Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh Khối 12

doc 25 trang sangkien 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh Khối 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giang_day_chay_tiep_suc_do.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh Khối 12

  1. TUYỂN TẬP MỘT SỐ SKKN HAYVỀ THỂ DỤC 01: skkn kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối vơi học sinh khối 12 KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHẠY TIẾP SỨC ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 12 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Điền kinh chính là khởi đầu của các môn thể thao hiện đại ngày nay, trong đó phải kể đến một môn thể thao có lịch sử lâu đời đó là môn chạy, chạy là hoạt động tự nhiên có chu kì, là bài tập không thể thiếu của vận động viên ở các môn thể thao, chạy luôn có trong nội dung của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, chạy lâu với tốc độ không lớn trong điều kiện không khí trong lành rất có tác dụng đối với việc tăng cường sức khỏe, cùng với rất nhiều nội dung của môn chạy như cự ly ngắn, chạy cự ly dài, chạy vượt rào thì chạy chạy tiếp sức là nội dung được đưa vào chương trình giảng dạy tại bật THPT. Ngày nay với sự phát triển rất nhanh của các môn thể thao khác nhau tuy nhiên môn chạy tiếp sức vẫn là một bộ môn không thể thiếu tại các kỳ thi đấu như Olympic, Thế vận hội và ở khu vực Đông Nam Á là Seagame . Ở nước ta cứ 4 năm 01 lần học sinh các tỉnh thành trong cả nước đều tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng các cấp nhằm tuyển chọn những học sinh xuất sắc tham gia thi đấu toàn quốc hoặc quốc tế, trong đó có nội dung chạy tiếp sức. Cũng vì lý do đó môn chạy tiếp sức được đưa vào trường học để giảng dạy cho học sinh. Đối với học sinh việc học chạy thường bị xem là đơn điệu và không hấp dẫn vì vậy các giáo viên phải có những đầu tư về phương pháp và bài tập để nâng cao tính hấp dẫn của môn học.
  2. Với 13 năm công tác tại trường THPT bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm giảng dạy môn chạy tiếp sức nay tôi xin phép được thực hiện đề tài :“ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHẠY TIẾP SỨC ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 12” II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận : - Sự phối hợp hoạt động trong các môn chạy rất đa dạng, phức tạp, tính chất hoạt động của môn chạy tiếp sức là dùng sức mạnh tốc độ trong khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, cơ sở để nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể lực của người tập chạy phải dựa trên sự tập luyện kiên trì, tốn nhiều thời gian và công sức nên đòi hỏi người tập phải có một tinh thần tốt. - Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho người tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động. - Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em say mê tập luyện. Đối với học sinh bật THPT các em đang trong thời kì phát triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích cao. - Chạy tiếp sức là nội dung chạy tập thể ngoài những dụng cụ cần thiết như : Bàn đạp, đồng hồ, gậy .còn đòi hỏi phải có một đường chạy đủ
  3. điều kiện cho việc tập luyện. Tuy nhiên hiện nay đa số các trường THPT trên địa bàn tỉnh việc có một đường chạy đủ chuẩn cho học sinh tập chạy môn chạy tiếp sức là rất hiếm, vì vậy giáo viên đứng lớp phải biết vận dụng điều kiện thực tế tại đơn vị để giảng dạy sao cho phù hợp nhất, giúp học sinh nắm vững kỹ thuật và đảm bảo quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao nhất. Từ những cơ sở trên tôi chọn đề tài “ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHẠY TIẾP SỨC ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 12” nhằm đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy của mình. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1 Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy môn chạy tiếp sức Do số tiết dành cho nội dung chạy tiếp sức ở khối 12 là rất ít (6 tuần) cho nên để giảng dạy có hiệu quả thì giáo viên phải đầu tư nhiều về việc chuẩn bị bài giảng sao cho chất lượng đảm bảo cho học sinh khi học xong phải hình thành được kỷ năng thực hiện động tác. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị những nội dung sau : a) Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ. - Điều đầu tiên và không thể thiếu trong giảng dạy thể dục thể thao đó là dụng cụ và sân bãi, trong môn chạy tiếp cũng vậy ngoài việc có sân bãi để học giáo viên cần chú ý hơn độ an toàn của sân bãi và dụng cụ. VD: Đường chạy phải phẳng, không trơn trợt, không có chướng ngại vật để tránh chấn thương cho học sinh b) Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy. Để giảng một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên cần phụ thuộc vào bài soạn, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích cực, chủ động, phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian
  4. từng nội dung, lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trò chơi nào, bài tập bổ trợ nào để tăng thể lực, nâng cao thành tích c ) Chuẩn bị tốt cho bài dạy. - Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong một tiết dạy. - Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng vận động của học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự. - Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng động tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình thức trò chơi ,thi đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua trong học tập, hạn chế tối đa thời gian chết. Theo tôi giáo viên cần sử dụng phương pháp phân nhóm quay vòng vào các giáo án để tạo sự linh hoạt cho bài giảng. d) Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện, cũng thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nhóm học sinh, lựa chọn những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy chạy tiếp sức giáo viên có thể kiểm tra những nội dung như sau: Kiểm tra miệng vào đầu các giờ học (nên chú trọng vào phần lý thuyết ) khâu này rất quan trọng vì sẽ tạo được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh khi giáo viên truyền đạt phần lý thuyết. Ngoài ra các phần thực hành thì kiểm tra theo nhóm, tùy theo trình độ của nhóm giáo viên có thể yêu cầu nội dung thực hành, tuy nhiên cần tập trung vào một số nội dung sau : + Kiểm tra các bài tập bỗ trợ. + Kiểm tra từng giai đoạn kỷ thuật.
  5. + Kiểm tra phối hợp trao nhận gậy với tốc độ chậm, nhanh : 02 người, 4 người. + Kiểm tra thể lực : tốc độ , độ bền. e) Cho các bài tập về nhà. - Mỗi tuần học sinh chỉ được học 02 tiết. Với thời gian đó cho dù giáo viên sử dụng phương pháp tích cực thì cũng khó nâng cao được thành tích của học sinh nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tập luyện ở nhà với sự hướng dẫn rõ ràng về cách thức tập luyện cũng như dụng cụ hỗ trợ để học sinh tập luyện một cách có hiệu quả các bài tập về nhà. f) Tổ chức thi đấu và trò chơi - Đối với học sinh việc giảng dạy thuần túy sẽ không gây hứng thú trong tập luyện, để khắc phục điều đó giảo viên chỉ cần kích thích bằng việc trong mỗi buổi học chuẩn bị 01 trò chơi nhỏ để tạo không khí sôi nổi. Ngoài ra còn tổ chức thi đấu trong nhóm với nhau để tạo sự ganh đua và cố gắng nâng cao thành tích. Giáo viên có thể sử dụng hình thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội dung học để thông qua đó đánh giá kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn đốc học sinh tập luyện trong và ngoài giờ, luôn động viên khích lệ kịp thời để các em tự tin phấn đấu đạt thành tích cao. 2.2 Quá trình thực hiện : Từ cơ sở trên chúng ta sẽ vận dụng một cách thực tế vào giảng dạy với những nội dung cơ bản sau : a) Mục đích – yêu cầu: - Nhằm hình thành kỷ năng động tác chạy tiếp sức, phát triển sức mạnh tốc độ và sự phối hợp trao nhận gậy. - Phát hiện những học sinh có khả năng để bồi dưỡng thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng Cấp Tỉnh.
  6. - Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng nghe, quan sát giáo viên làm mẫu. b) Phương pháp giảng dạy. - Giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp làm mẫu động tác, dùng tranh ảnh, hình vẽ để minh họa, mô phỏng động tác. - Để nâng cao thành tích giáo viên phải sử dụng phương pháp phân nhóm theo trình độ để đưa các bài tập phù hợp tránh trường hợp quá sức với học sinh này nhưng quá nhẹ với học sinh khác thì tiết dạy sẽ không đạt hiệu quả cao, theo tôi nên chia làm 03 nhóm : Nhóm 1 : Khá, Nhóm 2 : Trung bình, Nhóm 03 : yếu. - Có thể sử dụng phương pháp lần lượt, lặp lại và sử dụng trò chơi – thi đấu. - Theo phân phối chương trình trong một tiết học có lồng ghép các môn khác vào nên giáo viên có thể kết hợp để rèn luyện cho học sinh. - Giáo viên phải giám sát việc tập luyện, đồng thời sử dụng cán sự lớp để quản lý nhóm và quản lý lượng vận động. c) Chuẩn bị của giáo viên. Đường chạy, gậy (02 học sinh một gậy), đồng hồ bấm giây, bàn đạp xuất phát, còi Mặc dù học sinh khối 12 đã học chạy tiếp sức ở lớp 11 rồi nhưng do thời gian nghỉ quá dài không tập luyện nên phần lớn là quên động tác một số ít nhớ rất mơ hồ, vì vậy giáo viên vẫn phải dạy lại những điểm cơ bản nhất để học sinh AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY: =1449735980&aut=8a6c6432e2571b054fbea77f27a55d3c
  7. 02:skkn giúp học sinh THPT học tốt môn thể dục nhiệp điệu GIÚP HỌC SINH THPT HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em học sinh. Thực hiện theo phân phối chương trình năm học, thể dục nhịp điệu là nội dung học hoàn toàn mới và tương đối khó đối với học sinh THPT nhất là đối với học sinh nam cho nên các em thường có thái độ né tránh, mức độ tiếp thu chậm, động tác sai khó sửa. Đây là lý do mà thái độ và kết quả học tập của học sinh không cao, cho nên tôi chọn đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp tạo sự ham thích của học sinh đối với môn học, giúp các em học sinh học tốt môn thể dục nhịp điệu. Đây là đề tài có tính đổi mới về mặt lý luận và thực tiển mà theo tôi và nhiều đồng nghiệp thì chưa có ai đề cập đến . 1. Thuận lợi : - Để thực hiện đề tài này tôi có một số thuận lợi là được sự quan tâm giúp đở, động viên rất nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, cũng như sự giúp đỡ tận tình của tất cả giáo viên cùng bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. - Bản thân người thực hiện đề tài là giáo viên giáo dục thể chất đã giảng dạy nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm để có phương pháp và biện pháp cải tiến thích hợp thực hiện tốt đề tài . 2. Khó khăn : - Nhà trường có sân tập thể dục nhưng sân rất nắng và nóng vì đa số cây xanh đều trồng mới chưa có bóng mát, mặt sân đất cát nên về mùa nắng nhiều bụi làm học sinh dễ bị viêm xoang . - Thể dục nhịp điệu là nội dung học hoàn toàn mới và có độ khó tương đối cao so với các môn học khác, động tác nhịp nhàng, khéo léo thể hiện nữ tính, không thích hợp với học sinh nam nên các em thường né tránh, mất tập trung đối với môn học, đa số các em không thể tiếp thu tốt trong học tập. 3. Số liệu thống kê : Điều tra cơ bản ban đầu : Được sự giúp đỡ của giáo viên dạy cùng phân môn, giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên các bộ môn khác, tôi tiến hành điều tra cơ bản ban đầu về thành tích và khả năng hoàn thiện kỷ thuật bài thể dục nhịp điệu của học sinh lớp 11 do tôi trực tiếp giảng dạy: gồm 6 lớp, mỗi lớp 30 học sinh. Tổng số học sinh được kiểm tra là 180 em (62 nữ) , chia làm 4 loại : giỏi, khá, trung bình, yếu theo thang điểm sau : Thang điểm kiểm tra ban đầu : Loại giỏi : điểm 9 – 10 Thực hiện đúng kỹ thuật và đẹp mắt, khớp với nhịp hô