Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 viết một bài tập làm văn đạt kết quả tốt

doc 16 trang sangkien 10442
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 viết một bài tập làm văn đạt kết quả tốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 viết một bài tập làm văn đạt kết quả tốt

  1. A. đặt vấn đề I. lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết môn tiếng việt ở tiểu học là một trong những môn học giữ vị trí vô vùng quan trọng .Mục tiêu chính của môn Tiếng việt ở tiểu học nhằm: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) giúp học sinh giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy . Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về tự nhiên xã hội, về con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng Việt dạy ở trường tiểu học được chia thành nhiều phân môn như. Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Mỗi phân môn đều có một mục đích và nhiệm vụ riêng của nó song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc viết thông qua hoạt động giáo tiếp cho học sinh. Riêng phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng dạy học Tiếng Việt xét trên cả 2 phương diện: Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết tốt, người làm phải hoàn thiện cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phải biết vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản. Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt, qua từng phân môn mà trở thành công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện hoá mục tiêu quan trọng bậc nhất của dạy và học. 1
  2. Dạy Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học mà phân môn Tập làm văn viết là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp kiến thức và kĩ năng tiếp cận các thông tin trong quá trình học tập, giao tiếp nói chung. Do vậy Tập làm văn viết là thước đo, đánh giá kết quả học tập và giảng dạy của các phân môn khác. II. thực trạng quá trình dạy tập làm văn * Thực trạng trong quá trình dạy Tập làm văn ta thấy nếu học sinh không nắm vững kiến thức về kiểu bài ,không hiểu rõ bản chất nội dung của đề bài nó nằm trong thể loại gì thì trong suốt quá trình diễn đạt của mình dễ bị rơi vào xu hướng lạc đề, hoặc xa đề . Nếu học sinh không biết cách sắp xếp ý , liên kết câu, không nắm vững được bố cục bài viết thì bài viết trở nên liệt kê,và thiếu sinh động , rời rạc, không lôgíc . Trước những thực trạng trên, đối với học sinh tiểu học thường có thể hoặc rất dễ mắc phải khi viết một bài văn . Rõ ràng vấn đề đặt ra với chúng ta là cần có một số biện pháp giúp học sinh thực hành tốt một bài Tập làm văn viết. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã tìm hiểu nội dung chương trình đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết một bài tập làm văn đạt kết quả tốt. 2
  3. B. Giải Quyết Vấn Đề Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết bài Tập làm văn đạt kết quả tốt. Muốn thực hiện tốt các biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hành viết tốt một bài Tập làm văn người giáo viên cần nắm được các nội dung sau: I. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy và học 1 Thực trạng của việc dạy và học hiện nay: * Sự bùng nổ về thông tin: Chưa bao giờ người dạy và người học đứng trước một khối lượng thông tin lớn từ các phương tiện thông tin đại chúng, đăch biệtlà sách báo đây chính là ưu thế cho người dạy và người học hiện nay:Người học tha hồ mà lựa chọn, tha hồ mà khám phá những tri thức nhân loại. Tuy nhiên sách vở in quá nhiều sự chỉ đạo của các cơ quan còn lỏng, vả lại không có sự hướng dẫn của thầy Chính vì vậy học trò chưa có khả năng sàng lọc các thông tin đa chiều có lúc ngược lại. Học và hành có một khoảng cách quá xa ( học chưa đi đôi với hành) Khả năng tự học, tự bồi dưỡng, tính tự chủ và sáng tạo còn yếu 2. Một số điều kiện để thay đổi phương pháp dạy học Từ một số điểm về thực trạng trên thì rõ ràng đổi mới các phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa đổi mới chương trình là điều kiện cần thiết, nó là vấn đề bức xúc mang tính tất yếu khách quan. Vậy đổi mới như thế nào? Những điều kiện tối thiểu để đổi mới phương pháp dạy học ra sao? Chúng ta cần nhìn lại các mặt sau: 2.1- Sự phát triển và xu thế của xã hội : Theo sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước về các mặt trong đó có giáo dục. Trình độ dân trí, đời sống con người được nâng cao thì mức độ phát triển về kinh tế, văn hoá cần phát triển nhanh hơn nữa để không bị tụt hậu với các nước trong khu vực. Chính vì thế giáo dục đã được quan tâm hàng đầu, sự đầu tư cho giáo dục cũng tương đối lớn, đời sống giáo viên đã được nâng cao, sự coi trọng người thầy đã tiến lên một bước. 3
  4. 2.2 Nhận thức của người thầy: Trong thời kỳ hiện nay thì giáo dục đã được coi trọng rất nhiều so với thời kỳ trước đây, nhận thức của người thầy đã tiến bộ rõ rệt, nhưng để đáp ứng với thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá thì người thầy càng phải ý thức cao hơn nữa về trách nhiệm của mình . Cũng đang còn những người chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phương pháp dạy học, vẫn còn suy nghĩ lệnh lạc “ Ăn cơm chúa, múa tối ngày” Với sự phát triển và xu thế phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục như hiện nay thì người thầy ( người cô) phải coi giáo dục là nghề “ Sáng tạo nhất” . “cao quý nhất” Nhằm đào tạo ra lớp người mới có khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo, có khả năng hành động độc lập và có sự tìm tòi, khám phá, đam mê trong cuộc sống. Chính vì thế người thầy phải vắt óc suy nghĩ, sáng tạo không ngừng để nâng cao chất lượng bài dạy. 2.3 - Về trình độ: - Cần nâng cao trình độ của người thầy. Cần nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, làm chủ được trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học. 2.4- Về thiết bị dạy học : - Cần đầu tư thiết bị dạy học nói chung và cho tiểu học nói riêng phục vụ cho học tập nhất là thông tin nghe nhìn về cuộc sống xã hội . 2.5 – Về nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh: Như trước đây hiện tượng cha mẹ cho con đi học tức là khóan cho thầy cô, việc quan tâm chăm sóc con học hành còn ít. Từ khi đất nước đổi mới, kinh tế phát triển thì việc đầu tư cho con cái học hành được tiến bộ rõ rệt, ý thức học tập của học sinh đã tiến bộ, chăm lo đến việc học hành hơn. Không còn học sinh bỏ học nữa. 3. Những khó khăn của thầy và trò khi dạy môn tập làm văn. a. Những khó khăn của thầy. Trong dạy học thực tế không mấy khi có người dạy thao giảng một tiết tập làm văn bởi tiết tập làm văn là văn bản nói và viết . Để thực hành một văn bản nói và viết ở cả giáo viên và học sinh đều khó đạt vì mức độ sử dụng ngôn ngữ Tiếng 4
  5. Việt của chúng ta còn chưa chú trọng. Việc sắp xếp, chọn từ, chọn lọc ý chưa chặt chẽ, chưa liên kết . Việc tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy học đối với một số giáo viên là khó khăn vì thực tế hiện nay chất lượng giáo viên tiểu học của ta chưa đồng đều. Dạy tập làm văn cho học sinh theo chương trình mới là phải dạy theo hướng tích cực, tăng một số thủ thuật để đòi hỏi học sinh tiếp nhận được kiến thức đó theo khuynh hướng phát triển của chính mình. Người giáo viên dạy học theo hướng tích cực này không được áp đặt mà phải có đủ trình độ để xoay chuyển các tình huống mà học sinh có thể đặt ra. Chính vì vậy ngươì giáo viên tiểu học mạng một chức năng “đa năng”. Muốn dạy tốt môn tập làm văn thì chính người giáo viên phải có chất văn. Có kiến thức về Tiếng Việt một cách chắc chắn. Biết cách “mở, dẫn, dắt” học sinh trong học tập, biết cách tạo tình huống, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sách hướng dẫn, cần chú ý đến đối tượng học sinh ở địa bàn mình dạy và phân chia thời gian cho hợp lý. * Nói tóm lại để đáp ứng được mục tiêu dạy học phân môn tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung theo phương pháp dạy học mới thì việc đầu tiên là người giáo viên phải đạt kiến thức chuẩn và trên chuẩn. Việc thứ hai là nếu người giáo viên chỉ có trong tay vẻn vẹn hai quyển sách: Sách giáo khoa và sách hướng dẫn thì việc dạy học sẽ không nâng cao được hiệu quả. Tất nhiên một người giáo viên khi chuẩn bị bài trên lớp không nhất thiết phụ thuộc vào các quy trình đã bày sẵn trong sách hướng dẫn mà các mẫu thiết kế đó chỉ là cái sườn, là cơ sở để giáo viên tổ chức một giờ dạy theo chương trình mới. b. Những khó khăn của trò. Đối với chương trình môn tập làm văn lớp 3 (chương trình mới) đòi hỏi các em phải hình thành được 4 kỹ năng: nghe , nói, đọc, viết, các em phải biết kết hợp vận dụng các kiến thức, các thông tin trong cuộc sống hàng ngày vào học tập mà thực tế là nói và viết. Ngoài việc làm quen với các văn bản đơn giản, biết cách sử dụng sắp xếp từ ngữ , sắp xếp các câu, các hình ảnh hoặc hành văn, câu văn phải bộc lộ được cảm xúc. 5
  6. Học sinh tiếp thu còn thụ động theo phương pháp cũ chưa mạnh dạn trong học tập , chưa thật chủ động sáng tạo, việc nghe nhìn các thông tin thì nhiều nhưng việc diễn đạt các thông tin thì lại kém . * Từ những quan điểm trên rút ra thực tiễn, đó là do đặc thù của nghề dạy học mà thầy giáo có cả một khỏang trời riêng. Người thầy thoải mái lựa chọn các phương pháp dạy học cho từng môn , từng phần đặc biệt là phù hợp với đối tượng. Chính vì vậy cần có sự đổi mới về phương pháp dạy học và tránh khuynh hướng lệch lạc về đổi mới phuơng pháp mà chuẩn bị hướng nó vào những điểm sau: - Tạo điều kiện cơ hội để học sinh được nghĩ, được làm, được thể hiện qua tiết học. Người thầy bằng nghệ thuật dẫn dắt của mình giúp học sinh tự giải quyết vấn đề đặt ra. Cao hơn nữa là người thầy để học sinh được phát biểu tự nhận xét , đánh giá ý kiến của bạn Lúc này thầy giáo chỉ đóng vai trò là “trọng tài”. Chuẩn bị các công việc của giáo viên đó là “chuẩn bị việc” và “giao việc” cho học sinh. Đây chính là công việc khó nhất , nghệ thuật nhất. Nếu cả giáo viên và học sinh đều làm tốt khâu chuẩn bị việc và giao việc có nghĩa là đã chuẩn bị xong phương án dạy học. Chuẩn bị các phương tiện cần thiết, các trang thiết bị nghe nhìn Chuẩn bị các bài tập, đề kiểm tra , để phát huy tích cực của học sinh, hướng học sinh tìm tòi khám phá. Bên cạnh đó thầy cô cần đánh giá cao những bài viết có tính sáng tạo. Ngoài ra giáo viên còn có thể tìm tòi ra những loại đề mà học sinh không sử dụng các tài liệu để chép lại được một cách thuần tuý và máy móc mà bắt buộc học sinh phải đầu tư suy luận và tự mình giải quyết lấy. Tôi nghĩ rằng đối với học sinh tiểu học nói chung , học sinh lớp 3 nói riêng thì khi viết, khi kể về nội dung một chủ đề nào đó mà các em đã xem, hoặc được trực tiếp làm thì ắt hẳn bài tập làm văn đó sẽ tự nhiên hơn, mang tính trẻ con hơn. II. các biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hành tốt bài tập làm văn viết. Để giúp học sinh viết tốt một bài tập làm văn giáo viên cần bồi dưỡng cho các em những kiến thức cần thiết sau: - Bồi dưỡng học sinh từ các môn học khác làm tiền đề giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn. 6