Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

docx 30 trang sangkien 05/09/2022 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_giao_duc_an_toan_giao.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

  1. Sáng kiến PHẦN 1 THÔNG TIN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tên tác giả sáng kiến: PHẠM THỊ HƯƠNG THƠM - Ngày, tháng, năm sinh: 05 - 01 - 1979 - Chức vụ, đơn vị công tác : Giáo viên – trường Tiểu học Vĩnh Kiên (Tăng cường giảng dạy tại trường tiểu học Thác Bà) - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học - Tên đề tài, sáng kiến đề nghị công nhận: Một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học - Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp cơ sở - Lĩnh vực áp dụng: Học sinh Tiểu học tham gia giao thông. Một số hoạt động Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 1
  2. Sáng kiến PHẦN 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị Trường Tiểu học Vĩnh Kiên – Yên Bình – Yên Bái. Là một trường năm trên trục đường giao thông liên xã phía đông của hồ Thác Bà huyện Yên Bình. Đây là tuyến đường có nhiều loại phương tiện giao thông tham gia. Đặc biệt một số năm gần đầy kinh tế nông thôn đang phát triển. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất tư nhân được xây dựng. Các loại xe cơ giới ngày càng nhiều là ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia giao thông của học sinh. Đặc biệt với trẻ em nông thôn cụ thể là học sinh trường Tiểu học Vĩnh Kiên chủ yếu là tự đi học từ nhà đến trường. Trong những năm học gần đây đã có một số vụ va chạm giao thông có liên quan đến học sinh trong trường đã sảy ra rất may đều là những tai nạn nhỏ. Không thiệt hại lớn song đó cũng là bài học kinh nghiệm đối với cả người giáo dục và người được giáo dục. Trách nhiệm của nhà trường là quản lí trực tiếp trẻ trong độ tuổi đến trường và xây dựng văn hóa giao thông cho các em là rất cần thiết. Việc hình thành kĩ năng và thói quen giao thông, thông qua một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học được mỗi giáo viên hằng ngày xây đắp cho học trò. 2. Lý do chọn sáng kiến An toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi lưu thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Mỗi năm ở Việt Nam, trung bình có khoảng gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông và với hơn 20.000 vụ tai nạn, va chạm giao thông, có nhiều vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả rất lớn về người và tài sản. Nhìn vào số liệu thống kê hằng năm cho thấy tai nạn giao thông đang để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, tính mạng của con người. Một số hoạt động Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 2
  3. Sáng kiến Bảng thống kê số liệu tai nạn giao thông (Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông) Số vụ Số người chết Số người bị thương Năm Đường Đường Đường Đường Đường Đường bộ thủy bộ thủy bộ thủy 2010 47.397 196 11.029 146 46.194 17 2011 43.786 171 10.950 146 48.356 25 2012 35.820 118 9.540 108 38.170 12 2013 31.266 92 9.805 49 32.253 11 2014 25.579 90 9.025 66 24.853 10 An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất con người càng được nâng cao. Một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình đó là phương tiên tham gia giao thông. Phương tiện giao thông phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng giao thông không phát triển kịp và đồng bộ ngay với nhu cầu vật chất của con người được. Hàng ngay chung ta vẫn thấy tin tức về những tai nan đáng tiếc sảy ra. Có rất nhiều lí do trong đó một phần lớn phải kể đến là sự thiếu hiểu biết của con người. Sự thiếu hiểu biết đó là do thói quen sinh hoạt của người tham gia giao thông, hay do thiếu kiến thức về luật giao thông Việt Nam Những năm gần đây ngoài những bài học giáo dục An toàn giao thông trong chương trình. Việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học cũng được chú trọng. Ngay từ nhỏ các em đã được học tập và tìm hiểu về luật An toàn giao thông, các em được thực hành. Ngoài ra các em còn được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các hành vi và thoi quen tham gia giao thông có những hiểu biết của mình khi tham gia giao thông là một việc làm hết sức cần thiết. Một số hoạt động Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 3
  4. Sáng kiến Hiện nay, tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ của học sinh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học cần phải trang bị những kiến thức về luận Giao thông cho các em và cách thức, hoạt động như thế nào là nhiệm vụ của giáo viên tiểu học. Chính vì lí do đó tôi thấy việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết về luật và hành vi tham gia giao thông là cần thiết nên tôi chọn “Một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học” là đề tài nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. 3. Nêu mục đích của sáng kiến. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các trường học, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo dục được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ. Nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông cho học sinh Tiểu học. Giúp học sinh trong trường đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an toàn. Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn, an toàn khi đi ô tô, xe buýt. Thông qua các hoạt động giáo dục học sinh biết hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của CSGT. Giáo dục học sinh thói quen cư xử có văn hóa, đúng luật pháp, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác khi tham gia giao thông; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện, từng bước hình thành thói quen “văn hóa giao thông”. Mặt khác nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh, tạo bước chuyển biến ngày càng tốt hơn về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong đơn vị. An toàn giao thông cho học sinh cũng là đem lại niềm vui cho cộng đồng. Các em hiểu được câu: An toàn là bạn – Tai nạn là thù. Một số hoạt động Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 4
  5. Sáng kiến 4. Phương pháp nghiên cứu viết sáng kiến. - Phương pháp điều tra thông tin: Thông qua tìm hiểu nắm bắt thông tin liên quan đến hành vi, thói quen, hoạt động, tai nạn giao thông có liên quan đến học sinh. Thông qua các tiết hoạt động ngoại khóa đánh giá phân loại học sinh. - Phương pháp nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến giáo dục ATGT cho học sinh Tiểu học. 5. Các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến sáng kiến. a) Cơ sở khoa học - Dựa vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học. - Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục An toàn giao thông cho học sinh tiểu học. b) Cơ sở pháp lí Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; gắn nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là người đứng đầu, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục. An toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Nhiệm vụ trọng tâm của việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong trường học. Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên trong phạm vi cả nước. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông trong học sinh. Một số hoạt động Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 5
  6. Sáng kiến CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 1. Thực trạng của sáng kiến 1.1. Thực trạng giao thông ở địa phương: - Theo thống kê của ban ATGT tỉnh yên Bái 6 tháng đầu năm 2015: “TNGT trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ mới nguy hiểm, mới đáng lo ngại chứ giáo thông nông thôn thì chẳng có gì đáng nói! Nhưng thực tế thì TNGT ở các vùng nông thôn ngày một gia tăng và rất đáng lo ngại. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 93 vụ TNGT, làm chết 29 người, bị thương 108 người (so với cùng kỳ giảm 41 vụ, 1 người chết, 55 người bị thương). Điều đáng nói là số vụ TNGT chủ yếu diễn ra ở đường tỉnh 29 vụ, đường nội thị 12 vụ và đường nông thôn 13 vụ. - Tại địa bàn xã Vĩnh Kiên trong những năm gần đầy tai nạn giao thông vẫn thường xuyên xảy ra. Cũng may không thiệt hại về người nhưng cũng thiệt hại về của. Nhiều người bị thương tích nặng nề còn để lại dị tật. - Một bộ phân thanh thiếu niên nông thôn thích lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ. - Biển báo hiệu đường dựng lên được một thời gian là bị hỏng hoặc bị phá hỏng. Ngay gần trường có một gương cầu lồi cũng bị chính các em ném làm méo mó. - Bên cạnh đó tai nạn sông nước cũng tiềm ẩn khôn lường phần lớn là do sự chủ quan của người tham gia. Năm nào ở Vĩnh Kiên cũng sảy ra tai nan đuối nước chết người và đều là người lớn. - Nguyên nhân chính là không chấp hành đúng luật giao thông, ý thức chủ quan của con người, thói quen sinh hoạt, 1.2. Thực trạng của học sinh: a) Khi tham gia giao thông đường bộ: - Khi đi học đến trường là các em phải tham gia giao thông. Phải hòa mình vào dòng người hối hả, tất bật đi lại trên đường. Phần lớn trẻ em ở trười tiểu học Vĩnh Kiên tự đi học bằng xe đạp hoặc đi bộ. Các em đi theo nhóm với nhau vừa đi vừa trò chuyện, chơi đua. Nhiều khi tràn hết lòng đường. - Phần lớn xe của các em trong trường không đúng kích cỡ dành cho lứa tuổi Một số hoạt động Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 6