Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 học môn Khoa học

doc 21 trang sangkien 19385
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 học môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 học môn Khoa học

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 4 HỌC MÔN KHOA HỌC I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa, ông cha ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đúng vậy, lễ nghĩa bao giờ cũng đi đầu trong việc quan sát, nhìn nhận và đánh giá một con người trong giao tiếp. Tuy nhiên việc giao tiếp đó có thành công không, có hiệu quả không lại còn liên quan đến một vấn đề khác đó là văn hóa. Trình độ văn hóa giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói : “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thành người vô dụng”. Chính vì lẽ đó mà việc giáo dục con người phải song song hai mặt. Đúng vậy, để việc giáo dục con người trở thành người toàn diện hai mặt là việc làm không dễ. Ngay trong thời điểm này đây, trọng trách của nhà trường, của người giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phải phát huy hết năng lực của mình, phải làm sao cho học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, và như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. Nó đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, góp phần nâng chất lượng dạy và học. Để thực hiện điều này, từ thực tế thực hiện nhiệm vụ trong nhiều năm học qua, tôi đã đúc kết được “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học” và trong năm học 2016-2017, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận : “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng” (Jonh O.Brien). Đúng vậy, người giáo viên tiểu học là người trực tiếp giảng dạy hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Người giáo viên tiểu học giống như một người chăm sóc cho hạt giống nảy mầm, hàng ngày hàng giờ phải theo dõi từng sự thay đổi, từng bước phát triển của hạt giống ấy sao cho chúng thành cây non khoẻ mạnh và tiếp tục trưởng thành. 1
  2. Luật Giáo dục của Nhà nước ta quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Mục 2, Điều 27). Bởi vậy, để giúp các em có kĩ năng quan sát tốt, thực hành tốt, tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động học tập thì người giáo viên tiểu học là người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các thầy giáo, cô giáo phải động viên, khích lệ các em thật nhiều để các em phát huy hết khả năng của mình: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” (Ngạn ngữ Nga). 2. Thực tiễn : Ngay từ đầu năm học khi mới nhận lớp, các em rất thụ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà, nhút nhát khi tham gia hoạt động nhóm, nói nhỏ, thiếu tự tin trong giao tiếp và bày tỏ ý kiến riêng, Vậy làm sao để các em có thể hoàn thành tốt các môn học về kiến thức lẫn kĩ năng sống hàng ngày của các em ? Việc dạy cho các em biết tính toán, đọc và viết là những việc làm tương đối đơn giản. Nhưng còn các phân môn học khác như Khoa học, Lịch sử, Địa lí, thì sao ? Vì như ta đã biết, môn Khoa học là môn vừa chứa các yếu tố xã hội vừa chứa các yếu tố tự nhiên. Qua môn học này, người giáo viên không chỉ giáo dục cho các em lòng say mê Khoa học mà còn giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước. Từ những băn khoăn, trăn trở đó tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài này. Đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện từ nhiều năm học trước. Sau đó rút kinh nghiệm, bổ sung và sẽ được hoàn thiện vào cuối năm học 2016-2017. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ hướng vào các nội dung cơ bản sau đây : 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập. 2. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi-Gameshow. 3. Tổ chức cho học sinh thực hành-thí nghiệm. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là nghiên cứu để nắm vững tình hình học tập chung của lớp và của từng học sinh. Tạo điều kiện cho từng học sinh thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học nhất là môn Khoa học là rất phong phú và đa dạng : Thực hành-thí nghiệm, thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi học tập, giải quyết tình huống có vấn đề, Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy người giáo viên không nên lạm dụng phương pháp nào. Cần phải cân nhắc kĩ nội dung, tính chất của mỗi bài dạy; căn cứ vào nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên; vào điều kiện, hoàn cảnh 2
  3. cụ thể của từng lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học cho hiệu quả. Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên hay đồ dùng học tập của học sinh đối với mỗi tiết học là một việc làm vô cùng quan trọng, hiệu quả tiết học đạt được ở mức độ nào là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị rất cao. Vì vậy, giáo viên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị hoặc giao cho học sinh chuẩn bị. Chẳng hạn : Để chuẩn bị cho các bài học của ngày hôm sau, tôi cho học sinh ghi vở dặn dò: Đọc và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu, tranh ảnh hoặc dụng cụ học tập liên quan đến nội dung bài học. Đầu giờ học hôm sau, từng bàn 2 em sẽ tự kiểm tra cho nhau về sự chuẩn bị của bạn mình, sau đó báo cáo lại với tổ trưởng. Đến đầu mỗi tiết học, các tổ trưởng sẽ thông báo lại kết quả chuẩn bị của tổ mình trước lớp với giáo viên. Căn cứ vào đó, tôi sẽ ghi điểm thi đua cho các tổ, cuối tuần vào tiết sinh hoạt tập thể sẽ tuyên dương tổ nào học tập tốt, nề nếp tốt, chuẩn bị chu đáo phần dặn dò về nhà; tổ nào điểm thấp nhất sẽ phải trực vệ sinh cho tuần học kế tiếp. Việc dặn dò chuẩn bị bài cho ngày hôm sau như tôi đã thực hiện cũng có nhiều tác dụng: thứ nhất thông qua việc đọc và trả lời các câu hỏi, các em được luyện đọc chữ; thứ hai các em có thể rèn chữ viết nếu có những nội dung các em cần ghi chép lại sau khi quan sát; thứ ba tích hợp được bộ môn Mĩ thuật trong quá trình vẽ tranh; Một vài ví dụ về phần nội dung dặn dò cho các bài học : Bài 7. Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ? (sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua, ). Mục đích là giúp các em phân loại tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. Đồng thời giúp các em có dụng cụ để tham gia trò chơi học tập theo nhóm. Bài 9. Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn (Sưu tầm tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa i-ốt và vai trò của i-ốt đối với sức khỏe; Có thể vẽ tranh tuyên truyền, cổ động liên quan đến thực phẩm có chứa i-ốt). Qua việc tìm hiểu, sưu tầm các em sẽ nắm được ích lợi cũng như tác hại của i-ốt đối với sức khỏe. Bài 10. Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. -Yêu cầu các em chuẩn bị theo nhóm, như : Một số rau, quả (cả loại tươi và héo úa); một số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp. Mục đích giúp các em biết phân biệt được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn, biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; biết xem hạn sử dụng các thức ăn, thức uống đóng hộp, đóng chai. Hoặc : Bài 18, 19. Ôn tập : Con người và sức khỏe (Phiếu học tập ghi lại tên thức ăn, thức uống của bản thân học sinh trong tuần qua Các tranh, ảnh, mô hình như : các loại rau, quả, con giống bằng nhựa hay vật thật các loại thức ăn. Để các em củng cố lại chất dinh dưỡng trong thức ăn, vai trò của chúng. Từ đó các em sẽ ghi nhớ sâu hơn về cách chọn rau, củ, quả tươi ngon. 3
  4. Bài 20. Nước có những tính chất gì ? (Chuẩn bị theo nhóm : 2cốc thủy tinh giống nhau : 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng sữa; chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa trong có thể nhìn thấy bên trong; 1 tấm kính hoặc 1 mặt phẳng không thấm nước và 1 khây đựng nước-như hình SGK/tr43; 1 miếng vải, bông, giấy thấm, miếng mút, túi nilong ; một ít đường, muối, cát, và thìa). Xuất phát từ cuộc sống hàng ngày, các em sẽ dự đoán và làm được thí nghiệm với những gì mình chuẩn bị được để tìm hiểu kiến thức về tính chất, hình dạng của nước. Bài 25. Nước bị ô nhiễm. (Chuẩn bị theo nhóm : 1 chai nước ao, hồ hoặc nước đã giặt khăn lau bảng, 1 chai nước giếng hoặc nước máy; 2 chai không có nước; 2 phễu lọc nước; bông để lọc nước. 1 kính lúp (nếu có)). Đây là những vật dụng hàng ngày các em đều có thể chuẩn bị được và sẽ quan sát, làm thí nghiệm để biết được một số đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm. Bài 30. Làm thế nào để biết có không khí ? (Chuẩn bị theo nhóm : các túi nilong to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thủy tinh, chai không, 1 miếng bọt biển hoặc 1 viên gạch hay cục đất khô). Các em sẽ dùng những vật dụng này để làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật. Bài 31. Không khí có những tính chất gì ? (Chuẩn bị theo nhóm : 8-10 quả bóng với hình dạng khác nhau, chỉ hoặc thun để buộc bóng; bơm xe đạp (nếu có)) để các em chơi “Thi thổi bóng” và làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. Bài 33, 34. Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I - trang 68 (Chuẩn bị : Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí). Các em sử dụng những gì mình chuẩn bị được để tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?” và “Triển lãm tranh” về vai trò của nước và không khí. Bài 35. Không khí cần cho sự cháy (Chuẩn bị theo nhóm : 2 lọ thủy tinh : 1 lọ to, 1 lọ nhỏ; 2 cây nến bằng nhau; 1 lọ thủy tinh không đáy hoặc ống thủy tinh, đế kê – như hình vẽ SGK). Các em sẽ dự đoán và làm thí nghiệm chứng minh càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xy để duy trì sự cháy được lâu hơn; muốn sự cháy diễn ra lâu hơn thì không khí phải được lưu thông. Bài 41. Âm thanh (Chuẩn bị theo nhóm : Ống bơ (lon sữa bò), thước, vài hòn sỏi; trống nhỏ, một ít giấy vụn; kéo, lược; ) để các em biết cách và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh. Làm thí nghiệm chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh. Bài 45. Ánh sáng (Chuẩn bị theo nhóm : hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo cuộn lại để tạo thành hộp kín); tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván; ). Các em sẽ cùng làm thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng, chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt và phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. Bài 46. Bóng tối (Chuẩn bị theo nhóm : đèn pin, tờ giấy to hay tấm vải, kéo, bìa, một số vật như ô tô đồ chơi, thú nhồi bông, hộp, ). HS dự đoán và làm thí nghiệm để biết được vị trí, hình dạng của bóng tối, bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng, 4