Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lý 7

doc 24 trang sangkien 13588
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_bao_ve_moi_truong_trong_vat.doc
  • docBAN CAM KET.doc
  • docBÁO CÁO TÓM TẮT, ĐIỂM MỚI .....doc
  • docxBIA TÊN ĐỀ TÀI.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lý 7

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường sống hiện nay của chúng ta đang ô nhiễm trầm trọng. Bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mỗi người trên Trái Đất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường. Trong số các môn học ở trường trung học cơ sở thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi hướng dẫn học sinh một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì người giáo viên có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào đơn vị kiến thức thích hợp trong bài giảng của mình. Để việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong bài giảng có liên quan đến môi trường đạt được hiệu quả cao nhất thì theo tôi, ngay từ lớp 6 giáo viên cũng đã hướng dẫn học sinh làm quen với môn Vật lí và đã lồng ghép bảo vệ môi trường vào những nội dung thích hợp của nội dung bài. Và đến lớp 7 giáo viên tiếp tục lồng ghép bảo vệ môi trường trong môn Vật lí. Chúng ta cần phải làm gì để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học này, mà còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường để rồi từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Là một giáo viên dạy môn vật lí lớp 7, tôi luôn tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường để làm thế nào vừa dạy cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản của bộ môn và vừa lồng ghép các đơn vị kiến thức về môi trường cho học sinh. Trên cơ sở tìm tòi các tài liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua sách ,báo, Internet, . Đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có lồng ghép về môi trường. 1
  2. Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua xây dựng “Trường học - thân thiện, học sinh - tích cực” và việc “Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học” do Trường triển khai. Vì vậy tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm “Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lí 7” để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả. 2
  3. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải. - Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. - Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Chúng ta thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão, lũ lụt thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang phải đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách. - Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi đang sống và nơi làm việc. 3
  4. 2. Thực trạng ban đầu của vấn đề. - Bảo vệ môi trường hiện đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì mỗi con người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua những việc làm cụ thể là tất cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải có ý thức bảo vệ môi trường đang sống. Vì các em còn nhỏ nên việc nhận thức về môi trường cũng còn hạn chế, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Nhưng có nhiều việc làm để các em có thể góp một phần vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước và trên toàn thế giới. Trường Trà Phú đã và đang phát động các phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Môi trường xanh – sạch - đẹp”. - Đối với học sinh lớp 7, tuy các em đã có kiến thức cơ bản về môi trường nhưng vẫn còn hạn chế. Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và hấp dẫn học sinh. - Trong khi đó, thời gian của mỗi tiết học 45 phút và chỉ có một tiết trên tuần đối với môn Vật lí 7. Trường chưa có máy quay dùng để thu thập tư liệu, tranh ảnh, các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường. Học sinh chưa được tiếp cận với thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng như hiện nay. - Sáng kiến kinh nghiệm về “Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lí 7” là một sáng kiến khá quan trọng nhằm giáo dục HS bảo vệ môi trường có liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể, lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Qua đây, tôi có thể nhờ các em mang các kiến thức bảo vệ môi trường về tuyên truyền cho gia đình, và những gia đình người xung quanh , để mọi người chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn về việc bảo vệ môi trường họ đang sống và đang làm việc. 4
  5. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Sáng kiến kinh nghiệm “Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lý 7” là việc giáo dục học sinh có ý thức tốt hơn đối với môi trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường. Để lồng ghép bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý nói chung, môn vật lý 7 nói riêng có hiệu quả là một vấn đề không phải là đơn giản. Giáo viên phải giảng dạy đảm bảo đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, còn phải đưa những kiến thức về giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế vào bài giảng nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Để giảng dạy các tiết có lồng ghép bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài, kết hợp tìm tư liệu có liên quan như tranh ảnh, video, đến kiến thức bảo vệ môi trường từng nội dung bài học qua sách,báo, internet, đài , xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức, những đơn vị kiến thức phải dễ hiểu, và sự vật, hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh lớp 7. Bằng phương pháp giảng dạy, đưa những kiến thức bảo vệ môi trường đơn giản, cụ thể gắn liền với nội dung bài học , với cuộc sống và địa phương của các em, kết hợp với việc sử dụng máy vi tính và máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần lồng ghép bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh về thực trạng cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường. Sáng kiến kinh nghiệm “lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lí 7” thông qua từng tiết học cụ thể như sau: Bài 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG 5
  6. a. Địa chỉ lồng ghép Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. b. Phương pháp lồng ghép Làm thí nghiệm (Hình 1.2a - SGK VL7) để hình thành kiến thức khi nào ta nhìn thấy một vật. ? Các em có biết vì sao các học sinh ở thành phố thường bị cận thị nhiều hơn các học sinh ở nông thôn không? - HS: Ở thành phố, do đất hẹp người đông nên có rất nhiều nhà cao tầng che chắn ánh sáng Mặt Trời (ánh sáng tự nhiên). Đa số, các học sinh thường phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) nên mắt thường dễ bị cận. Còn các học sinh ở nông thôn học tập, làm việc và vui chơi chủ yếu dưới ánh sáng tự nhiên, chính vì thế ít bị cận hơn. ? Để khắc phục tình trạng cận thị thì các học sinh ở thành phố cần phải làm gì? - HS: Các học sinh ở thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ giảm bớt tình trạng bị cận. 6
  7. GV cần nhấn mạnh: Khi các em học tập phải đảm bảo đủ ánh sáng, hạn chế học tập dưới ánh sáng nhân tạo để giảm bớt tình trạng cận thị. Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG a. Địa chỉ lồng ghép Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. b. Phương pháp lồng ghép Làm thí nghiệm (Hình 3.1 và hình 3.2 – SGK VL7) để hình thành kiến thức về bóng tối và bóng nửa tối, sau đó kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh với hình ảnh minh họa. ? Trong học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối? - HS: Trong sinh hoạt và học tập ta cần lắp nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp một bóng đèn lớn để đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. ? Vì sao ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng? - HS: Ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng, do có quá nhiều loại nguồn sáng và cường độ chiếu sáng khác nhau. ? Sự ô nhiễm ánh sáng có gây tác hại gì cho con người? - HS: Ô nhiễm ánh sáng có thể làm rối loạn nhịp sinh học, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, ung thư và các bệnh về tim mạch. 7
  8. Sự ô nhiễm ánh sáng ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn ? Làm thế nào để giảm thiểu ánh sáng nơi đô thị? - HS: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải: - Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu. - Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ. - Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết. - Lắp các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt. GV cần nhấn mạnh: Để đảm bảo đủ ánh sáng không có bóng tối, không gây ra ô nhiễm ánh sáng ta nên sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu, tắt đèn khi không cần thiết. Bài 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG a. Địa chỉ lồng ghép Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng b. Phương pháp lồng ghép Hình thành kiến thức về tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, sử dụng thí nghiệm (Hình 5.2 – SGK VL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước và các hành động để bảo vệ môi trường 8