Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học

doc 8 trang sangkien 7980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hieu_truong_voi_cong_tac_xa_hoi_hoa_o.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học

  1. Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học   A. Đặt vấn đề I/ Cở sở lý luận Nhận thức về vị trí ,vai trò của cấp Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân đặc biệt là nhu cầu tất yếu của công tác xã hội hóa giáo dục .Trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học để Tiểu học thực sự là nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân và phù hợp với xu thế đổi mới của đất nước, trường Tiểu học càng cần phải coi trọng công tác xã hội hoá giáo dục. Quá trình chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục là một tất yếu của việc thực hiện các chức năng quản lý trường học. Công tác Xã hội hoá giáo dục là quá trình xã hội hoá tất cả các cá nhân để trở thành những nhân cách có ích cho xã hội gắn bó mật thiết với nhau, phản ánh sự tác động qua lại biện chứng giữa nhà trường và xã hội . Xã hội hóa giáo dục là xã hội hoá cách làm giao dục nhằm làm cho mọi người trong cộng đồng xã hội giúp đỡ tham gia luyện tập và hoà nhập vào giáo dục vốn mang tính chất xã hội hoá. II / Cơ sở thực tiễn Thực tiễn những năm qua giáo dục Tiểu học đã và đang bước vào sự nghiệp xã hội hóa .Song để công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học phát triển đúng hướng và có hiệu quả chỉ khi có sự chỉ đạo khoa học, có mục đích, có định hướng, có hệ thống, có thông tin hai chiều chính xác và kịp thời của những người làm công tác quản lý đặc biệt là vai trò to lớn có tác dụng thúc đẩy nhanh đưa đến thành công là vai trò của người hiệu trưởng nhà trường. Từ thực tiễn ở trường Tiểu học Việt Thuận tôi đã quyết định chọn cho mình   Nghiêm Thị Nga =1= Tiểu học Việt Thuận
  2. Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học   một định hướng đi trong năm học này là thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục . III /Phạm vi giới hạn đề tài Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tôi đã quyết định chọn đề tài : Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học .Thời gian nghiên cứu thử nghiệm là một năm ở trường Tiểu học Việt Thuận B. Giải quyết vấn đề I/ Những phát hiện Những ngày đầu năm học tôi nhận thấy trong nhà trường sự kết hợp giữa các giáo viên với nhau trong cùng tổ ,giữa các tổ chuyên môn cũng chưa có sự ăn ý còn chệch choạc ,đôi khi chưa thống nhất .Có những lúc gần như mạnh ai người nấy làm ,giáo viên tổ nào chuyên môn tốt thì chỉ biết ở tổ mình không quan tâm đến tổ khác ,cũng không học hỏi ở tổ bạn.Trong trường chưa có sự thi đua giữa các giáo viên ,giữa các tổ chuyên môn ,giữa các tiểu ban hoạt động chưa đều tay . Với cha mẹ học sinh : Việc phối kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường chưa được một số giáo viên thực sự quan tâm , kết hợp đúng mức ,đúng lúc và thường xuyên . Với các tổ chức đoàn thể địa phương : Một số không ít cán bộ giáo viên còn ít hoặc thiếu quan tâm đến các hoạt động ở địa phương trong việc kết hợp giáo dục học sinh tham gia vào các hoạt động này như tổ chức ngày vệ sinh môi trường hàng tháng , chiến dịch diệt chuột , Do đó tôi thấy là một người quản lí chịu trách nhiệm cao nhất trong nhà trường để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học thì người hiệu trưởng cần làm tốt một số vấn đề sau :   Nghiêm Thị Nga =2= Tiểu học Việt Thuận
  3. Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học   1) Tuyên truyền sâu rộng trong giáo viên , công nhân viên toàn trường về công tác này ,đồng thời chỉ đạo tốt hoạt động chủ đạo trong trường đó là hoạt động chuyên môn nhà trường , xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất và thực hiện tốt việc dân chủ hoá trong trường học . 2) Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh vì họ là lực lưọng cơ bản của xã hội hoá giáo dục. Vì vậy khi tiến hành thực hiện xã hội hoá giáo dục người hiệu trưởng phải làm tốt hai mối quan hệ đó là. : + Quan hệ với các giáo viên chủ nhiệm nhằm giúp đỡ họ thiết lập tốt mối quan hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh . + Quan hệ với hội trưởng hội cha mẹ học sinh thành lập ban thường trực hội cha mẹ học sinh thông qua họ sẽ trực tiếp tác động với toàn hội phụ huynh giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đặt ra. 3) Chỉ đạo các hoạt động nâng cao chất lượng và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường bởi đây chính là hoạt động giúp cho việc nâng cao chất lượng thực chất có tính chất thuyết phục nhất giúp cho nhà trường quan hệ tốt với cộng đồng xã hội . 4) Để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục người hiệu trưởng trường Tiểu học cần phải nắm vững lý luận giáo dục của Tiểu học, luật phổ cập giáodục Tiểu học, luật giáo dụcvà các văn bản có tính pháp quy của cấp trên, Đồng thời từ tình hình thực tế của địa phương người hiệu trưởng sẽ tác động một cách hợp lí nhất , phù hợp với tình hình địa phương với trường mình. II/ Hệ thống các biện pháp Để thực hiện tốt các vấn đề nêu trên tôi đã tiến hành một số biện pháp sau : 1) Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ giáo viên toàn trường về tầm quan trong của công tác xã hội hóa giáo dục ở nhà trường Tiểu học .Trên cơ sở   Nghiêm Thị Nga =3= Tiểu học Việt Thuận
  4. Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học   lập kế hoạch chỉ đạo cụ thể mang tinh khoa học và thiết thực. Thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ , hội đồng sư phạm , họp giáo viên chủ nhiệm ,họp thường trực hội cha mẹ học sinh ,hội phụ huynh toàn trường , họp đảng bộ ,họp giao ,ban bí thư giao ban trưởng các ban ngành trong xã tôi tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của mọi cá nhân và tập thể . Ví dụ : Thông qua giao ban bí thư ,trưởng ban ngành tôi tranh thủ sự giúp đỡ của khối cộng đồng mạnh nhất này để nói tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở vật chất .Có cơ sở vật chất thì đội các thầy cô trong trường phấn khởi ,có phương tiện dạy học tiên tiến sẽ giúp cho việc truyền thụ kiến thức tới con em họ nhanh hơn ,sống động hơn , phong phú hơn , phụ huynh sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ xã nhà hơn ,từ đó sẽ có sự thống nhất cao hơn ,sự ủng hộ vô điều kiện hơn với các họat động hơn,lòng dân tin Đảng mọi việc dù khó đến mấy cũng sẽ thành công , . - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và xã hội về luật phổ cập giáo dục Tiểu học, luật giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và quyền hạn đối với chất lượng giáo dục. Nhà trường, đồng thời giúp đỡ giáo viên biết hướng mọi hoạt động của mình phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. - Thành lập bộ máy chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục có hiệu lực. Ví dụ hội trưởng hội cha mẹ học sinh có thể thay mặt hiệu trưởng , giáo viên chủ nhiệm lớp liên hệ với các phụ huynh và có thể thay mặt phụ huynh quan tâm đến nhà trường trên mọi phương diện . - Tôi giao cho phó hiệu trưởng và cùng phó hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi họp chủ nhiệm ,các buổi họp phụ huynh học sinh .Đồng thời các giáo viên chủ nhiệm giúp tôi làm cầu nối thường xuyên giữa nhà trường với cộng đồng. Tôi giúp chủ tịch xã báo cáo kịp thời thực trạng cuả nhà trường lên các cấp chính quyền Lôi cuốn cá nhân và tập thể của các cộng đồng xã hội   Nghiêm Thị Nga =4= Tiểu học Việt Thuận
  5. Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học   nhất là một số cán bộ lãnh đạo của địa phương có uy tín tham gia các chức năng của hội cha mẹ của một số lớp . - Tôi chỉ đạo thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, xây dựng kỷ cương và nề nếp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu nhằm giúp lãnh đạo địa phương xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, thành lập các tổ chức giáo dục, đại hội giáo dục cơ sở, đưa kế hoạch giáo dục vào nghị quyết đại hội các cáp ở địa phương. Liên kết chặt chẽ với hội khuyến học, trung tam giáo dục cộng đồng , các nhà thờ , nhà chùa ,các nhà hảo tâm , để các tổ chức,cá nhân này giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục . - Trong quá trình công tác tôi luôn tự rèn luyện nghệ thuật giao tiếp trong mọi hoạt động .Vận dụng từng phương pháp, phù hợp với thực trạng của cơ sở trường mình tổ chức thành lập quỹ khuyến học, hướng cho hội cha mẹ học sinh tổ chức theo từng thôn, xóm, dòng họ để giúp học sinh nghèo vượt khó học sinh hòa nhập động viên kịp thời học sinh tiên tiến , học sinh giỏi tạo đà cho sự phấn đấu vươn lên đạt giải cao hơn . 2) Xây dựng các gương điển hình : Trong nhà trường tôi xây dựng mỗi tổ chuyên môn có mộ đến hai giáo viên làm gương điển hình ,toàn trường có ba tổ điển hình xuất sắc .Từ các gương cá nhân ,tổ điển hình tôi nhân rộng tạo tiền đề để mọi giáo viên cùng nhìn vào các tấm gương đó mà phấn đấu vươn lên . 3) Ngoài những biện pháp cụ thể đã nêu trên thì biện pháp kiểm tra thường xuyên về công tác xã hội hoá giáo dục rất cần thiết vì qua kiểm tra đánh giá cụ thể thực trạng, phát hiện những tồn tại yếu kém để nhanh chóng đưa ra nhưng biện pháp khắc phục phù hợp nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động giúp cho công tác xã hội hoá giáo dục thành công tốt đẹp.   Nghiêm Thị Nga =5= Tiểu học Việt Thuận
  6. Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa ở trường Tiểu học   4) Phương pháp không thể thiếu nữa đó là công tác đánh giá thi đua khen thưởng Trong bất kì một hoạt động nào khi xây dựng tôi đều rất chú trọng tới biện pháp này .Tôi xem đây là một biện pháp tích cực để thúc đẩy phong trào tiến nhanh hơn dự định khi được thực hiện một cách công khai , đúng người đúng việc . III/ Kết quả Năm học này tôi thấy mọi hoạt động của trường đều thành công, cụ thể: Thực hiện tốt 5 tiêu chí của trường đạt chuẩn .Tham mưu xây mới toàn bộ khu A khang trang vào bậc nhất nhì trong huyện .Trong đó công tác xanh hoá trường học ,bổ sung phòng tin ,xây dựng được mối thân thiện giữa các giáo viên ,công nhân viên với phụ huynh và các em học sinh là một thành công lớn nhất .Tất cả sự thành công này phần lớn là do đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mà nên. III/Bài học kinh nghiệm Để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở trường học người cán bộ quản lý cần: *Làm tốt công tác tham mưu và tuyên truyền với Đảng,chính quyền và nhân dân địa phương.Đặc biệt là hội cha mẹ học sinh. *Nâng cao uy tín,tạo niềm tin với địa phương,với nhân dân. *Điều tra tìm hiểu địa phương, nghiên cứu chủ trương đường lối của Đảng,quy định của địa phương. *Công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ công tác nhân viên. *Tham gia tích cực vào các hoạt động của địa phương. * Phải có tư duy mền dẻo, linh hoạt, sáng tạo,cần phải được học tập, bồi dưỡng phẩm chất năng lực chuyên môn nghệ thuật quản lý .   Nghiêm Thị Nga =6= Tiểu học Việt Thuận