Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_cho_hoc_sinh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh Lớp 1
- Phòng giáo dục & Đào tạo Lục Nam Trường tiểu học Phương Sơn * Đề tài: Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1 Họ và tên : Tô Thị Quyên Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường TH Phương Sơn Năm học : 2010 - 2011 Phương Sơn, tháng 7 năm 2011
- SáNG KIếN KINH NGHIệM: Tô Thị Quyên Lời cảm ơn Đề tài :”Kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1 ” được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Tiểu học Phương Sơn cùng toàn thể các thày giáo, cô giáo và các em học sinh lớp 1A. Đề tài này thực hiện liên tục trong năm học 2010 – 2011 đã thu được kết quả nhất định. Vì năng lực của bản thân có hạn nên trong thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy tôi rất mong được sự tham gia góp ý của các thầy giáo, cô giáo, những người có tâm huyết với phong trào : “Vở sạch – Chữ đẹp” để đề tài được hoàn thiện hơn . Xin chân thành cảm ơn ! Tác giả Tô Thị Quyên Trường Tiểu học phương Sơn -2-
- SáNG KIếN KINH NGHIệM: Tô Thị Quyên Mục lục Nội dung Trang Lời cảm ơn 2 * Phần I : Đặt vấn đề Lý do chọn đề tài. 4 Mục đích nghiên cứu của đề tài. 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 5 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . 5 Phương pháp nghiên cứu đề tài. 5 Những đóng góp mới của đề tài . 6 Kết cấu của đề tài. 6 * Phầnii: Nội dung I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 7 Cơ sở lý luận của vấn đề 7 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 8 II. Quá trình tiến hành 8 * PhầnIII: Kết quả áp dụng năm học 2010-2011 12 Kết quả 12 Bài học kinh nghiệm, ý kiến đề xuất 13 * Phần IV: Kết luận 14 Lời cảm ơn 14 Tài liệu tham khảo 16 Trường Tiểu học phương Sơn -3-
- SáNG KIếN KINH NGHIệM: Tô Thị Quyên Phần thứ nhất : Đặt vấn đề 1 - Lý do chọn đề tài: “Nét chữ nết người” nét chữ thể hiện tính cách của con người. Từ xa xưa ông cha ta rất coi trọng việc rèn luyện chữ viết, xã hội càng văn minh thì yêu cầu về chữ viết càng phải đúng, đẹp. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh là một việc làm quan trọng trong nhà trường. Đây là yêu cầu, là trách nhiệm với tất cả giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học. Đồng thời ta có thể nhận thấy rằng chữ viết hiện nay của học sinh nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng là một vấn đề đáng quan tâm, đáng báo động, vì tỷ lệ học sinh viết chữ rõ ràng, đủ nét, thẳng hàng và đẹp nhìn chung là thấp. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học Phương Sơn, tôi thấy số học sinh viết chữ xấu, có nhiều sai sót, tăng ở tất cả các lớp, đặc biệt là với lớp 1. Điều này thể hiện rõ qua các cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” của các năm học. Hơn nữa, trong thực tế còn có giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh ở lớp mình, thể hiện ở cách ghi bảng của giáo viên, lời nhận xét đánh giá bài kiểm tra, bài viết của học sinh Cá biệt còn có giáo viên viết chữ chưa chuẩn. Với trường Tiểu học Phương Sơn vào những năm 1970 – 1980 của thế kỷ XX người ta đều coi đây là cái nôi của phong trào “ Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” của tỉnh Hà Bắc. Thày giáo Vũ Huy Từ chính là người khởi xướng phong trào này. Sau đó, phong trào đã bị mai một đi và lắng xuống trong thời gian khá dài. Tuy vậy, những năm gần đây phong trào này lại được khôi phục và được tổ chức rầm rộ trên qui mô toàn quốc vào năm học 2001 – 2002 và đến nay, nó đã làm cho toàn xã hội phải quan tâm. Ngày 17 tháng 6 năm 2002 Vụ tiểu học đã ra văn bản số 5150/TH hướng dẫn dạy và học viết chữ ở Tiểu học: “Mẫu chữ dùng để dạy và học ở trường Tiểu học”. Yêu cầu việc dạy và học viết chữ như :”Tiếp tục đẩy mạnh phong trào luyện viết chữ đẹp trong giáo viên, học sinh và tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp hàng năm ở cấp cơ sở. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm tạo điều kiện cho việc dạy và học viết chữ trong nhà trường Tiểu học”. Trường Tiểu học phương Sơn -4-
- SáNG KIếN KINH NGHIệM: Tô Thị Quyên Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài :”Kinh nghiệm rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu và áp dụng. 2 - Mục đích của việc nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu, triển khai, áp dụng việc rèn chữ viết với học sinh lớp 1. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chữ viết học sinh tiểu học nói chung, cũng như học sinh lớp 1 nói riêng. Từng bước góp phần đưa phong trào “Vở sạch chữ đẹp” của trường Tiểu học Phương Sơn ngày càng có hiệu quả cao, đáp ứng lòng mong mỏi của học sinh , giáo viên , các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội . 3- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài này thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu thực tế việc rèn chữ viết của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Phương Sơn . - Tìm ra kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh . - Rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng đạt hiệu quả trong giảng dạy. 4- Phương pháp nghiên cứu: - Đọc các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài. - Sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, phương pháp luyện tập thực hành và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. 5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 1A và khối lớp 1 trường Tiểu học Phương Sơn. - Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011. 6-Những đóng góp mới của đề tài. Qua quá trình thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi thấy có một số đóng góp mới như sau. * Đối với giáo viên : Cần nhận thức sâu sắc hơn về việc rèn luyện chữ viết cho học sinh, có kế hoạch phân loại chữ viết cho học sinh ngay từ đầu Trường Tiểu học phương Sơn -5-
- SáNG KIếN KINH NGHIệM: Tô Thị Quyên năm học, xây dựng các phương pháp luyện chữ viết cho từng đối tượng học sinh để ngày càng nâng cao chất lượng chữ viết cho các em. * Thường xuyên quan tâm giáo dục ý thức rèn chữ viết đẹp cho các em, bồi dưỡng cho các em lòng say mê và tinh thần rèn viết chữ đẹp để từ đó làm cơ sở học tốt các môn học khác. * Góp phần nâng cao ý thức rèn luyện chữ viết đẹp trong cả đội ngũ giáo viên và học sinh , tạo niềm tin yêu quí trọng chữ Việt của chúng ta. 7- Kết cấu của đề tài: * Gồm 4 phần Phần I : đặt vấn đề. 1- Lý do chọn đề tài. 2- Mục đích nghiên cứu đề tài 3- Nhiệm vụ nghiên cứu. 4- Phương pháp nghiên cứu 5- Đối tượng nghiên cứu 6- Những đóng góp mới của đề tài 7- Kết cấu của đề tài Phần II : Nội dung nghiên cứu 1- Cơ sở lý luận 2- Cơ sở thực tiễn 3- Quá trình nghiên cứu và áp dụng. Phần III :Kết quả áp dụng năm học 2010-2011 1- Kết quả đạt được năm học 2010-2011 4- Bài học kinh nghiệm 5-ý kiến đề xuất Phần IV : Kết luận. Trường Tiểu học phương Sơn -6-
- SáNG KIếN KINH NGHIệM: Tô Thị Quyên Phần thứ hai: nội dung nghiên cứu I- Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: 1- Cơ sở lí luận. * Phân tích vị trí và tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 . Lớp 1 là lớp học nền móng của quá trình học ở tiểu học, chính vì vậy việc rèn viết cho các em viết đúng, viết đẹp là rất quan trọng.“Nét chữ - nết người” nét chữ thể hiện tính cách của con người, hơn nữa thông qua việc rèn chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Như vậy phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp vừa là mục đích, vừa là phương tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh . Có viết được chữ đúng thì học sinh mới có khả năng học được các môn học khác. Trước sự xuống dốc của chữ viết học sinh, đây cũng là mối quan tâm lo lắng của nhiều người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh, những người làm công tác trong và ngoài ngành giáo dục . Liên tục từ năm 1995 trở lại đây trong nhiều số báo tập san giáo dục tiểu học, mục diễn đàn giảng dạy và chỉ đạo ở tiểu học đều có bài bàn luận về chữ viết của học sinh hiện nay như: “Làm thế nào để cứu lấy chữ viết của học sinh “; “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh ” của nhiều tác giả. Có thể nói những bài báo này đã làm thức tỉnh tất cả mọi người và nhất là những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Hơn nữa từ năm học 2002 – 2003 ngay từ lớp 1 chữ viết đã có sự thay đổi theo mẫu chữ truyền thống. Với tôi, là một giáo viên dạy lớp 1 tôi đã suy nghĩ rất nhiều, trên thực tế tôi thường xuyên đọc các số báo và nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan đến chữ viết của học sinh . Đặc biệt là bài báo : Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Cao; Phương pháp dạy chính tả, phương pháp dạy tập viết của nhóm tác giả Lê A Đỗ, Xuân Thảo, Trịnh Bá Ninh. Để vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh lớp mình. Trường Tiểu học phương Sơn -7-
- SáNG KIếN KINH NGHIệM: Tô Thị Quyên 2- Cơ sở thực tiễn. a) Những thuận lợi: - Học sinh : Đa số học sinh đã có đầy đủ sách, vở và phương tiện học tập (Có sự hỗ trợ của nhà trường) học sinh ngoan, chăm chỉ, có hướng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi. b) Những khó khăn. Một số bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em, các em chưa có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập . Có 02 học sinh khuyết tật hoà nhập, các em có hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng là lý do làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em. c) Khảo sát thực trạng chữ viết của học sinh . Tổng số học sinh Chữ viết loại A Chữ viết loại B Chữ viết loại C 21 01 = 4.7% 9 = 42.9% 11 = 52.4 % II- Quá trình nghiên cứu, áp dụng. Với những thuận lợi và khó khăn đã nêu ở trên, cùng với sự quan tâm động viên giúp đỡ của các đồng chí trong ban giám hiệu, của tổ chuyên môn và sự nỗ lực phấn đấu của học sinh. Tôi đã tiến hành rèn chữ viết cho học sinh lớp mình như sau. Sau khi được phân công chủ nhiệm và nhận lớp 1A, tôi đã phân loại nắm vững ưu, nhược điểm của từng học sinh. Trên cơ sở đó, tôi đã lên kế hoạch rèn chữ cụ thể cho từng đối tượng . - Nhóm 1: Gồm những em học sinh viết chữ xấu. - Nhóm 2: Gồm những em học sinh viết chữ bình thường. - Nhóm 3 : Gồm những em học sinh viết chữ khá đẹp. Mục đích của việc chưa nhóm nói trên là để cô giáo có thời gian tâm sự, biện pháp rèn luyện đặc biệt đối với nhóm 1. Thực tế tôi đã phải ôn thường xuyên cho các em từ đầu tháng 8, các em nắm vững được các nét cơ bản, sau đó mới ghép để viết thành chữ. Vì “Học sinh có đọc thông thì mới viết thạo” được. Còn đối với nhóm 2 và nhóm 3 trên cơ sở các em đã nắm được những Trường Tiểu học phương Sơn -8-