Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí - THCS

doc 18 trang sangkien 11020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí - THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_phuong_phap_giai_ba.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí - THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn a. Đặt vấn đề I. Lời mở đầu Nhà Đường (618 –907) trải dài 300 năm là một triều đại hoàng kim của chế độ phong kiến tập quyền Trung Quốc. Mọi mặt: Kinh tế, văn hoá, khoa học đều phát triển tới đỉnh cao. Về văn hoá thơ Đường (Đường thi) là một lĩnh vực phát triển nổi bật và phong phú. Theo tập hợp chưa đầy đủ cũng đã có khoảng 2.300 tác giả với hàng vạn bài thơ mà đỉnh cao phải kể đến Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cự Dị Thơ Đường là di sản quí báu không chỉ của Trung Quốc mà của cả nhân loại. Trong chương trình văn học bậc THCS trước đây, thơ Đường được dạy ở lớp 9 gồm 10 bài (cả học và đọc thêm). Từ năm học 2003 –2004, thơ Đường được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 7 gồm tất cả 5 bài của 4 tác giả, trong đó có 4 bài đọc – hiểu: 1. Vọng Lư sơn bộc bố của Lí Bạch 2. Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch 3. Hồi hương ngẫu thư - của Hạ Tri Chương 4. Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ và một phẩm đọc thêm: Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) là một tuyệt tác của “tiên thơ” Lí Bạch. Trong quá trình đứng lớp tôi đã trực tiếp giảng dạy bài này 6 lần (2 lần lớp 9 trước đây và 4 lần ở lớp 7 trong năm học này). Tôi cũng được dự không ít tiết dạy của đồng nghiệp nhưng mỗi lần dạy hay dở, tôi đều cảm nhận và khám phá được nhiều điều mới mẻ, nhiều vẻ đẹp lấp lánh của tác phẩm và cũng đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm cho mình Đó cũng là lí do tôi viết đề tài này với mong muốn cùng chia sẻ với đồng nghiệp những phát hiện của mình, đồng thời được nghe những góp ý, bổ sung, trao đổi để những tiết dạy sau sẽ có hiệu quả cao hơn nữa. II.Thực trạng của vấn đề 1.Thực trạng Người thực hiện: Trương Thị Thắng
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn Trải qua hàng ngàn năm, bao thế hệ đọc và học “Xa ngắm thác núi Lư” đều thán phục và ca ngợi đây là bài thơ hay, đạt đến độ chuẩn mực về ngôn ngữ, kết cấu Bài thơ ca ngợi thác núi Lư - một cảnh đẹp nổi tiếng ở Thiểm Tây (Trung Quốc). Thác núi Lư vốn được nhiều người biết đến, là nguồn cảm hứng để nhiều nhà sáng tác thơ. Thế nhưng, dưới cái nhìn và tâm hồn lãng mạn bay bổng của mình, “tiên thơ” Lí Bạch vẫn khám phá những hình ảnh hết sức mới mẻ, những vẻ đẹp kỳ lạ của thắng cảnh này. Tôi tâm đắc với một ý kiến cho rằng “Thác núi Lư làm cho thơ Lí Bạch trở nên vĩnh hằng và thơ Lí Bạch cũng góp phần làm cho cảnh thác núi Lư kỳ vĩ in sâu vào tâm hồn nhân loại”. Nói tóm lại, đây là bài thơ rất hay nhưng cũng rất khó dạy. a. Về phía học sinh: Bài thơ nổi tiếng nhưng ra đời cách đây đã mười mấy thế kỷ, lại được viết bằng ngôn ngữ Hán cổ với những luật lệ hết sức nghiêm ngặt, phức tạp nay đem dạy ở lớp 7 cho lứa tuổi 12, 13 thì quả là rất khó. Mặc dù phần thơ Đường được xếp sau phần văn thơ Trung đại Việt Nam, nhiều tác phẩm các em được học (Nam quốc Sơn hà, Thiên trường Văn vọng ) viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt mô phỏng thơ Đường nên ít nhiều học sinh đã có hình dung và kiến thức nhất định về thể thơ, cấu tứ, cách xây dựng hình tượng, cách sử dụng ngôn ngữ Mặt khác, các bài thơ Đường nói chung và Xa ngắm thác núi Lư nói riêng dạy ở chương trình lớp 7 nhìn chung có ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu (nhiều chữ khi sang Việt Nam đã trở thành yếu tố Hán Việt). Các em lại đã được học cách cấu tạo từ Hán Việt nên ít nhiều thuận lợi. Tuy vậy, thực tế giảng dạy vẫn cho thấy các em đến với thơ Đường rất khó khăn. Nhiều tiết dạy không đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Đó là thực tế phổ biến lâu nay buộc chúng ta phải suy nghĩ. Cũng cần phải nói rằng: Việc dạy thơ Đường ở bậc THCS càng khó khăn hơn trong hoàn cảnh học sinh hiện nay không thích học văn. Đó là quan niệm lệch lạc nhưng thực tế đáng buồn là như vậy). b. Về phía giáo viên: Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, trước khi dạy bài “Xa ngắm thác núi Lư” cho học sinh lớp 7, tôi đã dạy bài này cho học sinh lớp 9. Nếu trước đây với học Người thực hiện: Trương Thị Thắng
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn sinh lớp 9 các em phải học gộp 2 bài trong 1 tiết (Xa ngắm và Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) thì ở chương trình Ngữ văn 7 bài này được học trong 1 tiết nhưng mà lại là hướng dẫn đọc thêm. Như thế giáo viên có điều kiện đi sâu vào tác phẩm hơn, học sinh cũng có cơ hội tiếp xúc với tác phẩm nhiều hơn. Tài liệu tham khảo về thơ Đường nhìn chung tương đối phong phú và dễ tìm. Như vậy, về phía giáo viên, để hiểu đúng, đủ, sâu về tác phẩm không khó Nhưng, dạy như thế nào là vừa tầm, vừa sức với các em, dạy như thế nào để truyền được cái tinh hoa của tác phẩm, để đạt mục tiêu bài học mới là quan trọng. Thú thực đã nhiều lần dạy bài này nhưng cảm giác tạm bằng lòng với bài giảng của tôi rất ít. Đó cũng là thực trạng chúng tôi nhận thấy qua các lần dự giờ đồng nghiệp. Người dạy hoặc sa đà vào chữ nghĩa của một loại thơ vốn hàm súc, để cuối cùng sa lầy. Hoặc vì sợ quá khó, quá tầm với học sinh nên nói thay, làm thay quá nhiều, biến học sinh thành những cái “máy nghe” thụ động; hoặc tắc lưỡi : “Thôi thì cũng dạy cho hết tiết, xong bài”. 2. Kết quả của thực trạng Tất cả những điều trên là thực tế, thực trạng dạy thơ Đường ở bậc THCS từ trước đến nay. Có lẽ thực trạng đó “nóng” đến độ giáo viên dạy thì bối rối tìm những phương pháp để học sinh dễ tiếp cận kiến thức nhất nhưng cho “xong bài” chứ chưa quan tâm đến phương pháp dạy học văn và phương pháp dạy học văn theo loại thể. Qua thực tế khảo sát hai lớp 7A và 7C năm học 2008-2009 kết quả đạt được như sau: Lớp Tổng Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu trở lên Cảm thụ tốt tác phẩm số HS Số lượng % Số lượng % Số lượng % 7A 31 15 48,4% 15 48,4% 1 3,2% 7C 33 13 39,4 17 51,5 3 9,1% Người thực hiện: Trương Thị Thắng
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn b. giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện 1. Học sinh - Xác định đúng mục đích, động cơ, phương pháp học tập - Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, về các đơn vị kiến thức có liên quan đến bài: + Thơ Đường và giá trị của thơ đường. + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được học ở các bài thơ của tác giả Việt Nam: Sông núi nước nam- Lý Thường Kiệt Phò giá về kinh- Trần Tuấn Khải Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương + Tiếng việt: Từ đồng nghĩa, từ Hán Việt. + Tập làm văn: cách kết hợp các yếu tố miêu tả với biểu cảm. - Soạn bài theo gợi ý SGK, chú ý các “nhãn tự” trong bài. - Chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn hỏi GV và trao đổi với bạn những vấn đề còn thắc mắc. 2. Giáo viên - Đọc tài liệu tham khảo và trao đổi với đồng nghiệp. - Soạn bài cẩn thận, chu đáo, phải xác định dược những vấn đề trọng tâm của bài. Từ đó xác định phương pháp phù hợp, xác định hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu, kém. -Trên lớp tạo tâm lí thoải mái, phát huy tính tích cực, chủ đônh sáng tạo của học sinh, tổ chức các hình thức học tập phù hợp. II. Các phương pháp để tổ chức thực hiện Người thực hiện: Trương Thị Thắng
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn Qua thực tế giảng dạy và được nghe góp ý, thảo luận tôi rút ra một số kinh nghiệm muốn trao đổi cùng đồng nghiệp. 1. Mặc dù các tài liệu (SGK, SGV) không đặt ra, nhiều giáo viên khi dạy cũng không chú ý nhưng tôi nghĩ: Đây là bài đầu tiên của cụm thơ Đường được đưa vào dạy ở lớp 7 nên giáo viên cần dành khoảng 2 phút để các em có những hình dung nhất định về phần này. Có thể đặt câu hỏi: Các em vừa được học một số bài thơ Trung đại viết theo thể Đường luật, đó có phải là thơ Đường không? Từ đó, chốt lại cho các em mấy ý (nên ghi sẵn trên bảng phụ): + Thơ Đường: là thành tựu rực rỡ của văn học Trung Quốc do các nhà thơ Đường (618-907) viết. + Có khoảng 2.300 tác giả với gần 50.000 bài thơ. + Không phải tất cả các bài thơ viết theo thể Đường luật đều gọi là thơ Đường. Thao tác này không mất nhiều thời gian nhưng lại rất quan trọng: Các em có hiểu biết cần thiết về phần thơ sắp học, thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Đường đối với nền văn học nước nhà và tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc (có một lần nêu câu hỏi này cho học sinh lớp dạy thể nghiệm ở trường bạn, tôi đã rất bất ngờ vì hầu hết các em cho rằng thơ Đường và thơ Đường luật chỉ là một (dù trước đó các em đã được học bài này). 2. Đọc: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, chú ý đọc cả phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Việc đọc tác phẩm vừa giúp các em có tâm thế học, vừa cảm nhận được âm hưởng chung của toàn bài. Tôi thấy có một số giáo viên bỏ qua phiên âm vì sợ học sinh không hiểu. Theo tôi đó là một sai lầm đáng tiếc vì đúng là có một số chữ Hán vượt ra khỏi tầm hiểu biết cuả học sinh (dao Khan, bộc bố, quải, trực há ) nhưng đọc phiên âm giúp học sinh có cảm nhận riêng mà phần dịch thơ không thay thế được. 3. Tiến hành giảng nghĩa: Có một thuận lợi là SGK Ngữ văn 7 đã giải nghĩa tất cả các chữ trong phiên âm một cách tỉ mỉ. Vì điều kiện thời gian, giáo viên có thể không yêu cầu học sinh giải nghĩa lại tất cả các từ nhưng phải kiểm tra kiểu xác suất. Sau đó giáo viên nên dừng lại giảng thêm những từ khó, dễ nhầm lẫn. Khi giảng bài Xa ngắm tôi đặc biệt lưu ý học sinh giải nghĩa các từ: vọng, dao Người thực hiện: Trương Thị Thắng
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn khan, sinh, quải, phi lưu, trực há, nghi thị, lạc). Theo kinh nghiệm của tôi, đó là những từ quan trọng cần gây ấn tượng, tạo điều kiện cho quá trình đọc hiểu dễ dàng hơn. Trên cơ sở giải nghĩa từ tiến tới nêu một cách khái quát nghĩa các câu thơ để từ đó học sinh hiểu được nội dung tác phẩm. Giải nghĩa từ giúp các em nhận ra chỗ khác nhau giữa phiên âm và dịch thơ, nhận ra chỗ dịch thơ chưa đạt (tất nhiên việc làm này nhằm giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu, cảm nhận đúng cái đẹp, cái hay của bài thơ chứ không phải để chê người dịch ). 4. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn 7 (cho bài này) tương đối rõ ràng, phù hợp, tuy nhiên những câu hỏi đó chỉ mang tính định hướng cho giáo viên và học sinh . Cần phải bổ sung câu hỏi khái quát, gợi mở, câu hỏi dẫn dắt (riêng về câu hỏi bài giảng tôi xin được cụ thể trong phần thiết kế bài dạy). 5. Vọng Lư sơn bộc bố là một bài thơ Đường được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ cũng là một cơ thể sống mang vẻ đẹp toàn vẹn của một chỉnh thể. Vì vậy, khi phân tích bài thơ tôi vừa chú ý kết cấu chung thơ Đường (khai, thừa, chuyển, hợp) vừa phát hiện nét độc đáo của tác phẩm (kết cấu 1-3; quan hệ chặt chẽ giữa câu 1,2 với câu 4 ). Tuyệt đối không được phá vỡ vẻ đẹp của chỉnh thể mà luôn tôn trọng sự thống nhất ở bài thơ này, các yếu tố thời gian, không gian, điểm nhìn, bối cảnh, màu sắc, kích cở, tầm vóc đều góp phần dựng lên bức tranh tráng lệ, huyền ảo mà thác núi Lư là hình tượng trung tâm. Tất cả các yếu tố trên đều góp phần tạo nên thành công của tác phẩm. 6. Bức tranh được nhìn từ khoảng cách xa và được vẽ trong khoảng khắc rạng rỡ giữa thanh thiên bạch nhật (khác với cảnh thác Lư sơn trong Lư sơ kí của sư Tuệ Tĩnh (334- 417): Mặt trời chói loà trên bầu trời, một không gian bao la, rực rỡ và huyền ảo. Hình tượng trung tâm được miêu tả trong trạng thái từ thực đến ảo (từ hiện thực đến lãng mạn): Dòng thác từ đỉnh Hương Lô tuôn thẳng xuống, đỉnh núi dựng lên sừng sững như lò hương thiên tạo khổng lồ, hơi nước lan toả, mặt rực rỡ tất cả đều là thực nhưng dưới cái nhìn đầy lãng mạn của “tiên thơ” Lí Bạch lại trở nên rất ảo. Bức tranh được rạo dựng bởi sáng tạo của chủ thể (nhà Người thực hiện: Trương Thị Thắng