Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả ở Lớp 3

doc 15 trang sangkien 11281
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_giam_bo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả ở Lớp 3

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Trong Tiếng Việt phân môn Chính tả là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp. Cùng với phân môn Tập đọc, Tập viết, Luyện từ và câu và Tập làm văn phân môn Chính tả cung cấp cho học sinh bộ chữ La Tinh và những yêu cầu về kĩ năng để sử dụng bộ chữ này.Phân môn Chính tả còn giúp cho học sinh rèn luyện chữ viết, mở rộng được vốn từ, bồi dưỡng quy tắc ngữ pháp, đồng thời rèn cho học sinh đức tính tốt đẹp. Qua bài chính tả mà học sinh có những nhận thức đúng đắn về con người và xã hội. Trên cơ sở đó mà các em tin yêu vào cuộc sống và phấn đấu cho học tập của mình. - Chữ viết là hệ thống những ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. - Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài chính tả khoảng 30 chữ. Khi chấm bài Tập làm văn, thật khó để hiểu được các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. - Vì lý do trên, tôi đã thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục để giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Vì vậy tôi quyết dịnh chọn Sáng kiến kinh nghiệm mang tên: " Một số biện pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả ở lớp 3" II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 3A trường Tiểu học Hiền Chung 1
  2. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I.CỞ SỞ LÝ LUẬN Bản thân tôi đã được phân công phụ trách các lớp 2,3 nhiều năm. Trường tôi công tác là trường tiểu học Hiền Chung, với đặc thù của nhà trường là gần 100% học sinh là người dân tộc Thái. Việc tiếp xúc và trao đổi bằng tiếng phổ thông của các em là rất hạn chế, chỉ khi đến lớp đi học các em mới bắt đầu làm quen và học tiếng phổ thông.Cho nên để đạt được trình độ, yêu cầu của phân môn chính tả ở lớp 3 là rất khó. Chương trình chính tả của lớp 3 gồm 2 tiết / tuần. Nhiệm vụ là rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả, đúng qui tắc những âm vần dễ lẫn. Gồm các bài chính tả ( hình thức) như sau: 1.Chính tả đoạn - bài gồm: Tập chép; Nghe- viết; Nhớ - viết. 2.Chính tả âm - vần: Đây là hình thức chính tả nhằm rèn cho học sinh các qui tắc chính tả đối với những âm, vần và thanh dễ lẫn hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ.Ngoài ra còn có kết hợp chính tả với rèn luyện cách phát âm. Củng cố nghĩa của từ,trau dồi ngữ pháp. Khi dạy học một bài chính tả phải đảm bảo được những nguyên tắc sau: 1.Nguyên tắc giáo dục toàn diện: Nguyên tắc này yêu cầu ngoài việc cung cấp các qui tắc chính tả, rèn luyện kĩ năng chính tả còn chú ý kết hợp rèn luyện các phương diện khác như: Bồi dưỡng kiến thức về Tiếng việt, giáo dục kết hợp giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng tình cảm. 2. Kết hợp giữa dạy học chính tả với dạy học chính âm: Chính âm là tiêu chuẩn hóa tiếng nói của một ngôn ngữ và phổ biến tiếng nói ấy trong phạm vi toàn dân. 3. Kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức: Chính tả có ý thức là chính tả mà qua đó học sinh nắm được qui tắc một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó mà học sinh viết đúng chính tả. Chính tả không có ý thức là 2
  3. loại chính tả mà học sinh được rèn luyện để nhớ qui tắc chính tả thường xuyên để nhớ quy tắc thuộc những trường hợp " Bất thành quy tắc". 4. Chọn bài chính tả theo khu vực. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ . Với thực tế chất lượng của học sinh tại trường tôi công tác thì để đạt được những yêu cầu và những nguyên tắc trên quả là một việc rất khó khăn. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi đã thống kê được một số lỗi mà học sinh thường mắc phải như sau: 1. Về âm đầu: - Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây: + l/n: đi nàm, no nắng , nụt nội, + c/k: Céo cờ, cĩ thuật, ciêu căng, + g/gh: Con gẹ , gê sợ, gi nhớ, + ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc,ngệ sĩ, + ch/tr: Cây che, chiến chanh,chồng chọt, + s/x: sáng xuốt, xa mạc, chăm xóc, + b/v: bảo bệ, bào lớp, bắng bẻ, - Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, l/n, b/v đối với lớp tôi chủ nhiệm là phổ biến hơn cả. 2. Về âm chính: Các em không phân biệt được yê với iê; khi kết hợp a với i và a với y; a và â không phân biệt được lỗi mắc phải rất nhiều. Ví dụ: chuyện thành chiện; ay viết thành ai; ây viết thành ay, 3. Về âm cuối: - Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây: + an/ang: cây bàn, bàng bạc, + at/ac: lang bạc, lừa gạc, rẻ mạc, + ăt/ăc: giặc giũ, mặt quần áo + ân/âng: hụt hẫn, nhà tần + ât/âc: nổi bậc, nhất lên 3
  4. + ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển +êt/êch: trắng bệt, lết thết, 4. Về thanh điệu: Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền,ngã, hỏi, sắc, nặng) thì nhiều học sinh không phân biệt được 3 thanh hỏi, huyền, nặng. Tuy chỉ có 3 thanh nhưng số lượng tiếng mang 3 thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao. Ví dụ: Sừa xe đạp, hướng dấn, giứ gìn, dố dành, lấn lộn, lẩn lộn, Ngoài những lỗi trên khi viết chính tả các em còn dặt dấu không đúng vị trí. * Một số các nguyên nhân mà học sinh thường mắc lỗi 1. Về âm đầu: Các em mắc lỗi về âm đầu chủ yếu là do các em chưa nắm vững được các quy tắc chính tả, quy tăc về âm và chữ ghi âm, Nói rộng ra trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr, s/x. d/gi. Mặt khác, người Miền Nam còn lẫn lộn v và d. Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: /k/ ghi bằng c / k /qu ) dĩ nhiên là có những quy định riêng cho mỗi dạng, nhưng đối với học sinh tiểu học (nhất là học sinh yếu) thì rất dễ lẫn lộn. 2. Về âm chính: Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này: - Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi / iê, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê,yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia - khuya, biên - tuyến, lửa - lương, mua - muôn); âm đệm lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa). - Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ thực tế tại mỗi địa phương. 4
  5. 3. Về âm cuối: Lỗi về âm cuối mắc không nhiều chủ yếu là đối với các em đọc chưa thành thạo.Có những em phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng/nh và t/c/ch. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm cuối i,u lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong: sau/sao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với một số ít các em. 4. Về thanh điệu: Tại địa phương nơi tôi công tác giảng dạy, học sinh nói tiếng mẹ đẻ là tiếng dân tộc Thái mà trong tiếng Thái khi nói không có thanh ngã. Vì vậy khi các em đến trường đi học tiếng phổ thông những tiếng có thanh ngã các em đều nhầm sang thanh sắc kể cả khi đọc và viết. Lỗi về các thanh khác cũng có nguyên nhân tương tự là do phương ngữ các em viết theo cách nói của mình. Còn theo các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung và Nam không có thanh ngã. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. Do đó lỗi về dấu câu rất phổ biến. Một số học sinh miền Bắc thường hay lẫn lộn 2 thanh sắc, ngã với nhau. 5. Quy tắc viết hoa danh từ riêng: Học sinh thường hay mắc lỗi này khi viết tên riêng chỉ người và tên riêng nước ngoài, học sinh lớp tôi chủ nhiệm có khoảng 1/4 hay mắc lỗi này, nhất là những học sinh yếu nếu không được giáo viên nhắc nhở khi đang viết chính tả. 5
  6. * Thực trạng trước khi thực nghiệm: Theo kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học (2011 - 2012), kết quả điểm viết trong môn Tiếng Việt như sau: Tổng số Điểm Điểm Điểm Điểm dưới 5 HS 9-10 7-8 5-6 SL TL% SL% TL% SL TL% SL TL% 22 0 0 2 9,0% 5 22,8% 15 68% III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC LỖI 1. Biện pháp thứ nhất là: Luyện phát âm: - Để học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy. - Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn - Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm ( nói ngọng, nói lắp ) giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng được. - Giáo viên phải nắm vững thực tế phương ngữ tại địa phương để giúp học sinh nói chuẩn tiếng phổ thông từ đó viết đúng được chính tả. 2. Biện pháp thứ hai là: Phân tích, so sánh: - Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: Khi viết tiếng “bệch ” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “bệt ”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: 6
  7. - Bệch =B + êch + thanh nặng - Bệt = B + êt + thanh nặng. So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “bêch” có âm cuối là “ch”, tiếng “bệt” có âm cuối là “t”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai. 3 .Biện pháp thứ ba là: Giải nghĩa từ - Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc và Tập làm văn nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. - Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên + Giải nghĩa từ chiêng: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội). + Giải nghĩa từ chiên: Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chiên hoặc giải thích bằng định nghĩa (chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ, đun trực tiếp trên bếp lửa). - Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ. 4. Biện pháp thứ tư là: Ghi nhớ mẹo luật chính tả: - Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k,gh,ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê, 7