Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy lớp ghép

doc 10 trang sangkien 7221
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy lớp ghép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy lớp ghép

  1. 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn sáng kiến: Trong xu thế phát triển và hội nhập, giáo dục và đào tạo giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng. Đổi mới giáo dục, hay coi giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vào tháng 10/2013, vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được coi như là một trong những nội dung vừa chiến lược, vừa cấp thiết. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Việt Nam đang cần một quyết sách toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu này. Đây là sứ mệnh thiêng liêng, đồng thời cũng vô cùng nặng nề để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước phát triển. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây? Chúng ta đều biết bởi vì: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế; Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho mọi tầng lớp, đặc biệt ở các vùng còn nhiều khó khăn”. Do đó, vấn đề phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Nhà nước ta đề ra phương châm phát triển giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là: “Thầy tìm trò, trường gần nhân” để đảm bảo quyền trẻ em được học hành, được chăm sóc. Xuất phát từ thực tế này ngành giáo dục đã tổ chức loại hình lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội học tập. Dạy học lớp ghép là một hình thức dạy học đặc thù và thường được tổ chức ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân cư thưa thớt, số trẻ trong độ tuổi đến trường ít không đủ để mở các lớp đơn, đời sống kinh tế nhân dân còn nghèo, các gia đình học sinh chưa có điều kiện cho con em đến trường. Dạy học lớp ghép là một hình thức tổ chức dạy học mà một GV có trách nhiệm tổ chức dạy học cho HS ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đến những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Như vậy, lớp ghép là lớp học gồm học sinh ở các trình độ khác nhau và trong mỗi lớp có hai hay vài nhóm trình độ khác nhau. Thượng Trạch là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nằm ở phía Tây huyện Bố Trạch. Đời sống còn nghèo nàn lạc hậu. Dân trí thấp, địa hình phức tạp. Con em tiếp xúc với người kinh ít, nên vốn Tiêng Việt của các em quá ít. Dạy học lớp ghép là một vấn đề rất khó khăn cả về phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức, các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.v.v. Việc nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép là cả một quá trình, làm sao để tất cả học sinh đều đảm bảo chất lượng tối thiểu. Nhất là đối tượng học sinh BruVân Kiều thuộc tộc người Ma coong càng khó khăn hơn. Vì việc học của các em chỉ có ở lớp, còn về nhà hầu như các em chưa có thói quen tự học, tự ôn bài. Mặt khác giáo viên hầu hết còn lúng túng trong việc tổ chức lớp học và giảng dạy các lớp ghép. 1
  2. Chính vì vậy qua quá trình chỉ đạo chuyên môn bản thân tôi chọn sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy lớp ghép” *Điểm mới của sáng kiến là: Đã mạnh dạn chỉ đạo vận dụng dạy học nhóm (VNEN) vào dạy lớp ghép. 1.2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng trong việc chỉ đạo dạy học lớp ghép ở trường TH số 1 Thượng Trạch. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp ghép ở các bản: Ban; Nịu và Cà Roòng của trường TH số 1 Thượng Trạch. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Đọc các tài liệu về dạy học lớp ghép và các tài liệu liên quan đến việc chỉ đạo dạy học lớp ghép. - Phương pháp khảo sát - quan sát thực tế giáo viên và học sinh. - Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của vấn đề: Trường tiểu học số 1 Thượng Trạch năm học 2014- 2015 có tất cả 16 lớp học. Trong đó lớp ghép 13 lớp chiếm tỷ lệ 81,2%. Cụ thể: Lớp ghép 2 trình độ: 11 lớp chiếm tỷ lệ 84,6%. Lớp ghép 3 trình độ: 2 lớp chiếm tỷ lệ 15,4%. Qua nhiều năm theo dõi, chỉ đạo công tác chuyên môn ở trường TH số 1 Thượng Trạch, tôi thấy thực tế của vấn đề này là: * Về giáo viên: - Năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên dạy lớp ghép còn hạn chế. - Việc trang bị kiến thức và phương pháp để dạy lớp ghép chưa được thường xuyên. - Giáo viên còn trẻ, mới ra trường kiến thức thì có nhưng kinh nghiệm dạy lớp ghép thì chưa có. * Về học sinh: Đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số: - Vốn Tiếng Việt của các em còn nghèo nàn, vốn từ chưa phong phú dẫn đến các em gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng Tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp. - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. - Vốn sống và kỹ năng giao tiếp của các em chưa có. * Về Phụ huynh: Đồng bào ở đây thuộc tộc người Macoong chậm phát triển, tiếp xúc với người kinh ít, giao tiếp với nhau lẫn quẩn trong cộng đồng. Trong gia đình bố, me, con cái họ xưng hô với nhau thiếu chuẩn mực. Đời sống của đồng bào còn lạc hậu, khó khăn. Đa số phụ huynh họ không quan tâm đến việc học cũng như sinh hoạt của con em mình. Quan niệm của họ học không quan trọng, học mà không có cái ăn trong bụng thì học làm gì. 2
  3. * Về nhà trường: Trường TH số 1 Thượng Trạch là một trường vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Tây của huyện Bố Trạch, trường có nhiều điểm trường lẻ (8 điểm trường), đường xá đi lại giữa các điểm trường gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất để phục vụ cho dạy và học còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đối với lớp ghép. Khảo sát, điều tra ngay từ đầu năm học - Khảo sát: HS lớp ghép 2-3; 4-5 điểm trường (Bản Ban); lớp ghép 1-2, 3-4 (Bản Nịu); lớp ghép 1-2, 4-5 (Bản Cà Roòng) năm học 2014-2015: Đạt Chưa đạt Khối lớp TSHS SL % SL % 1 7 2 28,5 5 71,5 2 13 5 38,5 8 61,5 3 8 3 37,5 5 62,5 4 20 9 45 11 55 5 7 4 57,2 3 42,8 Cộng 55 23 41,8 32 58,2 Từ thực tế chất lượng dạy học lớp ghép chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục đặt ra. Muốn nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép trước hết phải cho giáo viên nhận thức được mục tiêu của quá trình dạy học lớp ghép: Dạy học lớp ghép nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục tiểu học nói chung và đảm bảo quyền được học cho mọi trẻ em. Mục tiêu của dạy học lớp ghép cần đạt là: - Dạy trẻ muốn học (có nhu cầu học tập); - Dạy trẻ biết hợp tác trong môi trường nhóm lớp với thầy và với bạn trong cùng nhóm trình độ và giữa các nhóm trình độ (có kỹ năng và biện pháp học tập); - Dạy trẻ học lành mạnh (có động cơ đúng đắn); - Dạy trẻ học bền bỉ (có ý chí học tập); - Dạy trẻ học thành công (có kết quả và chất lượng); - Dạy trẻ học chủ động và đọc lập (có khát vọng và ý thức tự giác học tập); Nếu làm được như vậy thì mỗi giáo viên mới thật sự là thầy và học sinh mới thật sự là người học. Thầy là người dạy trẻ học tập chứ không phải là cái loa hay cái băng ghi âm. Trò phải có hoạt động học tập thì mới là người học, nếu không chỉ là con vẹt hay cái máy ghi âm. “Như vậy, phương pháp dạy học lớp ghép được hiểu là cách thức tác động của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm vào người học và quá trình học tập để gây ảnh hưởng thuận lợi cho việc học theo mục đích hay nguyên tắc đã định” Ở lớp ghép, giáo viên phải có năng lực và trình độ chuyên môn và hòa nhập trong cộng đồng, được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiên trong công tác. Lớp ghép thường có ít học sinh nên giáo viên có điều kiện nắm chắc tình hình cụ thể của từng em nên có biện pháp giúp đỡ thích hợp. Lớp ghép có ít học sinh nhưng có nhiều nhóm trình độ đòi hỏi giáo viên có những hình thức làm việc trực tiếp với nhóm trình độ này và gián tiếp với nhóm trình độ khác. Do đó, 3
  4. giáo viên phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động học tập trong lớp sao cho cá nhân, nhóm nhỏ đều làm việc không có thời gian chết, không có ai nhàn rỗi. Muốn vậy, giáo viên phải vận dụng những cơ sở khoa học vào dạy học lớp ghép, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, tổ chức điều khiển và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. Về mặt sư phạm, bản chất của dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ định đến hành vi học tập và quá trình học tập của người khác, tạo môi trường và những điều kiện để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả, chất lượng, kiểm soát quá trình và kết quả học tập của mình. Dạy học lớp ghép tạo môi trường học tập hợp tác giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh lớp trên với học sinh lớp dưới, giữa các học sinh trong cùng một lớp, giữa học sinh với giáo viên nhằm tạo sự chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm trong môi trường lớp học, hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng cộng tác, hợp tác trong hành động. 2.2 Một số biện pháp vận dụng để nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép. Khi đã xác định được mục tiêu của dạy học lớp ghép, để nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép bản thân tôi đã mạnh dạn chỉ đạo giáo viên dạy lớp vận dụng những biện pháp sau: * Muốn dạy học lớp ghép có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần nắm chắc các đối tượng học sinh của các nhóm trình độ khác nhau. Theo phương pháp dạy học tích cực là lấy học sinh làm trung tâm thì khi giáo viên nắm chắc và phân loại được các đối tượng học sinh thì giáo viên sẽ đưa ra được các hình thức tổ chức lớp học, phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng, lúc đó mới nâng cao chất lượng học tập cho mỗi đối tượng học sinh của lớp. Cụ thể: “Tổ chức dạy học chung cả lớp”: Dạy học chung cả lớp là phương tiện hiệu quả để chuyển tải những thông tin đến được một số lượng lớn người nghe cùng một lúc. Hình thức này thường được sử dụng để giới thiệu những vấn đề chung trong nội dung chương hay để học sinh cùng thảo luận những chủ đề có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức của nhiều người. Hình thức tổ chức này thường được dùng khi mở đầu và kết thúc của mỗi tiết, mỗi buổi học hay trong dạy học các môn học đòi hỏi phải trình bày những thông tin chung cho học sinh của các nhóm trình độ, ví dụ như hát, kể chuyện, đạo đức, thể dục và các hoạt động vui chơi, tham quan, lao động. Tổ chức dạy học chung cho cả lớp ghép sẽ giúp cho giáo viên giảm được số lượng giáo án phải sọan và có thể tập trung vào điều khiển các hoạt động của học sinh trong giờ học như một đơn vị lớp học thống nhất. Tuy nhiên hình thức tổ chức dạy học này sẽ khó có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các cá nhân ở các trình độ khác nhau, hình thức tổ chức dạy học này rất hạn chế. Vì vậy khi giáo viên áp dụng hình thức dạy học này tôi đã lưu ý cho giáo viên cần phải lựa chọn và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với các đối tượng ở các nhóm trình độ khác nhau. “Tổ chức dạy học cho từng nhóm trình độ”: Giáo viên làm việc trực tiếp với một nhóm trình độ để chuyển tải những nội dung trong chương trình hay hướng dẫn học sinh thực hành những thao tác làm bài cụ thể. Trong lúc dạy học trực tiếp, giáo viên có thể cung cấp những thông tin, trình bày, giải thích những sự vật, hiện tượng, làm mẫu những thao tác hay tổ chức trao đổi với học sinh. 4