Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về bồi dưỡng hoc sinh khá, giỏi môn Địa lí Lớp 12

doc 21 trang sangkien 27/08/2022 7501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về bồi dưỡng hoc sinh khá, giỏi môn Địa lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ve_boi_duong_hoc_sinh_kha.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về bồi dưỡng hoc sinh khá, giỏi môn Địa lí Lớp 12

  1. Kinh nghiÖm vÒ båi d­ìng häc sinh kh¸, giái §Þa lÝ líp 12 Kinh nghiệm về bồi dưỡng hoc sinh khá, giỏi §ịa lí lớp 12 A. Đặt vấn đề I-Lời mở đầu: Như chúng ta đã biết phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh khá,giỏi là một trong những chủ trương của nghành giáo dục và cũng là nhiệm vụ của giáo viên nói chung và giáo viên địa lí nói riêng .Vì xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh hiên nay chất lượng học sinh không đồng đều , có những học sinh học yếu kém nhưng lại cũng có những học sinh học khá giỏi vì vậy đối với học sinh yếu kém cần phù đạo thêm kiến thức cơ bản , đối với học sinh khá giỏi thì bồi dưỡng them kiến thức nâng cao để học sinh học tốt hơn . II-Thực trạng của vấn đề: Thực tế hiện nay trong các trường THPT , học sinh thường chỉ coi trọng các môn chính như văn,toán hoặc các môn thi khối còn các môn không phải là môn khối thi đại học của mình hoăc không phải là môn chính thì hoc sinh thường coi nhẹ và ít quan tâm đến việc hoc tập trong đó có môn địa lí do đó học sinh ít đầu tư vào học bài III-Kết quả của thực trạng vấn đề: Do ít được đầu tư học tập nên kết quả là chất lượng học tập môn địa lí nói chung và môn địa lí Việt Nam nói riêng còn thấp, tỉ lệ học sinh khá, giỏi còn ít. Từ thực trạng trên để đạt được kết quả tốt hơn trong học tập môn địa lí Việt Nam lớp 12 tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp bồi học sinh khá giỏi môn địa để giúp học sinh có cái nhìn khác về môn địa lí nói chung và môn địa lí Việt Nam nói riêng, để học sinh hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam. 1
  2. Kinh nghiÖm vÒ båi d­ìng häc sinh kh¸, giái §Þa lÝ líp 12 B. Giải quyết vấn đề I/Các giải pháp thực hiện 1-Cần phải gây hứng thú học tập cho học sinh: Để học tập môn điạ lí được tốt hơn trước hết cần phải gây hứng thú học tập cho học sinh để tạo cho học sinh sự say mê học tập. Để gây hứng thú trong học tập có thể có nhiều cách :có thể kể những câu chuyện về địa lí hoặc có những trò chơi ngắn lồng vào các tiết học để gây hứng thú trong học tập cho hoc sinh (có thể là trò chơi giống như đường lên đỉnh olympia,chiếc nón kì diệu, giáo viên đưa ra một số câu hỏi về địa lí để học sinh trả lời ). 2- Hướng đẫn học sinh phương pháp học các vấn đề địa lí cụ thể : Đi đôi với việc gây hứng thú học tâp cho học sinh, trong quá trình học tập tôi đã hướng dẫn phương pháp học từng vấn đề cụ thể vì mỗi vấn đề địa lí Việt Nam đều có đặc điểm riêng để học sinh dễ tiếp thu kiến thức và nắm kiến thức sâu hơn , học hiếu chứ không học thuộc lòng các vấn đề địa lí. VD: Khi học về phần nguồn lực phát triển kinh tế -xã hội ,học sinh phải nắm được đặc điểm và tác động của nó đến phát triển kinh tế - xã hội (thuận lợi,khó khăn, ). II/ Các giải pháp tổ chức thực hiện : Chương trình địa lí Việt Nam có hai phần chính là phần kiến thức và kĩ năng thực hành. 1-Về kiến thức địa lí : Nội dung chương trình địa lí lớp 12 bao gồm; - Địa lí tự nhiên - Địa lí dân cư - Địa lí kinh tế - Địa lí địa phương 2
  3. Kinh nghiÖm vÒ båi d­ìng häc sinh kh¸, giái §Þa lÝ líp 12 Mỗi vấn đề địa lí cần cho học sinh phương pháp học riêng để học sinh dễ hiểu hơn và nắm kiến thức sâu hơn. a, Khi học về đặc điểm tự nhiên Việt Nam : Học sinh cần phải nắm được các đặc điểm tự nhiên và mối quan hệ giứa chúng thông qua việc sử dụng bản đồ ,át lát, bảng số liệu,bản đồ, Có những vấn đề nên dùng sơ đồ hoặc lập bảng so sánh để dễ học hơn . VD: Khi học về các khu vực địa hình có thể cho học sinh lập bảng so sánh về đặc điểm của các khu vực vùng núi Đông Bắc với Tây Bắc , vùng núi Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam. Đặc điểm khu vực vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc: Tiêu mục Vùng núi Đông Bắc Vúng núi Tây Bắc Phạm vi - Nằm ở tả ngan sông Hồng với - Nằm giữa sông Hồng và sông 4 cánh cung lớn Cả với 3 dải địa hình cung hướng TB-ĐN Độ cao - Chủ yếu là đồi núi thấp - Là khu vực địa hình cao nhất nước ta. - Ở đây có đỉnh Phanxiphăng cao 3143m . Hướng địa - Chủ yếu chạy theo hướng - Chay theo hướng TB-ĐN. hình cánh cung Hoặc khi học về phần đặc điểm gió mùa học sinh cần quan sát cơ chế hoạt động của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông trên bản đồ khí hậu và lập bảng đăc điểm của gió mùa. 3
  4. Kinh nghiÖm vÒ båi d­ìng häc sinh kh¸, giái §Þa lÝ líp 12 Gió mùa Nguồn Thời gian Phạm vi Hướng gió Kiểu thời tiết đăc gốc hoạt động hoạt động trưng Gió mùa Áp cao Tháng1 Miền Bắc ĐB -Tháng11,12, 1: lạnh mùa XiBia Tháng4 khô; Tháng2,3 đông lạnh ẩm Gió mùa -Áp cao -T5-T7 -Cả nước -TN -Nóng ẩm ở NBộ và mùa hạ ÂĐD -TN Tây Nguyên -Áp cao -T6-T10 -Cả nước (Riêng Bắc Nóng khô ở miền cận chí Bộ có Bắc tuyến nam hướng ĐN) -Nóng và mưa nhiều trên cả nước. -Với phương pháp này đa số học sinh khá ,giỏi sẽ hiểu bài ngay tại lớp và nắm chắc kiên thức cơ bản b, Khi học về phần địa lí dân cư: Có thể hướng dẫn cho học sinh phân tích các bảng số liệu và các biểu đồ trong bài học để rút ra đặc điểm dân cư Việt Nam VD: Dựa vào biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số nước ta qua các năm hoặc biểu đồ thể hiên dân số nước ta qua các năm có rút ra được dân số nước ta tăng nhanh và tốc độ tăng không đều qua các thời kì. Hoặc dựa vào bảng số liệu về cơ cấu dân số nước ta qua các năm: Sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2005(ĐV %) Độ tuổi 1999 2005 0-14 33,5 27,0 15-59 58,4 64,0 60 trở lên 8,1 9,0 4
  5. Kinh nghiÖm vÒ båi d­ìng häc sinh kh¸, giái §Þa lÝ líp 12 Hoặc dựa vào bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng nước ta năm 2006 sẽ rút ra đặc điểm phân bố dân cư nước ta c.Khi học phần địa lí các ngành kinh tế : Cần phải nắm được nguồn lực phát triển, đặc điểm,tình hình phát triển, nhữnghạn chế và các giải pháp phát triển. C1 : về địa lí nông nghiêp : -Khi học về điều kiện phát triển nông nghiệp ,Học sinh cần phải nắm được những thuận lợi ,khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp nước ta ( cả điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ) ,phải tìm ra các nhân tố chính để phân tích sâu hơn . Ví dụ : *Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sản xuất nông nghiệp cần phân tích kỹ nhân tố đất đai ,nguồn nước -Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của hoạt động nông nghiệp Nước ta có nhiều loại đất với hai hệ đất chính là đất phù xa và đất feralit trong đó có những loại đất tốt ( như đất phù sa ngọt , đất đỏ bazan ) là điều kiện thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu cây trồng với năng suất cao . Những loại đất tốt được phân bố tập trung là điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp với quy mô lớn -Nước ta có nguồn nước dồi dào để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ( cả nước mặt và nước ngầm ) Đặc biệt là nguồn nước do các sông cung cấp * Còn về vấn đề địa lý các ngành nông nghiệp : Cần hướng dẫn học sinh sử dụng tối đa các bảng số liệu , biểu đồ trong bài học và atlat địa lí việt nam để dễ hiểu hơn . Ví dụ :Từ hai biểu đồ về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 1990 và 2005 ( SGK địa lí 12 cơ bản – trang 93) có thể biết được sự đa dạng của cơ cấu cây trồng nước ta trong đó lương thực là loại cây chiếm tỷ trọng diện tích lớn nhất , rồi đến cây công nghiệp, còn các loại cây khác thì chiếm tỷ trọng thấp và biết được xu 5
  6. Kinh nghiÖm vÒ båi d­ìng häc sinh kh¸, giái §Þa lÝ líp 12 hướng thay đổi qua các năm của các loại cây theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực , tăng tỷ trọng cây công nghiệp . Hoặc từ bảng số liệu về sản lượng thịt các loại : (Đơn vị : nghìn tấn) Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm 1996 1412,3 49,3 70,1 1080 212,9 2000 1853,2 48,4 93,8 1418,1 292,9 2005 2812,2 58,9 142,2 2288,3 321,9 Có thể phân tích được tình phát triển ngành chăn nuôi nước ta là phát triển với tốc độ khá nhanh , đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn , nuôi bò và kết hợp với sử dụng atlát có thể nêu được sự phân bố ngành chăn nuôi gia súc gia cầm nước ta Tương tự như cách học trên đối với ngành thuỷ sản và lâm nghiệp *Về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp : Từ bảng tóm tắt một số đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp ( trang 107 SGK địa lí 12 cơ bản) cần phải biết so sánh từng cặp vùng nông nghiệp về điều kiện sinh thái , điều kiện kinh tế-xã hội , trình độ thâm canh và hướng chuyên môn hoá sản xuất để thấy rõ những điểm khác biệt giữa các vùng ( có thể so sánh giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên , Đồng bằng Sông Hồng vớiĐồng Bằng Sông Cửu Long ) Ví dụ : So sánh đặc điểm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên: Đều là 2 vùng núi ,cao nguyên nhưng lại có nhiều điểm khác biệt: -Về điều kiện sinh thái : +Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước Ở đây có địa hình núi, cao nguyên , đồi thấp trong đó có núi cao ở Tây Bắc đây là vùng núi cao nhất nước ta .Có đỉnh Phanxiphăng cao 3143m . Bề mặt địa hình ở đây bị chia cắt mạnh , nhất là miền núi TB 6
  7. Kinh nghiÖm vÒ båi d­ìng häc sinh kh¸, giái §Þa lÝ líp 12 Đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng , đất phù sa cổ bạc màu . Có khí hậu cận nhiệt đới ,ôn đới trên núi cao và có mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta. Như vậy TDMNBB có thế mạnh về các cây cận nhiệt. + Trong khi Tây Nguyên lại có địa hình các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau ,các cao nguyên ở đây có mặt bằng rộng. Đất đai chủ yếu là đất feralit trong đó có đất đỏ bazan chiếm diện tích lớn khoảng 1,8 triệu ha rất màu mỡ ,giàu chất dinh dưỡng, Khí hậu nghiêng về cận xích đạo với nhiệt độ ,độ ẩm cao, có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô,mùa khô ở đây kéo dài có khi 4-5tháng nên đã dẫn đến tình trạng thiếu nước ở mùa khô. Như vậy Tây Nguyên có thế mạnh về các cây nhiệt đới (Cà phê, cao su, hồ tiêu, ) - Về điều kiện kinh tê-xã hội: +TDMNBB có mật độ dân số tương đối thấp ,dân cư ở đây có nhiều kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp và trồng cây công nghiệp cân nhiệt . Trong vùng có các cơ sở công nghiệp chế biến + Còn Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước, ở đây còn tiến hành sản xuất nông nghiệp cổ truyền, nhưng lại có các nông trường. Công nghiệp chế biến còn yếu. - Về trình độ thâm canh: + Ở cả 2 vùng trình độ thâm canh còn thấp nhưng ở TDMNBB, vùng Trung du trình độ thâm canh đang được cải thiện + Còn ở Tây Nguyên các nông trường, nông hộ trình độ thâm canh đang dần được cải thiện . - Về chuyên môn hoá sản xuất: 7