu cầu xác định mối quan hệ Địa lí đơn giản, không giải thích nhiều, học sinh chỉ cần hiểu, phân tích được vài yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lẫn nhau còn mức độ cao hơn các em sẽ được học ở chương trình Địa lí cấp II. Ví dụ + Mối quan hệ giữa vị trí với khí hậu -Vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng tới khí hậu như vị trí nước Việt Nam kéo dài từ Bắc xuống Nam, nằm trong vòng đai nhiệt đới, phía Đông giáp biển Đông vì vậy sẽ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Mối quan hệ giữa vị trí, khí hậu, thực vật, động vật - Miền bắc có bốn mùa, Miền nam có 2 mùa . - Hoặc vì sao Đồng bằng Bắc Bộ không có nước mặn xâm nhập, đồng bằng Nam bộ thường có nước mặn xâm nhập. - Vị trí của thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nên có khí hậu lạnh, mát mẻ hơn thành phố Huế và nó trồng những loại cây phù hợp với khí hậu lạnh đó mà những vùng khác, thành phố khác không trồng được. 4
  5. +. Mối quan hệ giữa sông ngòi với địa hình : - Địa hình miền Trung nhỏ, hẹp nên đa số sông miền Trung ngắn, dốc. + Mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế - Nước ta có khí hậu nhiệt đới phù hợp phát triển các loại cây ăn qủa. * Như vậy qua những ví dụ cụ thể trên giáo viên có thể hình dung được các mối quan hệ Địa lí đơn giản. Tùy theo mục tiêu từng bài, giáo viên sẽ chốt kĩ những mối quan hệ này. Nếu những bài dạy đầu tiên giáo viên giúp các em xác định những mối quan hệ Địa lí đơn giản thì những bài sau sẽ rất nhẹ nhàng vì học sinh đã quen đã hiểu và các em tự phân tích được ngay. b. Khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi họat động dạy Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong SGK và SGV thể hiện thì chưa đủ. Vì chỉ dạy những gì trong sách thì chưa thấy được vai trò của giáo viên. Trong sách có sẵn câu hỏi, phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được. Vậy vai trò giáo viên phải làm gì ? Trước hết, chúng ta cần xác định dạy môn TNXH nói chung và Địa lí nói riêng là cung cấp thêm cho các em một số vốn sống phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “ tò mò”, thích khám phá. Vì vậy, trong qúa trình giảng dạy giáo viên chốt sâu kiến thức sẽ giúp các em hứng thú tìm tòi, yêu thích môn học hơn. Để làm được điều này, trước tiên giáo viên cần tham khảo sách, báo tư liệu, tranh ảnh . liên quan đến nhiều môn chứ không riêng môn Địa lí. Cập nhật kiến thức thường xuyên như một thói quen thì lúc đó chúng ta sẽ nhớ lâu hơn. Tuy nhiên khi khắc sâu hay mở rộng kiến thức phải có sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội dung bài đang dạy tránh sa đà đi qúa mục tiêu bài. Ví dụ - Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (tr.76 / Sách LS- ĐL lớp 4). Trong bài cho biết người dân xẻ sườn núi san thành những bậc phẳng 5
  6. gọi là ruộng bậc thang, như vậy chỉ cho thấy người dân làm ruộng bậc thang. GV cần chốt kĩ hơn, vì sao phải làm ruộng bậc thang mà không làm như ruộng ở đồng bằng vì địa hình ở đây dốc nếu làm như ở đồng bằng khi tưới nước sẽ chảy xuống thấp hết, lúa sẽ chết, còn ruộng bậc thang, từng bậc phẳng sẽ giữ lại nước cho cây. - Bài thành phố Đà Nẵng ( tr.147 /SGK lớp 4 ). Trong sách cho biết Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp có một số hàng đưa đi nơi khác như vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản ( đông lạnh, khô ). Nếu chỉ như thế thì học sinh rất khó hình dung trung tâm công nghiệp. Sau này khi học về một vùng một miền nào đó cũng có những sản phẩm như thế các em sẽ cho đó là trung tâm công nghiệp. Muốn vậy, giáo viên cần nêu thêm tại Đà Nẵng có rất nhiều nhà máy chế biến, đưa thêm số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục là trung tâm công nghiệp hơn. c. Nắm vững kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu. Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy môn Địa lí là bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, báng số liệu Vì bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về Địa lí. Do đó, giáo viên sử dụng bản đồ, lược đồ cần chính xác và hiệu qủa để khai thác kiến thức mới. Có lẽ, giáo viên cũng đã nắm được trình tự sử dụng bản đồ nhưng tôi cũng xin nhắc lại các bước : Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với bản đồ. Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ ( có thể viết trên hoặc viết ở dưới ) Bước 2 : Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ. Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì . Ví dụ : đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố 6