Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tích cực hơn trong học môn Lịch sử 7

doc 10 trang sangkien 8841
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tích cực hơn trong học môn Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_tich_cu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tích cực hơn trong học môn Lịch sử 7

  1. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TIỂU CẦN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẬP NGÃI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TÍCH CỰC HƠN TRONG HỌC MÔN LỊCH SỬ 7 ĐỀ TÀI THUỘC LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ HỌ VÀ TÊN NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN NGỌC THẾ CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN: SỬ – ĐỊA – GDCD Tập Ngãi, tháng 10 năm 2011 1
  2. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Song song với việc truyền thụ kiến thức của các môn khoa học tự nhiên cho học sinh, thì việc truyền thụ kiến thức khoa học xã hội cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt, việc cải tiến các phương pháp nhằm thu hút học sinh tham gia hoạt động học tập ở trong nhà trường nói chung, môn Lịch sử nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Trong đó, phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động học tập. Ở phương pháp này, học sinh phải có sự chuẩn bị để thích nghi với đời sống xã hội thực tế, có óc quan sát và khả năng hứng thú trong học tập. Thực tế cho thấy ngoài những học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, thì còn một số học sinh còn thờ ơ, không quan tâm đến việc học tập của mình. Cụ thể ở lớp 73,74 – Trường THCS Tập Ngãi, trong các tiết học môn Lịch sử thì sĩ số thường xuyên không được đảm bảo, hoặc một số học sinh tham gia học tập với thái độ không tích cực. Ở đây chỉ xảy ra tập trung vào một số học sinh thuộc các nhóm đối tượng như: Thiếu sự quan tâm của gia đình, thái độ rụt rè nhút nhát, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, lười học tập, Trong điều kiện thực tế về cơ sở vật chất của một trường vùng sâu vùng xa như Trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi hiện nay, thì việc thực hiện các hoạt động học tập phong phú đa dạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Song song đó, điều kiện kinh tế nông nghiệp, sự quan tâm chưa đúng mức của gia đình phụ huynh học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Trước thực trạng trên, thiết nghĩ chúng ta phải từng bước khắc phục bằng nhiều biện pháp vừa liên tục, vừa tích cực trên nhiều phương diện nhằm thu hút học sinh tích cực hơn trong học tập. Đồng thời, để xây dựng “Trường học thân thiện. Học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương để học sinh noi theo” do ngành giáo dục phát động thì đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo phải phấn đấu nhiều hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới giáo dục. Là một giáo viên phụ trách môn Lịch sử ở lớp 73,74 – Trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi, năm học 2011 - 2012, với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực hơn trong học tập môn Lịch sử 7, nên tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài này. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: 2
  3. Với sự phát triển kinh tế ồ ạt như hiện nay, đòi hỏi ngành giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp nhằm để nâng dần chất lượng dạy học. Việc đổi mới toàn diện phương pháp dạy học trong nhà trường không chỉ thực hiện đơn thuần ở các môn khoa học tự nhiên mà còn thực hiện rộng rãi trong các môn khoa học xã hội. Chính việc đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện đó đã có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành giáo dục. Đối với học sinh ở các bậc học ngày nay nĩi chung, bậc Trung học Cơ sở nói riêng, các em vừa được học phong phú về các kiến thức ở sách giáo khoa, vừa được tham gia các hoạt động bổ ích trong nhà trường và ngoài xã hội nên đã tạo cho các em tâm lý thoải mái, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Các em được tìm hiểu nhiều hơn về chương trình học của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách tham khảo, truy cập mạng internet, . Đặc biệt, các em được tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, của đất nước, các tấm gương sáng ngời trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, . Đó là những điều thật gần gũi với các em, làm cho các em thích thú hơn, muốn tham gia học tập và noi theo gương của các anh hùng đó. Từ đấy, các em tích cực tìm hiểu về lịch sử, hăng hái tham gia các hoạt động về nguồn. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thiếu sự quan tâm của gia đình: Song song với sự phát triển kinh tế thị trường như hiện nay thì một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến sự học hành của con cái. Họ xem chuyện quan tâm, giúp đỡ, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của ngành giáo dục. Họ quan tâm đến việc làm ra tiền và cung cấp tiền cho con là đủ. Cũng có một bộ phận phụ huynh học sinh do sự kém hiểu biết nên cũng không quan tâm đến chuyện học tập của con mình. Cũng nằm trong nguyên nhân này, nhiều bậc làm cha làm mẹ lại đùng đẩy trách nhiệm làm cha làm mẹ cho nhau về việc quan tâm chăm sóc, giúp đỡ, tìm hiểu tâm tư tình cảm của con cái. Từ chỗ thiếu sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, những học sinh có tâm lý không vững vàng sẽ bị trao đảo và xao lãng dần chuyện học hành. Với sự không thoải mái về mặt tâm lý làm cho các em thiếu tự tin khi tiếp xúc với bạn bè với mọi người và khi tham gia các hoạt động học tập các em sẽ bị thụ động. b. Thái độ rụt rè, nhút nhát: Do đặc điểm cuộc sống của gia đình ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, môi trường tiếp xúc không được rộng rãi, điều kiện giao lưu học hỏi còn hạn chế nên trong quá trình tham các hoạt động học tập một số học sinh còn tâm lý rụt rè nhút nhát, chưa mạnh dạn hòa nhập cùng tập thể. Song song đó, do đặc điểm của lứa tuổi mới lớn nên các em dễ 3
  4. bị mắc cỡ trước đám đông, đặc biệt là những học sinh nữ. Lại có những học sinh do tính tự ái cao nên khi bị bạn bè trêu chọc thì các em không hăng hái tham gia các hoạt động học tập. Các em thích trầm lặng, không hiếu động, không thích tập thể. Bên cạnh những học sinh nhút nhát thật sự thì còn không ít những học sinh do bị động về sự chuẩn nội dung bài học ở tiết trước nên cũng rơi vào tình trạng thụ động trong quá trình tham gia xây dựng bài mới. c. Gia đình học sinh khó khăn: Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần thúc đẩy học sinh tích cực trong học tập là kinh tế gia đình. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và rèn luyện. Nó chi phối toàn bộ tâm sinh lý của học sinh. Khi điều kiện gia đình không ổn định thì mọi sự quan tâm của cha mẹ đến việc học hành, vui chơi của con cái dường như không chu đáo và thường xuyên. Điều đó làm cho học sinh không chuyên tâm vào học tập cũng như các hoạt động khác của tập thể lớp. d. Phương pháp học tập chưa phù hợp: Qua thực tế các tiết học môn Lịch sử ở lớp 73,74 – trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi cho thấy một nguyên nhân làm cho một số học sinh chưa tích cực tham gia xây dựng bài mới là phương pháp học tập chưa phù hợp. Phần lớn những học sinh này không chuẩn bị bài cũ trước khi tìm hiểu kiến thức ở bài học mới. Do không hiểu nội dung bài học cũ, nên khi giáo viên chuyển sang nội dung tiếp theo các em thấy hụt hẫng, không hiểu nội dung kiến thức mới, không theo kịp bạn bè. Cứ như thế theo thời gian, những kiến thức, những kĩ năng mà giáo viên cung cấp trong các tiết dạy thì những học sinh này không tiếp thu được. Vì vậy các em luôn thụ động và thiếu tích cực trong các hoạt động xây dựng bài mới. Cũng có những học sinh rất tích cực nhưng không mang lại hiệu quả cao, chính là vì các em không tập trung vào nội dung yêu cầu trọng tâm được đặt ra. Vì vậy, khi thực hành các em không áp dụng được hoặc chỉ thực hiện được một phần nhỏ của yêu cầu. Một đối tượng khác lại lợi dụng các tiết học để nghịch phá. Ở đối tượng này, các em xem nhẹ việc học tập, hiểu lệch về tầm quan trọng của việc học tập. Các em cho rằng học tập là một sự gàng buộc nên không cần quan tâm, không cần tìm hiểu. Lại có những học sinh học theo lối thuộc lòng một cách máy móc, nên không biết cách vận dụng vào thực tế. Chính những phương pháp học tập không phù hợp đó làm cho học sinh không lĩnh hội hết được nội dung của bài học, không mang lại hiệu quả cao trong học tập. Từ đó làm cho các em chán nản, thoái chí, không tích cực và không thích tham gia các hoạt động học tập nữa. 4
  5. e. Không thích học tập: Hiện nay, với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học thì đa số học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách nhanh chóng và khắc sâu hơn. Các em vừa được học lý thuyết vừa được thực hành do đó các em hăng hái, tích cực tham gia học tập cũng như tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ học sinh hiện nay do nhiều nguyên nhân tác động mà các em xem nhẹ việc học tập của mình. Do trí khôn chưa trưởng thành, cộng với tác động của các phần tử xấu bên ngoài xã hội làm cho các em nghĩ lệch đi về nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu là học tập và rèn luyện nhân cách. Các em chưa tìm ra niềm vui khi tham gia các hoạt động học tập trong đó có môn Lịch sử. Các em xem việc học tập là một gánh nặng, một sự gò bó ép buộc đối với bản thân mình. Từ tâm lý bất mãn đó khi tham gia các hoạt động học tập các em cảm thấy chán chường, mệt mỏi, không thích thú. Các tiết học đối với những học sinh này là một hình phạt không hơn không kém. Tâm lý ức chế đó kéo dài nhiều ngày trở thành thói quen, trở thành cá tính lôi kéo các em cứ xa dần kiến thức, xa dần tập thể lớp, xa dần mọi người. Từ đó không muốn đến trường, không muốn học tập. Cũng có học sinh do mặc cảm với bạn bè về học lực yếu kém của bản thân nên các em ngại tiếp xúc với tập thể, xa rời tập thể. Theo thời gian các kiến thức, các kĩ năng của các em hỏng đi liên tục, làm cho sự mặc cảm của bản thân về sự thua súc với bạn bè càng tăng lên, nên các em không thích học tập. f. Điều tra thực tế: Với trăn trở của cá nhân, khi tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã mở một cuộc điều tra thực tế bằng cách thăm dị ý kiến trong 31/64 học sinh chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập môn Lịch sử ở lớp 73,74 – trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi và thu được kết quả như sau: NGUYÊN NHÂN THIẾU SỐ TỈ LỆ GHI STT TÍCH CỰC LƯỢNG (%) CHÚ 01 Thiếu sự quan tâm của gia đình. 6/64 9,4 02 Thái độ rụt rè nhút nhát. 5/64 7,8 03 Gia đình khó khăn. 7/64 10,9 04 Phương pháp học tập chưa phù hợp. 8/64 12,5 05 Không thích học tập. 5/64 7,8 III. GIẢI PHÁP, KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1. Giải pháp: a. Đối với học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình: 5