Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra nội bộ trường Tiểu học

doc 20 trang sangkien 05/09/2022 7560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra nội bộ trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hieu_truong_tien_hanh_kiem_tra_noi_bo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra nội bộ trường Tiểu học

  1. A- Đặt vấn đề: I- phần mở đầu: 1- Lý do chọn skkn: Hội nghị lần thứ 2 Trung ương Đảng khoá 8 đã nêu “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Tiểu hoc” muốn thực hiện những mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ về nhiều mặt, nhiều yếu tố. Trong đó có cách đổi mới về quản lý của người Hiệu trưởng. Điều này có một vị trí hết sức quan trọng. Tất cả các công việc muốn đạt được kết quả tốt thì không thể thiếu sự kiểm tra, cũng như trong nhà trường tất cả các hoạt động có sự kiểm tra thì kết quả đạt được có khả quan hơn. Nói đến quản lý chúng ta gắn ngay với việc kiểm tra nội bộ nhà trường. Trong chu kì quản lý của cán bộ quản lý chúng ta không được phép nâng cao hay hạ thấp bất kỳ một khâu nào vì lý do tính chất của chức năng kiểm tra đối với chức năng quản lý của mình. Trong văn kiện của Ban chấp hành TW Đảng lần thứ V đã khẳng định “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”. Hay như Bác Hồ nói: “Qua kiểm tra thì người quản lý biết được mọi người thực hiện tốt, vừa, xấu như thế nào?" chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức tốt việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm”. Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học là hoạt động thường xuyên của người Hiệu trưởng. Trong thực tế người Hiệu trưởng đã tổ chức được nhiều mạng lưới kiểm tra chặt chẽ hoạt động dạy - học và các hoạt động khác trong nhà trường. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của nhà trường. Bên cạnh đó còn một số Hiệu trưởng nhận thức về kiểm tra nội bộ nhà trường chưa đầy đủ. Kiểm tra được xem như là biện pháp để xếp loại, bình bầu thi đua xem nhẹ yếu tố điều chỉnh. Uốn nắn sai lệch người được kiểm tra mắc phải. ở đây 1
  2. chúng ta cần phải hiểu, phải nhận thức đầy đủ về vị trí, chức năng, nguyên tắc của hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường Tiểu học, xác định rõ ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học, xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra nội bộ trong lĩnh vực quản lý. Về SKKN này là một chức năng đích thực của quản lý nhà trường, đồng thời là công cụ nâng cao hiệu lực quản lý nhà trường của người quản lý. Qua học tập lý luận ở trường và trong thực tiễn công tác ở trường Tiểu học bản thân tôi thấy vấn đề này đang là vấn đề bức xúc, đang diễn ra trong các trường Tiểu học hiện nay. Vì vậy tôi nghiên cứu SKKN này để tìm ra giải pháp kiểm tra nội bộ trường Tiểu học một cách khoa học và hiệu quả với mong muốn là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của người quản lý trường Tiểu học. 2- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để tìm chọn những giải pháp tiến hành kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trưòng Tiểu học có chất lượng và hiệu quả cao. 3- Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản pháp quy của nhà nước, các tài kiệu khoa học liên quan đến SKKN. 3.2-Khảo sát thực trạng kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Tiểu học Mai Lâm-Tĩnh Gia: 3.3- Đề xuất những giải pháp tiến hành kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của Hiệu trưởng. 4- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Tiểu học. 5- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu để tìm ra những giải pháp kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Tiểu học Mai Lâm-Tĩnh Gia -Thanh Hoá . 2
  3. Nghiên cứu trong phạm vi hai năm học trước đó là năm học 2003-2004 và 2004-2005. 6- Phương pháp nghiên cứu: Gồm ba phương pháp nghiên cứu sau đây: 6.1- Phương pháp nghiên cứu lý luận đọc tài liệu 6.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn quan sát, điều tra thực tiễn, đàm thoại. 6.3-Nhóm phương pháp toán học thống kê sắc xuất. 7- ý nghĩa và thực tiễn của SKKN: Những giải pháp đưa ra trong đề tài này có tính chất phổ biến, phù hợp với thực tế tiến hành kiểm tra nội bộ trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Phần Nội Dung Chương I: Những cơ sở lý luận của việc Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra nội bộ trường Tiểu học 1.1- Khái niệm về kiểm tra nội bộ trường Tiểu học: Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý của người Hiệu trưởng điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát phát hiện kiểm nghiệm sự diễn biến và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch chuẩn mực quy chế đã đề ra không. Qua đó phát hiện những ưu điểm động viên khuyến khích hoặc những thiếu sót sai lệch so với yêu cầu để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Phân biệt thanh tra giáo dục - Kiểm tra thi đua - Kiểm tra nội bộ. 3
  4. Hoạt động của ba mặt nói trên có sự thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Trong thực tiễn quản lý giáo dục cần nắm và phân biệt được các mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù. Cả ba mặt này có mối quan hệ với nhau, kiểm tra thi đua và kiểm tra nội bộ cung cấp thông tin , tin cậy cho thanh tra giáo dục .Đó là cứ liệu cần thiết , quan trọng của hoạt động thanh tra .Còn thanh tra cung cấp nội dung, chuẩn mực làm chỗ dựa để kiểm tra thi đua , kiểm tra nội bộ tiến hành có chất lượng và hiệu quả. 1.2. Cơ sở khoa học của kiểm tra nội bộ trường học: 1.2.1- Cơ sở lý luận: Kiểm tra nói chung và kiểm tra nội bộ nói riêng xuất phát từ luận điểm cơ bản: “Sự liên hệ ngược”định nghĩa nôm na là: “thông tin quay trở về với ngươì ra quết định sau một hành động” và được sử dụng rộng rãi trong quản lý hiện nay. Cơ sở lý luận của kiểm tra nội bộ trường Tiểu hoc là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược (kênh thông tin phản hồi) trong quản lý trường học. Theo điều khiển học thì quản lý là một quá trình điều khiển và điều chỉnh bao gồm những mối liên hệ thông tin thuận, ngược (xem biểu đồ): a Hệ quản lý Hệ bị quản lý (Chủ thể quản lý) (Khách thể quản lý) b b' Trong đó: a) Thông tin quản lý đến hệ bị quản lý. b) Thông tin từ hệ bị quản lý đến hệ quản lý. c) Thông tin từ hệ bị quản lý trở lại chính hệ bị quản lý. 1.2.2 – Cơ sở pháp lý: Kiểm tra nội bộ là một hoạt động mang tính pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo. 4
  5. 1.2.3 - Cơ sở thực tiễn: Do yêu cầu thực tiễn giáo dục và đào tạo, hoạt động giáo dục dạy và học từng trường học phức tạp đa dạng giáo dục đào tạo con người không được phép phế phẩm. Do đó Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên phải kiểm tra toàn bộ hoạt động, công việc và các mối liên hệ trong nhà trường để phát hiện theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa và đánh giá chính xác mục tiêu kế hoạch. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng , nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường. 1.3- Vị trí của kiểm tra nội bộ trường Tiểu học: Trong quy trình quản lý trường học nói chung và Hiệu trưởng nói riêng, công tác kiểm tra đứng vị trí thứ tư sau các khâu kế họach hoá, tổ chức chỉ đạo. Nó là khâu cuối cùng của một chu trình khép kín, nhưng trong thực tế quản lý của người Hiệu trưởng thì hoạt động kiểm tra không phải là khâu sau cùng . Bởi lẽ hàng ngày trước khi có bất kỳ một hoạt động nào, một quyết định về một vấn đề gì thì người Hiệu trưởng đều phải tiến hành kiểm tra . Người Hiệu trưởng thông qua hoạt động kiểm tra mới nắm bắt được và có kế hoạch điều chỉnh những hoạt động tiếp theo trong nhà trường , vì chức năng cơ bản của kiểm tra là thu thập thông tin trong mọi hoạt động có thể mô tả vị trí của chức năng kiểm tra trong một quá trình quản lý theo sơ đồ sau đây: KHH Kiểm tra TTQL Tổ chức Chỉ đạo 5
  6. 1.4- Chức năng của kiểm tra nội bộ trường Tiểu học: 1.4.1- Chức năng phát hiện: Đây là chức năng hàng đầu của kiểm tra nội bộ. Kiểm tra đúng để phát hiện được ưu khuyết điểm của từng đối tượng quản lý giúp Hiệu trưởng làm tốt việc điều hành định hướng trong việc chỉ đạo. 1.4.2- Chức năng động viên phê phán: Kiểm tra thường xuyên mới đánh giá đúng bản thân, hoạt động kiểm tra đã mang tính động viên, phê phán khi được kiểm tra, giáo viên và học sinh phải nỗ lực công việc, bộc lộ đầy đủ chức năng của mình . 1.4.3-Chức năng đánh giá: Trong kiểm tra đánh giá nhằm xác định hiệu quả hoạt động sư phạm, xác định trình độ thực hiện kế hoạch của từng cá nhân, đánh giá còn nhằm để thẩm định những yếu tố chủ quan, khách quan những lệch lạc để giúp Hiệu trưởng điều chỉnh các quy định, đảm bảo để chu trình quản lý được thực hiện liên tục và đạt được hiệu quả cao. 1.4.4- Chức năng điều chỉnh: Kiểm tra giúp Hiệu trưởng thu nhập được những thông tin, qua đó Hiệu trưởng xử lí đúng đắn các thông tin đó điều chỉnh được những lệch lạc . Điều chỉnh được mục tiêu và quy định cho một quá trình quản lí mới và có hiệu quả cao hơn. 1.5- Mục đích và nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ. Kiểm tra nội bộ không có mục đích tư nhân mà chỉ là cân, đong, đo, đếm một cách khách quan tình hình công việc, thực hiện nhiệm vụ của đối tượng, giúp đỡ và phát hiện những ưu điểm, khuyết điểm, khen chê kip thời, xử lí cần thiết để cải tiến tổ chức quản lí và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục -đào tạo trong nhà trường . 1.5.1- Nhiệm vụ: 6
  7. Hiệu trưởng có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên định kì theo kế hoạch chặt chẽ, đặc biệt kiểm tra công việc của giáo viên hàng tuần, mỗi năm kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên còn tất cả các giáo viên khác đều được kiểm tra từng mặt hay chuyên đề. 1.6- Đối tượng và nội dung kiểm tra: 1.6.1- Đối tượng kiểm tra nội bộ: Đối tượng kiểm tra nội bộ là tất cả các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm. Hệ thống nhà trường sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đào tạo và kết quả đào tạo mong muốn. Sơ đồ hệ thống sư phạm nhà trường M N P KQ GV HS CSVC-TBDH 1.6.2 -Nội dung kiểm tra nội bộ: Gồm 5 nội dung Nội dung thứ nhất: Thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục, thực hiện chỉ tiêu về số lượng học sinh từng khối lớp và toàn trường. Duy trì sĩ số tỉ lệ học sinh bỏ học lên lớp lưu ban. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về chất lượng và số lượng phổ cập giáo dục ở từng khối , lớp và toàn trường . Nội dung thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đào tạo. Thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục. • Chất lượng giáo dục- đạo đức lối sống. • Chất lượng giáo dục văn hoá, khoa học kỹ thuật. 7