Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức nhận biết câu điều kiện

doc 41 trang sangkien 10441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức nhận biết câu điều kiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_nhan_biet_cau_dieu_ki.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức nhận biết câu điều kiện

  1. Trường THPT Nguyễn Bính Chuyên đề “Câu điều kiện theo quan điểm mơi" PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng đã, đang và sẽ trở thành một môn văn hóa cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời việc giảng dạy ngoại ngữ - Tiếng Anh cũng đang được các nhà trường, các nhà giáo dục, nhiều dự án giáo dục và đông đảo giáo viên quan tâm và đưa ra nhiều phương pháp dạy học thích hợp. Trong chương trình Tiếng Anh THPT, Câu Điều Kiện – Conditional Sentences, là một trong các phần ngữ pháp lớn có trong các kì thi tốt nghiệp THPT, ĐHCĐ và thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, đại đa số học sinh mới nắm được cấu tạo và cách sử dụng của câu điều kiện loại 1 (type 1), loại 2 (type 2) và loại 3 (type 3). Các em thường vẫn lúng túng khi gặp các loại câu điều kiện có hình thức hỗn hợp. Do vậy nhiều học sinh đã gặp khó khăn trong việc phân biệt và làm các bài tập liên quan câu điều kiện. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức nhận biết câu điều kiện theo quan niệm cũ và quan niệm mới cùng một số dạng bài tập thường gặp nhằm giúp các em củng cố ngữ pháp và luyện tập một cách hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kì thi. II. Mục đích nghiên cứu Trong chương trình Tiếng Anh “Câu điều kiện” được đưa vào giảng dạy ở các khối lớp 10, 11 và 12 với các dạng bài tập khác nhau. Trong chuyên đề của mình tôi chỉ đưa ra một số cấu trúc ngữ pháp, cách xác định câu điều kiện và các dạng bài tập về câu điều kiện với hình thức tự luận và trắc nghiệm. III. Đối tượng nghiên cứu. Với chuyên đề này tôi chọn đối tượng là học sinh THPT và học theo chương trình sách giáo khoa chương trình chuẩn hiện hành. Học sinh có lực học khác nhau: giỏi, khá, trung bình và yếu. IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Chuyên đề đưa ra công thức cấu tạo và bài tập ứng dụng của các loại câu điều kiện có trong chương trình. Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương 1 Nhóm: Ngoại Ngữ
  2. Trường THPT Nguyễn Bính Chuyên đề “Câu điều kiện theo quan điểm mơi" Chuyên đề này được ứng dụng ở các lớp: 12A24 12A5và 12B2 và đạt được kết quả: Hầu hết học sinh đã biết cách làm bài tập liên quan đến câu điều kiện phù hợp với lực học và có tiến bộ rõ rệt. V. Nhiệm vụ - Yêu cầu nghiên cứu 1. Nhiệm vụ Với chuyên đề này tôi đưa ra nhiệm vụ như sau: - Hiểu được nội dung giáo viên giới thiệu (có thể là cấu trúc, bài tập cụ thể) - Cung cấp cho học sinh phương pháp và rèn luyện cho học sinh cách làm bài tập về câu điều kiện qua các hình thức bài tập khác nhau phù hợp với khả năng và nâng cao trình độ học sinh. - Tôi muốn cung cấp một chuyên đề các dạng bài tập liên quan đến câu điều kiện theo một hướng mới có tính chất tham khảo cho các đồng nghiệp của mình đang giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THPT Nguyễn Bính. 2. Yêu cầu Chuyên đề đặt ra yêu cầu như sau: - Giáo viên giúp học sinh hiểu, ghi nhớ và phân biệt các loại câu điều kiện một cách dễ nhất, chính xác nhất và khoa học nhất bằng cách làm các bài tập tự luận và trắc nghiệm về câu điều kiện. - Học sinh biết làm các bài tập liên quan đến câu điều kiện. VI. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu, thu thập các dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm về câu điều kiện và cách làm các bài tập đó. Qua đó tổng hợp, đánh giá về nhận thức cũng như khả năng nhận thức của học sinh trong quá trình học tập. VII. Thời gian nghiên cứu Chuyên đề được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013. Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương 2 Nhóm: Ngoại Ngữ
  3. Trường THPT Nguyễn Bính Chuyên đề “Câu điều kiện theo quan điểm mơi" PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Từ khi còn là học sinh THPT, khi học phần ngữ pháp về câu điều kiện tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào để nắm được và phân biệt được các loại câu điều kiện và làm thế nào để làm được các bài tập liên quan đến câu điều kiện đạt được kết quả cao. Chẳng hạn như: đó là câu điều kiện loại nào? Phải chia động từ ở thì nào? Hay làm thế nào để chuyển từ tình huống đã cho sang câu điều kiện? Đó là điều đã làm tôi ở thời điểm đó cũng như các em học sinh bây giờ gặp khó khăn trong quá trình học. Hơn nữa theo phương pháp dạy- học truyền thống: giáo viên là trung tâm còn học sinh chỉ thụ động ngồi nghe và ghi lại những gì giáo viên nói nên tiết học ngữ pháp trở nên rất nặng nề, các em học sinh thiếu tính sáng tạo tư duy trong quá trình học.Tuy nhiên với chương trình SGK mới hiện nay, lấy người học làm trung tâm, luôn yêu cầu giáo viên và học sinh phải có tầm nhìn tích cực hơn trong quá trình dạy và học. Vì vậy học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và chủ động hơn, đồng thời giáo viên cũng đầu tư nhiều hơn nghiên, cứu kĩ hơn cho mỗi bài giảng của mình. Từ những khó khăn, những trải nghiệm trong quá trình học tập và giảng dạy, tôi đã chọn đề tài “Câu điều kiện theo quan điểm mới” làm vấn đề nghiên cứu của mình. Khi nghiên cứu chuyên đề này tôi cố gắng tìm các dạng bài tập khác nhau để giới thiệu cho các em học sinh giúp các em hiểu và làm được bài tập. Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương 3 Nhóm: Ngoại Ngữ
  4. Trường THPT Nguyễn Bính Chuyên đề “Câu điều kiện theo quan điểm mơi" CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Qua thực tế giảng dạy và kết quả đánh giá kiểm tra ở các khối lớp với chương trình phân ban, nhiều em đã hiểu và làm được bài tập về câu điều kiện. tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn vì phần kiến thức nền của các em còn nhiều hạn chế. Kết quả áp dụng đối với ba lớp 12A4, 12A5 và 12B2 như sau: Lớp 12A4: Loại giỏi: 21.7% Loại khá: 45.7% Loại trung bình: 32.6% Loại yếu: 0 Loại kém: 0 Lớp 12A5: Loại giỏi: 11.1% Loại khá: 35.5% Loại trung bình: 40.1% Loại yếu: 13.3% Loại kém: 0 Lớp 12B2: Loại giỏi: 2.2% Loại khá: 24.4% Loại trung bình: 60.1% Loại yếu: 8.9% Loại kém: 4.4% Để thực hiện chuyên đề này tôi sẽ giải quyết các vấn đề liên quan sau đây: * Tóm tắt kiến thức câu điều kiện theo quan điểm cũ * Giới thiệu câu điều kiện theo quan điểm mới * Các dạng bài tập về câu điều kiện Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương 4 Nhóm: Ngoại Ngữ
  5. Trường THPT Nguyễn Bính Chuyên đề “Câu điều kiện theo quan điểm mơi" CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. DEFINITION (Định nghĩa): Câu điều kiện (Conditional sentences) có hai phần: mệnh đề If (If – clause) và mệnh đề chính ( Main clause). Ví dụ: If it rains, I will stay at home. If- clause: If it rains Main clause: I will stay at home. II. TYPES OF CONDITIONAL SENTENCES (Các loại câu điều kiện) A. Câu điều kiện theo quan điểm cũ Có ba loại câu điều kiện: 1. Câu điều kiện loại 1 (Conditional sentences: type 1) - Diễn tả những hành động, sự việc có khả năng thực hiện được, hoặc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. FUTURE ACTIONS Eg. If you don’t work hard, you will not pass the exam. THÓI QUEN (HABITUAL) If + S + simple present tense + simple present tense If the doctor has morning office hours, he visits every patiens in the affternoon. I usually walk to school if I have enough time. MỆNH LỆNH (COMMAND) If + S + simple present tense + command form of verb + Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương 5 Nhóm: Ngoại Ngữ
  6. Trường THPT Nguyễn Bính Chuyên đề “Câu điều kiện theo quan điểm mơi" If you go to the Post Office, mail this letter for me. Please call me if you hear anything from Jane. 2. Câu điều kiện loại 2 (Conditional sentences: type 2) - Diễn tả những hành động, sự việc không thể xảy ra ở hiện tại; hoàn toàn trái ngược với thực trạng ở hiện tại. Eg. If I were you, I would make friend with her. 3. Câu điều kiện loại 3 (Conditional sentences: type 3) - Diễn tả những sự việc, hành động không thể xảy ra trong quá khứ; hoàn toàn trái ngược với thực trạng trong quá khứ. Eg. If he had called the police, he would not have been in trouble. B. Các cách diến đạt khác của câu điều kiện 1. “Or” Eg. Keep silent or you will wake the baby up. 2. “When” Eg. I will call you when I go home. 3. “Without” Eg. Without the sun, man would live in the darkness. 4. “Unless” Eg. Unless you work hard, you will fail the exam. 5. Supposed (that) / Supposing (that) Provided (that) / Providing (that) Eg. Supposed that he were in Hanoi now, I would visit him. Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương 6 Nhóm: Ngoại Ngữ
  7. Trường THPT Nguyễn Bính Chuyên đề “Câu điều kiện theo quan điểm mơi" 6. On condition that Eg. I will help you on condition that you help me. 7. Assuming Eg. Assuming you went to Britain, what place would you want to visit first? 8. If only Eg. If only I were 10 cm taller, I would become to model. 9. Cách sử dụng will, would, could, should trong một số trường hợp khác Thông thường các trợ động từ này không được sử dụng với if trong mệnh đề điều kiện của câu điều kiện, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ như sau: • If you (will/would): Nếu vui lòng. Thường được dùng trong các yêu cầu lịch sự. Would lịch sự hơn will. If you will/would wait for a moment, I will go and see if Mr Conner is here. • If + Subject + Will/Would: Nếu chịu. Để diễn đạt ý tự nguyện. If he will listen to me, I can help him. Will còn được dùng theo mẫu câu này để diễn đạt sự ngoan cố: Nếu nhất định, Nếu cứ. If you will turn on the music loudly so late tonight, no wonder why your neighbours complain. • If you could: Xin vui lòng. Diễn đạt lịch sự 1 yêu cầu mà người nói cho rằng người kia sẽ đồng ý như là một lẽ đương nhiên. If you could open your book, please. • If + Subject + should + + command: Ví phỏng như. Diễn đạt một tình huống dù có thể xảy ra được song rất khó. If you should find any difficulty in using that TV, please call me. Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương 7 Nhóm: Ngoại Ngữ
  8. Trường THPT Nguyễn Bính Chuyên đề “Câu điều kiện theo quan điểm mơi" 10. Cách sử dụng if trong một số trường hợp khác • If then: Nếu thì If she can’t come to us, then we will have to go and see her. • If dùng trong dạng câu suy diễn logic (không phải câu điều kiện): Động từ ở các mệnh đề diễn biến bình thường theo thời gian của chính nó. If you want to learn a musical instrument, you have to practice. If you did not do much maths at school, you will find economics difficult to understand. If that was Marry, why didn’t she stop and say hello. • If should = If happen to = If should happen to diễn đạt sự không chắc chắn. If you should happen to pass a supermarket, perhaps you could get some eggs. If was/were to Diễn đạt điều kiện không có thật hoặc tưởng tượng. Nó gần giống câu điều kiện không có thật ở hiện tại. If our boss was/were to come in now (= if the boss came in now), we would be in real trouble. What would we do if I was/were to lose my job. Hoặc có thể diễn đạt một ý lịch sự khi đưa ra đề nghị If you were to move your chair a bit, we could all sit down. Note: Cấu trúc này tuyệt đối không được dùng với các động từ tĩnh tại hoặc chỉ trạng thái tư duy Correct: If I knew her name, I would tell you. Incorrect: If I was/were to know • If it + to be + not + for: Nếu không vì, nếu không nhờ vào. Thời hiện tại: If it wasn’t/weren’t for the children, that couple wouldn’t have any thing to talk about. Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương 8 Nhóm: Ngoại Ngữ