Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng trường Tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng trường Tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hieu_truong_truong_tieu_hoc_voi_cong_t.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng trường Tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
- Hiệu trưởng Trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đã từ lâu Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã coi đội ngũ người thầy là tinh hoa, là trí tuệ của dân tộc và thời đại. Chính vì thế mà trong bài phát biểu tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về cài cách giáo dục ngày 30 tháng 3 năm 1966 đồng chí Trường Chinh đã nói: “Thầy giáo là vấn đề lớn, không chỉ là người truyền thụ kiến thức văn hóa, kỹ thuật cho học sinh mà đó còn là kỹ sư tâm hồn, là người giáo dục đạo đức, tư tưởng, giáo dục chính trị cho học sinh. Nên vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên là vấn đề lớn nhất trong các vấn đề then chốt của cải cách giáo dục và vô cùng trọng đại”. Gần đây, nhất là chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý. Do vậy, chúng ta phải có chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ về tinh thần vật chất cho nhà giáo. Bởi vì nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý của xã hội. Điều đó lại càng đặc biệt với bậc tiểu học, vì chúng ta biết rằng bậc tiểu học là bậc học nền tảng cho cả hệ thống giáo dục quốc dân mà trong đó người thầy giáo là nhân vật trung tâm của nhà trường, là nhân tố quyết định về chất lượng giáo dục. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ của các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có một sự thay đổi cần thiết về chất lượng giáo dục. Thực tế hiện nay cho thấy: Đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên tiểu học “Vừa thiếu lại vừa yếu”, chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Nguyên nhân chính là do đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo tốt, bất cập với yêu cầu đổi mới, đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục chưa thu hút được những người giỏi. Xuất phát từ những nhận thức trên, cũng như qua tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay nói chung và thực trạng đội ngũ giáo viên của 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG GIANG 1
- Hiệu trưởng Trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Trường tiểu học Hồng Giang 1, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nói riêng, nên tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu vấn đề “Hiệu trưởng trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tìm hiểu công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học ở địa bàn. Trên cơ sở đó nhằm nâng cao chất lượng chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng, để đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Bước đầu xác định một số cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường tiểu học. Thu thập thông tin, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Giang 1. Đề ra một số biện pháp về chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học nhăm nâng cao chất lượng giáo viên của nhà trường. Đưa ra một số khuyến nghị về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và của Trường tiểu học Hồng Giang 1 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nói riêng. 4. Đối tượng nghiên cứu Những biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường tiểu học. 5. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian không cho phép, cũng như khả năng của bản thân nên chúng tôi chỉ nghiên cứu đề tài này của Trường tiểu Hồng Giang 1 huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra cơ bản về thực trạng đội ngũ giáo viên 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG GIANG 1
- Hiệu trưởng Trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 7. Cấu trúc báo cáo Mở đầu 3 trang (Từ trang 3 đến trang 5) Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường tiểu học. Chương 2: Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường tiểu học Hồng Giang 1 huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường tiểu học. 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG GIANG 1
- Hiệu trưởng Trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và giáo dục tiểu học 1.1.1. Vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em” (Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945). Thấm nhuần lời dạy của Bác nên tại Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là con đường cơ bản nhất, vững bền nhất để hình thành phát triển và hoàn thiện con người có nhân cách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục vừa là động lực trí tuệ và tinh thần thúc đẩy sự phát triển của từng lĩnh vực và toàn nền kinh tế xã hội. Muốn vậy phải hoàn thiện con người, đặc biệt là phải cải thiện năng lực lao động của con người, trước hết phải thông qua con đường Giáo dục – Đào tạo. Giáo dục – Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân của mọi người trong toàn xã hội. Nó là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trở thành người chủ tương lai của đất nước. Lúc bình sinh, Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thực tế đã chứng minh, nếu thiếu hụt những kiến thức tối thiểu về văn hóa, người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.1.2. Vị trí, tầm quan trọng của Giáo dục tiểu học Giáo dục từ lâu được coi là hòn đá tảng của sự phát triển kinh tế xã hội. Tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển trong những năm cuối của thế 6 TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG GIANG 1
- Hiệu trưởng Trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỷ XX cũng được tăng khi công nghệ mới và các phương pháp sản xuất mới hiện nay, làm thay đổi đáng kể nền kinh tế. Tuy nhiên, muốn có được nền giáo dục đào tạo tiên tiến phải có cơ sở vững chắc, cơ sở này chính là giáo dục tiểu học. Thật vậy, tiểu học là bậc học đầu tiên và được xác định là “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân ” (Điều 2 Luật phổ cập giáo dục tiểu học). Giáo dục tiểu học có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em. Nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường, của mỗi quốc gia (Tiểu học, Trung học, Cao đẳng, Đại học ) Bậc tiểu học dành cho 100% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi, cũng có nghĩa bậc tiểu học là bậc học của 100% dân cư và thế hệ trẻ hiện nay thì toàn dân đều qua ghế nhà trường tiểu học. Bậc tiểu học có bản sắc riêng và có tính tương đối độc lập của nó: Mang tính sư phạm cao, không phục thuộc nghiêm ngặt vào bậc học trước nó và các bậc học kế sau đó. Bậc tiểu học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học sau, hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì đã và đang định hình của học sinh tiểu học sẽ theo suốt đời mỗi người vì những gì đã hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại. Đặc điểm này đòi hỏi về chuẩn xác có tính khoa học, tính nhân văo cao ở một nền giáo dục, ở một môi trường nhà trường, ở mỗi giáo viên và mỗi người cán bộ quản lý giáo dục. Chính vì vậy, mà khi nói về vai tró, vị trí của giáo dục tiểu học UNESCO đã khẳng định: Tiểu học không phải bàn cãi gì nữa, là cấp đào tạo chính để cung cấp giáo dục cơ bản mà mọi trẻ em đều có quyền được hưởng. 7 TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG GIANG 1
- Hiệu trưởng Trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Người giáo viên tiểu học là “Người thầy tổng thể”, là “Người mẹ hiền thứ hai” của học sinh. Thực hiện sứ mệnh cao cả “Trồng người” mà Đảng và nhà nước đã tin tưởng giao phó, đội ngũ giáo viên tiểu học là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Để đảm nhiệm tốt công việc đó, người giáo viên tiểu học phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực chuyên môn để làm tròn sứ mệnh của mình. 1.2. Người giáo viên tiểu học trong sự nghiệp giáo dục Người giáo viên tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt, lao động của người giáo viên tiểu học là lao động có tính khoa học, tính nghệ thuật và đòi hỏi sự công phu. Nên khi bàn về nghệ thuật sư phạm, đồng chí Lê Duẩn nói “Nghề thầy giáo kết tinh các tinh hoa của con người. Nghề dạy học là một nghề rất khó song cũng là cao quý nhất. Đảng ta, nhân dân ta đã giao phó việc dạy dỗ con em mình cho các thầy giáo cũng tức là phó thác cho các thầy giáo sứ mệnh đào tạo thế hệ tương lai cho cả dân tộc. Vì vậy, Đảng và nhân dân ta rất quý mến và biết ơn các thầy giáo”. Dạy học ở tiểu học là một nghề, tuy cũng giống nghề dạy học ở các bậc học khác nhưng có đặc thù riêng về mặt sư phạm. Công việc của người giáo viên tiểu học không phải chỉ dạy chữ mà còn rèn cho trẻ bắt đầu hình thành tính cách con người. Vì thế nói đến bậc học tiểu học người ta thường nói “Dạy nét chữ, nết người”. Cũng như ông cha ta dạy con cháu đời sau: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Bởi vậy các nhà tâm lý học đã xác định chân dung của người giáo viên tiểu học trước hết là tình yêu đối với nghề nghiệp và tình yêu đối với con trẻ. Sự âu yếm và tình cảm đối với lứa tuổi đang phát triển này là hai yếu tố tạo nên sự tận tụy, tính kiên nhẫn, lòng độ lượng mà không giảm bớt tính kiên quyết của bất kỳ con người nào. Về mặt trí tuệ, đó là tính tò mò ham thích quan sát, ý thức phê phán với ý kiến người khác, có quan điểm bản thân rõ ràng, nhu cầu luôn luôn đổi mới nhạy bén với mọi vấn đề xã hội Đây chính là yếu tố khiến người giáo viên tiểu học dễ hòa nhập với học sinh và dễ thích ứng với sự phát triển của xã hội. Giáo viên tiểu học là người có tâm hồn trong sáng, tươi trẻ, lòng vị tha, 8 TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG GIANG 1