Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn cho học sinh luyện viết tốt phần chữ thường
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn cho học sinh luyện viết tốt phần chữ thường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_cho_hoc_sinh_luye.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn cho học sinh luyện viết tốt phần chữ thường
- A.đặt vấn đề I. lý do chọn đề tài Chữ viết là 1 hệ thống kí hiệu, được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Nhờ có chữ viết mà những thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ nơi này đến nơi khác. Bất kỳ môn học một cấp học nào đều phải dùng chữ viết. Từ xưa ông cha ta đã dạy “nét chữ là nết người” không sai chút nào. Qua tình hình thực tế ở địa phương cho thấy rằng trong khoảng thời gian các em học ở trường mẫu giáo được viết rất ít nên khi các em bắt đầu vào lớp một luyện chữ viết cho các em là rất cần thiết. Như chúng ta biết khi đã nói đến chữ viết chúng ta không thể không nói đến chữ thường vì nói được sử dụng rất nhiều trong 1 từ, 1 câu Đúng vậy chúng ta biết cái gì cũng bắt nguồn từ thói quen. Khi các em bắt đầu viết việc hình thành thói quen cho các em là rất cần thiết vậy muốn cho các em viết những chữ viết thường đúng, đều đẹp để các em sử dụng xuyên suốt quá trình học tập của các em sau này. Xuất phát từ mục tiêu trên tôi đã khẳng định cho mình là một người giáo viên dạy lớp 1 mình phải giúp các em có được chữ viết thường đúng, đẹp. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu thực nghiệm ở lớp tôi đề tài này để giúp cho các em luyện viết thành kỹ năng, rèn cho các em tính cẩn thân, tỷ mỉ có thói quen làm việc khoa học cho nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn cho học sinh luyện viết tốt phần chữ thường” II. thực trạng việc luyện viết chữ thường ở trường tiểu học Hải nhân 1. Thực trạng 1
- Với các em học sinh lớp 1 bắt đầu làm quen với việc học ở trường theo khuôn khổ, các em rất bỡ ngỡ, hơn nữa không phải tấtcảc các em vào lớp 1 đã được học qua mẫu giáo đều biết viết mà có những em chưa biết viết chữ, các em rất chóng chán khi không biết viết, vì vậy việc luyện viết cho các em đòi hỏi phải có thời gian nhất định, Hơn nữa sự quan tâm của gia đình học sinh chưa có, họ còn có tư tưởng phó mặc chogiáo viên ở trường, Khi nhận lớp một thời gian tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh trong lớp tôi 2. Kết quả thực trạng qua khảo sát đầu năm Kết quả khảo sát đầu năm Tổng số học sinh: 26 em Loại A Loại B Loại C SL % SL % SL % 10 38 16 62 Qua kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh viết chưa đạt còn chiếm 2/3 số học sinh trong lớp, tôi rất băn khoăn làm thế nào để luyện viết cho các em viết chữ thường được đạt yêu cầu. Tôi đã áp dụng một số biện pháp để học sinh viết tốt hơn. 2
- b. giải quyết vấn đề I Các giải pháp thực hiện Đối với học sinh lớp 1 thì việc luyện viết cho các em hết sức cần thiết nhưng đó cũng là vấn đề chiếm nhiều thời gian thì mới có hiệu quả, sản phẩm mà cả giáo viên và học sinh luyện tập không thể được ngay theo ý muốn mà phải qua thời gian luyện tập, thực hành, hơn nữa học sinh lớp 1 đang còn nhỏ nay lại mới bước vào cấp học mới, ở nhà trẻ mẫu giáo học sinh được học bảng chữ cái song việc đựơc luyện viết là rất ít, các em chỉ được luyện viết các chữ cái, có những em viết được nhưng cũng có những em viết chưa thành thạo, chưa biết quy trình viết bắt đầu từ đâu, giáo viên phải cầm tay tập cho các em. Chính vì vậy việc luyện viết chữ thường cho học sinh là mọt việc làm hết sức khoa khăn đối với học sinh lớp 1. Xuất phát từ thực tế dạy lớp 1 trong nhiều năm tôi thấy các em viết chưa đúng chưa đẹp và chưa biết cách trình bày cho nên tôi đã mạnh dạn áp dụng vào thực tế lớp mình giúp các em luyện viết đúng và đẹp hơn, giúp cho các em có tính tỷ mỷ cẩn thận trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày, góp phần hoàn thiệnnhân cách của các em. áp dụng một số biện pháp sau: 2. Các biện pháp giúp học sinh lớp 1 luyện viết chữ thường Với các em bắt đầu vào lớp một các em bắt đầu làm quen với chữ thường bởi vì ở mẫu giáo các em chỉ mới được viết chữ in hoa. Việc dạy viết chữ thường cho các em là rất cần thiết. Đối với lớp một mãi đến hết học kì I các em mới được làm quen với chữ hoa, lúc này các em mới được làm quen với phấn , bảng, bút mực việc giúp các em nắm được tên gọi, hình dáng nét chữ cơ bản, biết nhận diện và phân tích các nét trong từng con chữ. Nhóm chữ bắt đầu bằng nét cong: c, o, ô, ơ, x, a, a, â, Nhóm chữ bắt đầu bằng nét hất 3
- Nhóm chữ bắt đầu bằng nét móc: m, n, v Nhóm chữ bắt đầu bằng nét khuyết : k, h, b, l Nhóm chữ bắt đầu bằng nét xoắn: r, s Muốn cho các em viết đẹp chữ được thì trước tiên phải hướng dẫn các em viết đúng chữ để dần hình thành thói quen. Vậy viết đúng là như thế nào? Tức là phải viết đúng cả chiều cao và chiều rộng của từng chữ sau. Khi các em đã nắm được các nét chữ cơ bản trong mỗi chữ tôi hướng dẫn cụ thể với từng chữ: Chữ c một nét cong Chữ o, ô, ơ với một nét cong kín, nâng bút lên viết dấu chữ. Chữ x ai nét cung ngược chiều nhau Chữ a, ă, â, tiết 2 nét: nét cong và nét móc riêng ă và â sau khi viết xong 2 nét đầu, nâng bút lên viết thêm dấu của chữ. Chữ q, gồm một nét cong và một nét sổ ( sổ xuống dòng dưới) Chữ g gồm một nét cong và một nét khuyết quay xuống Chữ p, gồm một nét cong và một nét móc cao 2 đơn vị nhô lên dòng trên. Chữ đ, viết như chữ d, thêm nét ngang Chữ i bắt đầu bằng nét hất, tiếp theo là nét móc. Chữ t, có nét móc cao 1,5 đơn vị, nét ngang nằm trên dòng kẻ Chữ u, gồm ba nét: Một nét hất vào hai nét móc nét móc trước có đuôi hất cao nối liền với nét móc sau. Chữ ư viết giống chữ u, thêm nét dấu ( nét chữ 4 ) Chữ y, gồm 3 nét: nét hất, nét móc, và nét khuyết quay xuống. Khi viết, đuôi nét hất cao lên để nối liền nét khuyết. Chữ p, gồm 3 nét: nét hất. Nét sổ 2 đơn vị và nét móc hai đầu. Chữ e, và ê gồm 2 nét: nét hất liền mạch với nét cong. Chữ e thêm nét dấu ê 4
- Chữ m gồm 3 nét móc quay xuống viết liền mạch nhau nét móc thứ 3 đuôi hết lên ( thành nét móc 2 đầu) Chữ n, gồm 2 nét: nét móc quay xuống vào nét móc 2 đầu Chữ v, gồm 2 nét: nét móc 2 đầu, cuối nét móc hai đầu là nét xoắn. Chữ h, gồm 2 nét: nét khuyết và nét móc 2 đầu. Chữ k, cũng gồm 2 nét: nét khưyết và nét xoắn. Chữ l gồm 1 nét khuyết đuôi móc lên. Chữ b , gồm 2 nét: nét khuyết ( giống như l ) đuôi móc cao lên và kết thúc bằng nét xoắn . Chữ r, bắt đầu bằng nét xoắn, đuôi nét xoắn chuyển sang nét móc. Chữ s , cũng bắt đầu bằng nét xoắn nhưng đuôi nét xoắn chuyển sang nét cong. Qua đó học sinh nắm chắc được quy trình viết các con chữ , các em luyện viết thành thạo Sau đó tôi tiến hành cho học sinh luyện viết trên bảng con, luyện viết trên bảng con là một khâu quan trọng khi luyện viết chữ. Hiện nay các em đã sử dụng bảng có cả hàng kẻ ngang và hàng kẻ dọc nên có phần thuận lợi cho giáo viên khi hướng dẫn các em viêt. Tôi xác định rằng khi các em viết chữ đúng thì chúng ta cũng yên tâm về chữ viết của các em. Muốn vậy trong mỗi tiết học giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể. ở lớp 1 phần luyện viết được kết hợp cả trong phân môn dạy học vần và môn tập viết. Ví dụ khi dậy bài chữ e Cho các em quan sát mẫu để các em nhận xét, biết được đặc điểm của con chữ: Chữ e bắt đầu bằng từ giữa li thứ nhất kéo lên hết li thứ nhất kéo lên li thứ hai để được nét hất và kéo luôn xuống hết li thứ nhất rồi móc lên được nét móc ngược. Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn học sinh quy trình viết. 5
- Trước khi học sinh thực hành viết bảng giáo viên hướng dẫn cho các em cách cầm phấn, tay cầm phấn nhẹ nhàng bằng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, khi viết cổ tay kết hợp với cánh tay chuyển động mềm mại, cần giữ tay và quần áo sạch sẽ khi ngồi viết với tư thế thoải mái, bảng cách mắt là 25 – 30 cm. Trong khi học sinh thực hành viết giáo viên phải đến từng em để quan sát , giúp đỡ các em viết nhất là các em còn yếu , có em phải cầm tay viết nhiều lần . Trong khi trình độ của các em không đồng đều nên tôi đã phân loại đối tượng học sinh, hiện nay cơ sở vật chất nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu học tập của các em, tôi phân công cho 2 em ngồi 1 bàn, em viết tốt ngồi với em viết kém hơnvì ở lứa tuổi này các em dễ bắt chước bạn, bắt chước thầy cô rất là nhanh. Chính vì vậy cho nên giáo viên viết mẫu thật chuẩn để học sinh nhìn vào mẫu chữ của giáo viên viết lại vào bảng con của mình , các em phải được thực hành trên bảng con ít nhất 3 lần . Sau khi các em luyện viết vào bảng con thành thạo tôi tiến hành cho các em luyện viết vào vở. Khi các em viết vào vở tôi cho các em viết bằng bút chì vì cá em viết bằng bút chì dễ khiến các con chữ hơn khi các em dùng bút bi trơn khó viết theo yêu cầu , sau đó cho các em luyện viết bằng bút mực. Khi viết bằng bút mực tương tự như viết vào bảng con, ở vở viết có cả dòng kẻ ngang và dòng kẻ dọc nên các em dễ viết đúng khoảng cách cự ly các em có thể nhìn vào mẫu chữ viết vào vở. Những em đã viết tốt nhắc nhở các em viết đẹp hơn còn những em viết còn kém tôi đã viết mẫu mỗi hàng hai chữ để lưu ý các em biết khoảng cách giữa các con chữ. Sau khi các em viết các con chữ thành thạo thì cho các em viết liền mạch. 6
- C. Phần kết luận 1. Kết quả đạt được Sau một thời gian áp dụng vào thực tế dạy ở lớp tôi đã thu được kết quả như sau: Kết quả cuối học kỳ I Sĩ số học sinh: 26 em Loại A Loại B Loại C SL % SL % SL % 12 45.6 14 54.4 Kết quả giữa học kỳ II Sĩ số học sinh: 26 em Loại A Loại B Loại C SL % SL % SL % 16 62 10 38 Qua kết quả khảo sát ở trên cho thấy chất lượng chữ viết của các em được nâng lên rõ rệt, không những các em viết đúng, viết đẹp các chữ cái mà còn viết đúng, viết đẹp các chữ thường, viết đúng khoảng cách, cự ly các con chữ. Chính vì thế mà lớp tôi có 3 em đạt học sinh giỏi môn tập viết tuyến huyện, nhiều em viết chữ rất đẹp, không có học sinh xếp loại C 2. kết luận Để giúp học sinh luyện viết chữ thường đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với các em, hướng dẫn, giúp đỡ các em tận tình chu đáo, rèn cho các em có được phẩm chất, đức tính cần cù chịu khó trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày, không cẩu thả trong học tập 7
- cũng như trong sinh hoạt, các em có thói quen học tập có khoa học không tuỳ tiện, thể hiện được đức tính “ nét chữ - nết người” Tuy trong một thời gian luyện viết cho học sinh kết quả như vậy cũng thực sự chưa cao so với yêu cầu nhưng đó cũng là sự cố gắng của cô giáo và học sinh, vì thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm chưa được nhiều nên không tránh khỏi những sai sót. Tôi mong hội đồng khoa học nhà trường và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thành tốt hơn nữa. Tôi xin chân thành cản ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, những đồng nghiệp của tôi đã giúp tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này . Hải Nhân ngày 29 tháng 3 năm 2007 Người viết Lê Thị Tiến 8