Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện

doc 13 trang sangkien 10821
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_tac_pham_tu_su_duoi_goc_do_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện

  1. I. đặt vấn đề: 1. Lí do chọn đề tài : Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề đó là tình huống. Chính ở đó nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Nói cách khác, tình huống chính là một lát cắt của cuộc sống, là vực soáy trên dòng sông, là thứ nước rửa để làm nổi hình, nổi sắc của ảnh, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Một nhà nghiên cứu đã từng khẳng định : Nhân vật là trụ cột, lời kể là không khí, là linh hồn của tác phẩm thì tình huống truyện là nền móng của tác phẩm Nếu như khai thác một bài thơ chú ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu thì khai thác tác phẩm tự sự phải chú ý tới nhân vật ở các góc cạnh, từ đó mà phát hiện chân giá trị cuộc sống cùng thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc. Để khám phá nhân vật cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện. Muốn vậy người giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm, hiểu được diễn biến của câu truyện, từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề. Một tác phẩm hay thì bao giờ nhà văn cũng có những phát hiện độc đáo khi khai thác vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy khi phân tích tác phẩm tự sự, người dạy, người học cần xác định rõ vai trò của tình huống truyện - những mã khoá giúp người dạy, người học đi từ những “phần chìm ” để tìm ra tư tưởng, chủ đề của tác phẩm văn học . Làm thế nào chúng ta - vừa là người đọc truyện, vừa là người giảng truyện để truyền cho HS cái cảm giác “ Uống xong lại khát ” ấy. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11,12, tác phẩm tự sự chiếm 20,0% số lượng tiết học chính khoá và học thêm ( Lớp 12 :17/47 bài chiếm 28,5 % . Lớp 11: ban cơ bản 19/ 123 tiết chiếm 15,5% / , ban C, D 18 /140 tiết chiếm 13,6%). Vì vậy,dạy, học tác phẩm tự sự trong chương trình THPT chiếm một khối lượng lớn , đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải nắm được đặc trưng , kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự. => Đó chính là những lí do đưa tôi đến với đề tài : “ Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện” 2. Mục đích , nhiệm vụ của đề tài : 2.1. Mục đích của đề tài : - Giúp người dạy văn , học văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn đối với tác phẩm tự sự trong chương trình THPT . - Giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng “ mở”- Học ít hơn nhưng tiếp cận tri thức được nhiều hơn, sâu hơn. 2. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu : 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài : - Các tác phẩm tự sự trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11,12 - Học sinh lớp 11, 12 trường THPT Lam Kinh 4. Phương pháp nghiên cứu : 4.1. Nghiên cứu lý thuyết : Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện 1
  2. * Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về tình huống truyện tác phẩm tự sự như : “ Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử ” ; “ Từ điển tiếng Việt” . * Đọc nghiên cứu các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11,12 như : “ Chí Phèo”; “ Chữ người tử tù - Ngữ văn 11”; “ Vợ nhặt” ; “ Những đứa con trong gia đình”; “ Chiếc thuyền ngoài xa” - Ngữ văn 12 ). 4 .2. Nghiên cứu thực tiễn : * Dự một số tiết dạy tác phẩm tự sự của đồng nghiệp . * Khảo sát các đề thi đại học, đề thi học sinh giỏi của tỉnh Thanh Hoá trong các năm học. * Chọn 2 lớp cơ bản có trình độ ngang nhau , một lớp chú ý rèn luyện năng lực khai thác tình huống truyện cho học sinh trong các giờ học và một lớp không nhấn mạnh đến vai trò của tình huống truyện. So sánh, đối chiếu kết quả để rút ra kết luận . 5. Những luận điểm bảo vệ : * Khái niệm: tác phẩm tự sự, tình huống truyện. * Các loại tình huống truyện trong tác phẩm tự sự . * Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm tự sự. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong trong quá trình dạy tác phẩm tự sự . * Những dẫn chứng minh hoạ. * Kết quả thực nghiệm . * Kết luận 6. Những đóng góp cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài . * Đối với giáo viên : - Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người giáo viên trong quá trình dạy văn tự sự hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm hiểu được diễn biến của câu truyện, từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề - những “ phần chìm” nằm im sau câu chữ , giúp cho giờ dạy văn sinh động , dễ đi vào lòng người. * Đối với học sinh : - Nhằm nâng cao năng lực trong việc chiếm lĩnh tác phẩm tự sự từ góc độ tình huống truyện. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong trong học tác phẩm tự sự . - Tăng tính thực hành của học sinh . Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện 2
  3. II. Giải quyết vấn đề: 1.Khái niệm: 1.1. Khái niệm tác phẩm tự sự: Theo định nghĩa của sách làm văn 11-NXB GD , 2001 . “ Tác phẩm tự sự là tác phẩm kể chuyện . Trong tác phẩm tự sự qua lời kể , lời tả , cuộc sống hiện lên với những nhân vật , những sự kiện để thể hiện tư tưởng thái độ đối với con người và xã hội” ( Trang 28 ) . Hay : “ Tác phẩm tự sự là câu chuyện kể về một người nào đó , một vật gì đó , hay một sự kiện nào đó . Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện . Gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc hoạ về nhiều mặt . Cốt truyện được được triển khai , nhân vật được khắc hoạ thông qua các chi tiết nghệ thuật phong phú , đa dạng như : các sự kiện , xung đột , ngoại cảnh , nội thất , ngoại hình nhân vật , hoạt động nội tâm ” ( Trang 16 ) . 1.2. Khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyện ngắn là sự sắp xếp các tình tiết, các sự kiện nhằm thúc đẩy câu chuyện, tạo ra xung đột, những mâu thuẫn Đồng thời nhà văn phải xử lí tình huống một cách hợp lý. Tình huống phải mang giá trị thể hiện tư tưởng của tác phẩm. ( Đáp án đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm học 2006 - 2007 của sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá) Hay : tình huống truyện là một trong những yếu tố cơ bản của văn xuôi tự sự. Tình huống tạo nên những nét riêng của từng truyện, đồng thời thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Nghệ thuật tạo dựng tình huống là tạo hoàn cảnh đặc trưng, đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đặc biệt nào đấy để nhân vật bộc lộ hết tính cách tâm trạng của mình. 2. Các loại tình huống truyện trong tác phẩm tự sự . 2.1. Tình huống bên ngoài 2.2.Tình huống bên trong- Tình huống nhận thức: 3. Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm tự sự. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong trong quá trình dạy tác phẩm tự sự . 2.1. Vai trò của tình huống truyện: Đặc biệt với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật dựng truyện- có ý nghĩa đối với sự phát triển của mạch truyện . Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng rất chú trọng đến yếu tố này: “ Đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra trong câu truyện thật hay và thế là coi như xong một nửa” ( Tình thế sảy ra truyện) . Trong một truyện ngắn, tình huống phải hợp với lô gíc cuộc sống thì truyện mới chân thực, tự nhiên. Qua tình huống, nhà văn phải làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề, tư tưởng thì tác phẩm mới thành công. Những truyện ngắn thành công ở nghệ thuật tạo dựng tình huống là “ Vi hành” ( Nguyễn ái Quốc ) , Vợ nhặt ( Kim Lân) , Mảnh trăng cuối rừng( Nguyễn Minh Châu ) 2.2. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong trong quá trình dạy tác phẩm tự sự . Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện 3
  4. * Phần lớn những tác phẩm được trích giảng trong chương trình THPT đều là những tác phẩm có cốt truyện độc đáo. Thông qua cốt truyện các tác giả muốn chuyển tải đến người đọc những vấn đề về nhân sinh trong cuộc sống. Việc tìm hiểu về nhân vật hay giá trị nội dung tác phẩm sẽ thuận lợi và thấu đáo hơn khi chúng ta khai thác tình huống trong truyện. Cụ thể qua các bước sau: Bước 1: Xác định được tình huống truyện của tác phẩm. Bước 2: Nắm được diễn biến của tình huống truyện, sự chi phối của tình huống truyện đến sự phát triển của cốt truyện và cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Bước 3: Xác định được ý nghĩa của tình huống truyện. Ví dụ: Truyện Chữ người tử tù ( Ngữ văn 11 tập 1 ), nhà văn Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật trong một tình huống những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi ra pháp trường . Còn với viên quản ngục đây là cơ hội gặp gỡ hiếm hoi để xin chữ Thánh hiền. Song Huấn Cao vốn là con người rất khoảnh tiền bạc, quyền uy không dễ gì khuất phục được. Vậy làm thế nào để viên quản ngục xin được chữ của ông Huấn Cao? Từ tình huống này tác giả dẫn dắt người đọc khám phá về vẻ đẹp của từng nhân vật. đặc biệt là nhân vật Huấn Cao - một con người đầy tài năngcó khí phách biết trọng thiên lương. Cùng với Huấn Cao thì viên quản ngục chính là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn, xô bồ. Chính việc lựa chọn tình huống này giúp cho nhà văn xây dựng thành công các nhân vật để thể hiện cho ý tưởng ngợi ca về vẻ đẹp một thời vang bóng đã đi qua. Hay trong truyện Vợ nhặt- Kim Lân ( Ngữ văn 12 tập 2 ) là một tác phẩm rất độc đáo về tinh huống. Đó là Tràng- Một anh nông dân nhà nghèo, hình thức thô kệch, tính tình ngờ nghệch lại là dân ngụ cư giữa lúc đói kém mà lấy được vợ hơn nữa lại là vợ theo. Tình huống bất thường đó gây sự chú ý ngạc nhiên tới người xung quanh và ngay cả bản thân Tràng. Bởi đói khát, người Tràng nuôi thân chẳng xong lại còn đèo bòng. Và không chỉ lạ mà nó còn đan xen giữa mừng và lo, vui và buồn. Hạnh phúc đặt trên bối cảnh thê lương ảm đạm của nạn đói năm 1945 trong khi gia đình Tràng đang đứng trước cái đói quay, đói quắt. Tình huống đó sẽ chi phối tới sự phát triển của truyện và cách xây dựng các nhân vật. Như vậy bắt đầu từ việc khai thác tình huống khi tiếp cận tác phẩm mà người giáo viên có thể dẫn dắt học sinh phân tích nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. Các lớp nghĩa của truyện sẽ được sáng tỏ cùng các giá trị hiện thực và nhân đạo. Chủ đề tác phẩm về bài ca cuộc sống: bên lề cái chết con người ta vẫn mơ ước, vẫn khát vọng là ý nghĩa cơ bản mà nhà văn Kim Lân chuyển đến bạn đọc. Với tác phẩm Chí Phèo ( Ngữ văn 11 tập 1 ), để tạo sự chuyển đổi về tư tưởng nhân vật, tác giả đã cho Chí Phèo gặp thị Nở. Nguời phụ nữ ma chê quỷ hờn này đã đã làm thay đổi tâm tính của hắn. Từ sau trận ốm, Chí Phèo cảm nhận được sự cô đơn, sự chăm sóc của thị Nở đã đánh thức giấc mơ ngày xưa của hắn. Chí Phèo muốn làm hoà với mọi người. Chí muốn thị Nở sẽ là cầu nối với dân làng Vũ Đại. Rõ ràng sự gặp gỡ này chính là tình huống cho nhân vật bộc lộ những trăn trở trong khát vọng hoàn lương. Phân tích nhân vật Chí Phèo giáo viên cần hướng dẫn học sinh cần chú ý tới biến cố đó Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện 4