Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn Hình học Lớp 8

doc 22 trang sangkien 01/09/2022 11320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn Hình học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn Hình học Lớp 8

  1. SKKN: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS học phân môn Hình học lớp 8” I,Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Áp dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên :Môn toán THCS nơi chung và môn toán 8 nói riêng nhằm tạo hứng thú cho hs học phân môn hình học ,nâng cao chất lượng môn toán THCS II,Sự cần thiết ,mục đích của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 1, Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã xác định “phương pháp dạy học Toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt , độc lập sáng tao của tư duy”.Bắt nguồn từ định hướng đó giáo viên cần phải học hỏi nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài làm cho hiệu quả giờ học đạt cao nhất . Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu thực tiễn tại trường THCSBàn Đạt-Phú Bình –Thái Nguyên. tôi thấy còn nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức cơ bản của phân môn Hình học, chất lượng bộ môn vẫn còn thấp, các bài kiểm tra, bài thi còn chưa đạt yêu cầu. Bằng thực tiễn trong giảng dạy và tìm hiểu đã có những ý kiến như: phân môn hình học khó tiếp thu, lượng kiến thức trong giờ học còn nhiều mà lại khô khan, không hấp dẫn Điều đó nãy sinh trong tôi những trăn trở: Là làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê trong khi học? Có biện pháp gì để tạo hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo, vận dụng những gì đã học vào thực tiễn? Với mong muốn tìm ra những đáp án đó, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn hình học lớp 8” 2 Mục đích nghiên cứu:. Hướng dẫn học sinh tiếp thu môn Toán nói chung, môn Hình học nói riêng đạt kết quả cao không phải là chuyện nói đến đâu làm ngay được đến đó. Muốn đạt hiệu quả giảng dạy đòi hỏi một mặt kiến thức của thầy phải vững, phải sâu, phải có phương pháp phù hợp; mặt khác đòi hỏi người thầy có kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm thật khéo léo. Với đối tượng học sinh lớp 8 các em đã bắt đầu có biểu hiện của lứa Người thực hiện: Kiều Thị Ngà 1 Trường THCS Bàn Đạt
  2. SKKN: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS học phân môn Hình học lớp 8” tuổi “ tập làm người lớn” nên lời khen, lời động viên đối với các em phát huy hiệu quả không nhỏ. Bởi nó đã tác động vào thế giới tâm lí, tình cảm của các em khiến nảy sinh hứng thú về vấn đề đang được đặt ra hướng các em đến với những hành vi tự giác, chủ động và tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Đặc biệt với học sinh có biểu hiện chán học, khó tiếp thu hoặc không có tinh thần tiếp thu kiến thức sẽ khiến các em rơi vào tình trạng học sa sút. Bởi vậy người giáo viên phải dùng cái tâm của mình để giúp các em vượt qua trở ngại này vươn lên trong học tập. Và khi ấy người giáo viên thực sự dành cho các em một sự động viên, khích lệ kịp thời để tạo ra một bước đột phá trong học tập. Khi xác định được mục đích, ý nghĩa lớn lao của vấn đề này mới có thể xây dựng được phương pháp phù hợp nhất. Bởi vậy biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn Hình học 8 là một nội dung có tính chất quan trọng và lâu dài đối với nhà trường nói chung và từng giáo viên nói riêng. Khi xây dựng đề tài này bản thân tôi hướng đến mục đích cụ thể như vậy nhằm triển khai có hiệu quả phương pháp mà mình đã tích lũy qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn Toán cho học sinh THCS. .III,Mô tả nội dung của sáng kiến : 1,Tính mới Vấn đề giảm tỉ lệ học sinh yếu kém không phải là vấn đề mới mẻ trong giáo dục hiện nay,song là vấn đề cấp thiết phải làm để đưa nền giáo dục phát triển đáp ứng xu thế phát triển của xã hội -Điều mới ở đây là để giảm tỉ lệ hs yếu kém giáo viên dạy toán không chỉ dạy toán mà còn phải hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như:giáo dục đạo đức cho học sinh,tham gia hoạt động cộng đồng nhất là quan hệ với phụ huynh và các tổ chức xã hội khác,kết hợp với các giáo viên khác ,gần gũi học sinh kết hợp đồng bộ các hoạt động thì mới đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy ,mới đẩy lùi được tình trạng hs yếu kém về môn toán nhiều hơn 2,Tính khoa học: Có thể khẳng định rằng việc dạy học là một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Vậy nên với việc dạy học đòi hỏi người giáo viên cần có năng lực sư phạm vững vàng, phương pháp giảng dạy phù hợp theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức . Chính vì lẽ đó việc tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập phân môn Hình học hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của giáo viên . Ngoài Người thực hiện: Kiều Thị Ngà 2 Trường THCS Bàn Đạt
  3. SKKN: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS học phân môn Hình học lớp 8” việc lên lớp người giáo viên phải không ngừng học hỏi,tìm tòi tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền thụ cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dể hiểu, phù hợp với khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh Bám sát định hướng chung của ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học Toán ở trường THCS là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm say mê, hứng thú học tập cho các em. Đặc biệt những năm học gần đây toàn ngành đang thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng chính là tạo cho các em có niềm tin trong học tập, khơi dậy trong các em ý thức “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đó chính là cơ sở để khẳng định tạo hứng thú cho học sinh học tập nói chung, phân môn Hình học nói riêng trở thành một đòi hỏi đối với người làm công tác giảng dạy. 3,Tính thực tiễn a/Đặc điểm tình hình Bản thân tôi là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn Toán 8 được nhiều năm từ khi đổi mới chương trình SGK phổ thông, trong đó tất cả thời gian tôi dều giảng dạy tại trường THCS Bàn Đạt tôi thấy rằng: -Trong trường THCS môn Toán là môn khoa học luôn được chú trọng cao và cũng là môn có nhiều khái niệm trừu tượng. Nhất là phân môn Hình học có nhiều khái niệm trừu tượng nhất, bởi khi thực hiện các bài làm đối với hình vẽ lại phải “ mở rộng” các yếu tố như: vẽ thêm đường phụ để chứng minh, điểm, đường thẳng hay suy luận Kiến thức trong bài tập phong phú rất nhiều so với nội dung lí thuyết mới học. Bên cạnh đó yêu cầu bài học lại cao phải suy diễn chặt chẽ, lôgic. -Nếu phân môn Đại số các dạng bài tập thường có cách làm rất rõ ràng, chẳng hạn như: khi chia đa thức một biến đã sắp xếp, giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, giải bài toán bằng cách lập phương trình thì SGK đưa ra các bước giải rất cụ thể ; thì phân môn Hình học lí thuyết vừa ít lại trừu tượng, các hướng đi cụ thể ít nên học sinh khó định hướng cách làm. Hơn nữa sự chênh lệch giữa kiến thức lí thuýêt với lượng bài tập và thời gian luyện tập lại quá lớn. Do đó rất khó khăn Người thực hiện: Kiều Thị Ngà 3 Trường THCS Bàn Đạt
  4. SKKN: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS học phân môn Hình học lớp 8” trong việc chữa bài tập cho học sinh làm ở nhà, chọn bài để hướng dẫn trên lớp sao cho đầy đủ kiến thức cơ bản mà SGK yêu cầu. Học sinh khó khăn trong việc lập luận, suy diễn lôgic đã tạo nên thái độ miễn cưỡng, chán nản ở các em. Từ đó nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản, làm bài tập ở nhà cũng chỉ đối phó, lúng túng trong việc chọn và sử dụng dụng cụ để vẽ hình Điều này cho thấy giáo viên phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, chọn lọc cho mình một cách soạn giảng tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng. - Hơn nữa trường THCS Bàn Đạt nằm trên địa bàn thuộc diện 135, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, điều kiện học tập chưa đầy đủ, nhiều em không có thời gian học ở nhà, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học của con em, vấn đề xã hội hoá giáo dục chưa ngang tầm với giai đoạn hiện nay. Nên chất lượng học tập vẫn chưa được cao, số học sinh bị hỏng kiến thức còn nhiều, nhiều em còn có tâm lý sợ môn Hình học. b/Thực trạng chung của học sinh: Qua điều tra về mức độ hứng thú học môn Hình học của lớp 8A đầu năm cho thấy kết quả: Số HS có hứng thú Số HS không có hứng thú Tổng số HS SL % SL % 30 2 6,7 28 93,3% Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm phân môn Hình học khiến bất cứ ai nhìn vào củng cảm thấy lo ngại ,cụ thể: Khá giỏi Trung bình Yếu kém TSHS SL % SL % SL % 30 0 0 3 10% 27 90,0% Kết quả khảo sát đầu năm môn toán Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém HS SL % SL % SL % SL % SL % 30 2 6,7 2 6,7 21 70 2 6,7 3 10 Người thực hiện: Kiều Thị Ngà 4 Trường THCS Bàn Đạt
  5. SKKN: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS học phân môn Hình học lớp 8” 4,Tính hiệu quả CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN HÌNH HỌC 8 Trên cơ sở đó, tôi nghĩ giáo viên cần phải xây dựng được cho học sinh một sự hứng thú, kích thích tính tò mò, tự giác tìm hiểu về môn học. Bằng kinh nghiệm hiểu biết và tìm hiểu qua nhiều thông tin tôi có một số giải pháp như sau: 1.Tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu về kiến thức mới. - Với học sinh THCS ở lứa tuổi các em rất hiếu động, thích tò mò, khám phá và muốn được mọi người công nhận năng lực của mình, không thích bị áp đặt, phê bình. Điều này cho thấy khi truyền thụ kiến thức cho học sinh giáo viên phải lựa chọn những phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng, kích thích được tính tò của các em để xuất hiện nhu cầu khám phá, từ đó các em có tâm lý để chinh phục kiến thức. - Như vậy, phải làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học? Rõ ràng để làm được điều này, giáo viên phải đầu tư thật kỹ cho tiết dạy của mình. Riêng tôi, khi dạy tiết hình, thường chọn cho mình một phương pháp tạo tình huống từ những vấn đề thực tiễn như: Đưa ra một hình huống trong thực tế hoặc kể một câu chuyện có liên quan mật thiết đến toán học. Từ đó, học sinh tham gia tiết học tích cực, hào hứng hơn, các em không còn cảm giác bị gò ép, căng thẳng và chán nản nữa, đồng thời các em sẽ nhận thức được tính thực tiễn của bộ môn. Chẳng hạn: Khi dạy bài “Đường trung bình của tam giác” tôi đưa ra vấn để làm thế nào để gián tiếp đo khoảng cách giữa hai điểm B, C ở hai bên bờ ao. . C B . Người thực hiện: Kiều Thị Ngà 5 Trường THCS Bàn Đạt