Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giữ vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh

doc 5 trang sangkien 05/09/2022 8760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giữ vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giu_vo_sach_viet_chu_dep_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giữ vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh

  1. A) Đặt vấn đề I. Lời mở đầu. Vở sạch chữ đẹp là việc băn khoăn, trăn trở của mỗi giáo viên cũng như ở mọi trường tiểu học, đây là mối quan tâm hàng đầu ở trường Tiểu học, là nền móng quan trọng cho thế hệ trẻ khi đến trường, tạo cho các em một nền móng để các em học tốt ở tất cả các môn học. Vì vậy dạy cho các em viết đúng, viết đẹp viết đảm bảo tốc độ, giữ được vở sạch chữ đẹp là điều vô cùng cần thiết. II/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 1) Thực trạng. Thực trạng cho thấy các em mới ra lớp các em đang còn nhỏ ý thức bảo vệ vở của các em chưa cao, lỗi của các em thường mắc là làm vở quăn mép, long bìa, giây mực viết ẩu, chưa đảm bảo nét chữ Đó là những việc không thể tránh được phát âm sai, viết sai theo tiếng địa phương. 2) Thực trạng trên, vì vậy nên tôi chọn đề tài này và tìm ra mọi biện pháp khắc phục để đưa việc giữ vở sạch viết chữ đẹp của HS đến mức ổn định và tiến bộ. * Cơ sở hiện tại: năm học 2005 - 2006 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B. độ tuổi học đồng đều, tổng số học sinh trong lớp là 29 em, rãi rác từ xóm 2 đến xóm 10, học sinh 100% là gia đình nông thôn, một số gia đình kinh tế còn thiếu thốn, bố mẹ đi nam làm ăn nên việc quan tâm đến con em còn rất nhiều hạn chế. Song bằng kinh nghiệm giảng dạy của các năm nhất là năm 2004-2005 tôi đã có thành công trong việc giữ vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh, bản thân đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu. Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm kết quả thu được như sau: Loại A: 3 em Loại B: 19 em Loại C: 7 em Sau khi khảo sát tôi trăn trở và đề ra phướng hướng cụ thể: 1
  2. B. Giải quyết vấn đề. I. Chỉ tiêu đề ra Loại A: 17 em Loại B: 12 em II. Các phương pháp thực hiện. 1- Phương pháp dạy học mới là tạo sự tích cực hoá hoạt động của học sinh: Người học là trung tâm, thầy cô là người tổ chức. Nội dung và phương pháp phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 2- Phương pháp thực hành là phương pháp cốt lõi trong việc bảo vệ vở sạch chữ đẹp cho học sinh. 3- Phương pháp thảo luận ngoài ra còn sử dụng nhiều phương pháp khác tuỳ theo nội dung từng tiết dạy để hướng dẫn học sinh biết cách bảo quản sách vở và biết khái niệm về không gian như: Trên dưới, trong ngoài năm vững quy tắc viết, giáo dục các em yêu quý sách vở của mình. III. Các biện pháp để tổ chức thực hiện. - Thường xuyên nhắc nhở học sinh khi lấy sách vở và đồ dùng ra cũng như khi bỏ vào để tránh tình trạng long bìa sách và quăn mép, khi viết phải mở vở ra, viết xong phải để mực khô thì mới gấp lại. - Kết hợp với phụ huynh học sinh để mua đồ dùng như bảng con, sách vở dầy đủ, vở phải có ô ly rõ ràng, góc học tập phải đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy định của lứa tuổi. - Đối với giáo viên cần rèn luyện học sinh khi viết phải ngồi đúng tư thế, viết khoảng cách đều, rèn luyện học sinh ở tất cả các môn học, song đặc biệt chú trọng môn tập viết và môn chính tả, môn tập viết cần cho học sinh viết bảng con giấy nháp. 2
  3. *Cần phải sửa sai cho học sinh: a- Phụ âm đầu: Những lỗi học sinh thường mắc phải khi viết bài là: tr, ch, d, r gi k,c, q, ngh, ng, gh. b- vần: ai, ay c- dấu thanh: ~ / ? . 2) Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng cơ bản để HS lớp 3 viết đúng chính tả. Để giúp học sinh khắc phục những sai lầm trên và giúp học sinh rèn một số kỹ năng viết chính tả đúng qua nghiên cứu thực trạng và bằng kinh nghiệm ít ỏi của mình tôi có một đề xuất sau: a) Hướng dẫn chính tả. - Giáo viên đọc đúng, rõ ràng, đúng ngữ điệu trường hợp gặp câu gì dài giáo viên có thể đọc từng phần rõ nghĩa, tuyệt đối không nên đọc từng từ riêng lẽ , vì như vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dựa ngữ ngiĩa để xác định cách viết. - Cho HS đọc bài chính tả sẽ viết (theo SGK) và tìm hiểu nội dung của bài. - Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài hoặc giáo viên chỉ ra những lỗi thường gặp hướng dẫn cho học sinh cách viết đúng. A1: Cách sửa lỗi về phụ âm. Phụ âm đầu các em thường sai trong bài viết : tr/ ch Ví dụ: Mái trường / mái chường trong lớp / chong lớp Gặp trường hợp này tôi sẽ hướng dẫn học sinh học thuộc các dạng tương tự , luyện tập nhiều rồi có thói quen và dùng đúng chứ cách phân biệt của phụ âm này không có quy luật riêng, cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ hoặc tôi sẽ phân tích tiếng (trường) Ví dụ: Trường tr + ương + thanh huyền Chường ch + ương + thanh huyền Trường, trong (mái trường) là dùng để gọi nơi các em đến học, còn (chường) thì dùng trong (chán chường) cách sửa lỗi phụ âm: d, r, gi. Học sinh hay sai ở các trường hợp: 3
  4. Ví dụ: - duyệt ninh / ruyệt binh - giáo dục / dáo dục - rì rào / dì dào Tôi hướng dẫn học sinh nắm vững luật chính tả: g và r không kết hợp với âm đệm, nếu âm đầu vần (là âm đệm) thì luôn đi với d, trong trường hợp các em viết (ruyệt binh) là sai vì âmđầu vần này là âm đệm, mà âm đệm thì sẽ không đi với âm r. Ví dụ: Tiếng (duyệt) d + uyêt + thanh nặng Những tiếng trong từ (Hán- việt) mang thanh ngã, nặng thì viết với phỏng tiếng động đều được viết với (r) Ví dụ: Rả rích các sửa phụ âm k/c/q ; ngh ; ng ; gh. Tôi sẽ hướng dẫn hcọ sinh vận dụng vào các quy luật chính tả. Ví dụ: - Viết là k khi đứng trước: i , e, ê, iê. - Viết là q khi đứng trước âm đệm: (ua) ua - Viết là c trong các trường hợp : ơ, a, u, ư - Viết là ngh khi đứng trước : i, e, ê, iê - Viết là gh khi đứng trước: i, e, ê,iê - Viết là ng trong các trường hợp còn lại : a, ă, â, o, ô, ơ nếu học sinh nắm vững quy tắc viết chính tả thì khi viết bài học sinh sẽ có cách viết đúng. A2: cách sửa lỗi về vần: Không những hướng dẫn các em sửa lỗi về âm tôi còn chú trọng đến một số dễ sai và các tiếng có nguyên âm đôi như: yê, iê, ia và các tiếng âm đầu như: Ch, tr, s, x, hoặc ?/ ~ Để tránh được việc chữa lỗi làm bẩn vở. Bản thân tạo cho học sinh không khí học tập thoải mái, tự tin. dạy đúng đủ quy trình không ngừng học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân. Luôn luôn gần gũi gắn bó với học sinh , yêu nghề mến trẻ. 4
  5. C. Kết quả đạt được So với đầu năm học qua quá trình nỗ lực phấn đấu của thầy và trò thì việc rèn luyện giữ vở sách viết chữ đẹp đã đạt được kết quả sau: Loại A: 15 em Loại B: 14 em Bài học kinh nghiệm Để giữ được vở sạch, viết chữ đẹp bản thân người giáo viên cần đưa học sinh vào nề nếp, uốn nắn khắc phục kịp thời đến từng đói tượng học sinh. Có sự đầu tư nghiên cứu cần đưa ra phương pháp, biện pháp phù hợp với bài dạy. Người giáo viên cần yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, công bằng với học sinh, chịu khó rèn luyện học hỏi ở đồng nghiệp. Biết tự trọng với bản thân, mẫu mực trong cuộc sống. ý kiến đề xuất Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi có một số đề xuất sau: - Đối với phụ huynh học sinh cần quan tâm để ý đến con mình nhiều hơn, cụ thể nhắc nhở các em khi ở nhà, đồ dùng cho các em phải đầy đủ. - đối với nhà trường cần có bàn ghế, phù hợp với lứa tuổi, có như thế thì mới tránh được bệnh tật cho các em. Thọ Dân, ngày 08 tháng 4 năm 2006 Người viết Đỗ TRọng Tập 5