Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém

doc 12 trang sangkien 11100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giam_ti_le_hoc_sinh_y.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém

  1. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BA CHẼ TRƯỜNG PTCS THANH LÂM o0o SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM o0o MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM GV: ĐÀM VĂN SÁNG NĂM HỌC: 2012 – 2013 Trang 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  2. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung của Ngành giáo dục nói riêng về việc nói không với tiêu cực và bệnh thành tích. Là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn ở vùng sâu, vùng xa, nay lại là giáo viên giảng dạy tại trường 100% là dân tộc thiểu số với nhiều học sinh yếu kém. Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản trong từ những năm học ở các lớp ở cấp PTCS. Đó là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Qua 10 năm được giảng dạy ở các khối lớp khác nhau trong cấp ptcs , năm nào vào đầu năm học qua khảo sát chất lượng đầu năm, các khối lớp tôi giảng dạy cũng có khá nhiều học sinh có học lực yếu kém đó là hiện tượng đã có từ nhiều năm nay trong các nhà trường. Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học nhanh, nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua các hoạt động trên lớp. đặc biệt là môn toán sự logich rất cao và có vị trí rất quan trọng, là một giáo viên dạy toán thì tôi phải làm gì đối với những học sinh yếu, kém về tiếp thu này? Đó chính là vấn đề mà tôi luôn quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy. Được tiếp xúc hàng ngày với các em, đó là điều kiện tốt nhất giúp tôi tìm hiểu rõ về đặc điểm tâm lí của lứa tuổi và đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp để rèn cho những em học sinh yếu có thể nắm được bài học và hoà nhập vào hoạt động học trên lớp cùng các bạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công tác tại trường PTCS Thanh Lâm, tôi luôn được sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường, sự hỗ trợ tận tình của tập thể hội đồng sư phạm. Đặc biệt là những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình công tác luôn được sự chia sẻ và quan tâm của tập thể giáo viên, và ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh sự chia sẻ và hỗ trợ về mặt tinh thần, điều mà tôi tâm đắc nhất trong thời gian công tác tại trường là tôi luôn được học hỏi và chia sẻ nhiều kinh nghiệm mà tập thể giáo viên tổ tự nhiên nói riêng và các tổ khác nói chung triển khai thực hiện. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm mà tập thể đưa ra đều bổ ích để chúng tôi rút ra kinh nghiệm một cách tích cực. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy, tôi rất mong muốn có những sáng kiến về rèn học sinh yếu. Vì thế tôi đã nghiên cứu và đã vận dụng cho học sinh các khối lớp tôi dạy. Sau đây tôi mạnh dạn trình bày để các đồng chí đóng góp ý kiến với đề tài: “Một số biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém” hướng tới mục tiêu hằng năm không còn học sinh yếu kém trong khối cũng như trong trường của tôi nói riêng và của ngành giáo dục huyện nhà nói chung. Trang 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  3. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua đề tài này tôi mong muốn tìm ra nguyên nhân học sinh học yếu, từ đó tìm giải pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu kém hay xoá học sinh yếu kém trong khối cấp PTCS cũng như trong trường học. Tạo cho các em học sinh yếu kém có ý chí vượt khó khăn, kiên trì, cẩn thận, tự tin vươn lên trong học tập. III/ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Để làm rõ được mục đích tôi đã nói rõ ở trên, tôi đã lấy đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 8 và khôi 9 Trường PTCS thanh Lâm, trong năm học 2012-2013 Do thời gian và năng lực có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu thông qua các tiết dạy môn toán hàng ngày. IV/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: -Nêu cao các phẩm chất trong công tác giáo dục học sinh. -Gần gũi, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, an tâm với nghề dạy học. -Có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn tận tụy, sáng tạo trong lao động sư phạm. -Gắn bó mật thiết với tập thể và cộng đồng. -Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi cởi mở. Có tác phong mẫu mực. -Ham hiểu biết cái mới, luôn nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách. -Khảo sát tình hình học sinh yếu kém của học sinh khối 8 và 9. -Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học sinh để tìm ra biện pháp có hiệu quả nhất. -Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. PHẦN II: NỘI DUNG I/CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trang 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  4. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU Quá trình dạy học ở khối 8 và khối 9 góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và rèn luyện tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Cho nên, giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, Đặc biệt các vấn đề là các sự vật, hiện tượng ngay xung quanh các em, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ năng vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có để tìm ra con đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Tuy nhiên, để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào? Mặt khác, nội dung dạy môn toán học ở lớp 8 và lớp 9 được sắp xếp hợp lí, đan xen và tương hợp với mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh nhằm hình thành và phát triển trình độ tư duy của học sinh. Các em biết phát triển và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét so sánh, phân tích tổng hợp, rút ra kết luận chung ở dạng khái quát nhất định. Tuy nhiên, giáo viên phải chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động theo chủ đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, để mỗi cá nhân học sinh “khám phá” tự phát hiện và tự giải quết bài học thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới, với các kiến thức liên quan đã học, với kinh nghiệm của bản thân. Đó là các cơ sở để giúp các em học sinh yếu, kém vươn lên và tự hoàn thiện. II/THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1/Đặc điểm tình hình của nhà trường: Trường PTCS Thanh Lâm được thành lập năm 1991, đóng ngay trên địa bàn thôn Khe Nháng, xã Thanh Lâm huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh *Cơ sở vật chất nhà trường: -Diện tích tích toàn trường: m 2 -Cổng, hàng rào kiên cố, có đầy đủ các phòng học. -Khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp - an toàn. *Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường năm học: 2012- 2013 nhà trường có: Tổng số cán bộ, GV, NV: người, Nữ: . người Gồm tổ tự nhiên có: người, Tổ xã hội có: .người. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được đánh giá là trường có chất lượng giáo dục khá cao của ngành Giáo dục Huyện nhà. Tuy nhiên, bên cạnh đó tỉ lệ học sinh yếu của nhà trường hằng năm vẫn còn. Cụ thể như sau: Năm học 2012 - 2013: Có em - Tỉ lệ: Trang 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  5. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU Năm học 2011 – 2012: Có em - Tỉ lệ: 2/Thực trạng chung của học sinh: a/Đặc điểm chung: Năm học 2012 - 2013, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn toán ở hai khối 8 và 9, với tổng số học sinh là 56 em, nữ 28 em, dân tộc 56 em. 100% các em là con em dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, nhà xa trường và một số em đi học phải qua sông qua suối. Đa số các em học yếu lại thuộc diện gia đình khó khăn của xã. Qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm đạt như sau: GIỎI KHÁ TB YẾU Lớp TSHS TSHS TS % TS % TS % TS % 8 18 0 0 1 5 10 55,5 7 38,8 9A 18 0 0 4 22,2 11 61,1 3 16,6 23 9B 16 0 0 4 25 9 56,3 3 18,7 b/Thực trạng học sinh yếu: Trong những năm qua tôi đã theo dõi học sinh của các khối khi học môn Toán, tôi thấy các em có một thói quen không tốt cho lắm: - Phần lớn học sinh đọc các đề bài toán qua loa sau đó làm bài ngay, làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, cho nên khi trả bài các em mới biết là mình sai hoặc các em bị hỏng kiến thức cũ, ví dụ như các em không thuộc bảng nhân, chia; hay dạng cộng với một số và trừ đi một số; Khả năng tính nhẩm kém do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cử chương chưa thuần thục dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác khi thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ và nhân, chia ngoài bảng. Chưa có kỹ năng làm bài tập dạng trắc nghiệm, lười tính và thường chọn kết quả theo cảm tính hoặc xem bài của bạn. Mặt khác, các em chưa biết cách suy luận khi giải toán. Các em rất sợ các bài tập về giải toán vì ảnh hưởng bởi khả năng đọc hiểu và không biết tính hoặc tính thiếu chính xác. Các em đọc đề xong, lúc giải các em lại chép đề lần nữa nên mất nhiều thời gian, trong khi đó một tiết dạy chỉ có 45 phút. Trang 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  6. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU *Tóm lại sự yếu kém môn toán có những biểu hiện nhiều hình, nhiều vẻ nhưng nhìn chung thường có 5 đặc điểm sau: + Nhiều "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng . + Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm . + Năng lực tư duy yếu . + Phương pháp học tập toán chưa tốt . + Thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập ở nhà . - c/Nguyên nhân: *Về phía học sinh: -Chưa có động cơ học: Đa số các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. -Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. -Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa, là con em dân tộc thiểu số như trường PTCS Thanh Lâm. - Không hiểu từ ngữ trong các bài học: Một số câu từ Hán Việt trong bài học, định nghĩa hay định lý các em không hiểu nghĩa cũng là nguyên nhân cán trở tiếp thu bài của các em. - Chưa có phương pháp học tập phù hợp: ví dụ như khi làm bài tập thì chép lại đề bài ., và làm bài quá chậm. *Về phía phụ huynh học sinh: Đa số gia đình các em nghèo, phụ huynh học sinh đều có trình độ thấp, khi các em gặp bài toán khó thì không biết hỏi ai được. Khi đến lớp thì nhiều em ngại không dám hỏi bài. Điều kiện học tập của các em chưa được các phụ huynh tạo điều kiện như bàn học, đền học , sách, bút và giờ tự học chưa được giám sát chặt chẽ . Nhiều em thi còn bận phụ giúp gia đình, mải xem truyền hình Trang 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM