Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học Ngữ Văn 6 - Vũ Thị Bích Vân

doc 9 trang Sơn Thuận 07/02/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học Ngữ Văn 6 - Vũ Thị Bích Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochieu_qua_cua_phuong_phap_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học Ngữ Văn 6 - Vũ Thị Bích Vân

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc -Họ và tên: Vũ Thị Bích Vân -Chức vụ: Giáo viên. -Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 6 I. LỜI NÓI ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Môn ngữ văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Học môn ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn ngữ văn. Thấy được tầm quan trọng của tích hợp liên môn là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng, thể hiện qua phương pháp, thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Do đó, tôi mạnh dạn thực hiện giải pháp “ Hiệu quả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học Ngữ Văn 6”. 2. Sơ lược về lịch sử: Trang 1
  2. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức như. +Về phía giáo viên chưa sử dụng nhiều về công nghệ thông tin, ít tìm hiểu kiến thức, tư liệu về các môn học khác trong công tác giảng day. +Học sinh hoạt động chưa tích cực, nhiều em chưa hứng thú học tập, chưa sáng tạo trong các bài soạn, ít tìm tòi tư liệu để phục vụ cho việc học tập từ đó dẫn đến chất lượng học tập chưa đạt kết quả cao thể hiện như học sinh yếu kém của các lớp khoảng trên 40% là học sinh yếu, kém. Để khắc phục những mặt hạn chế trên tôi đã đưa ra một số biện pháp sau để giải quyết vấn đề trên. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ: 1. Biện pháp thực hiện: Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên ngành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản. Một số ví dụ trong các bài văn học thuộc Ngữ văn 6. Ví dụ 1: * Khi dạy bài “Con Rồng cháu Tiên”, để tạo hứng thú ngay từ lúc bắt đầu tiết học thì giáo viên sẽ cho học sinh xem video ca nhạc với các chủ đề viết về cội nguồn dân tộc để giới thiệu bài. Những bài hát được có thể sử dụng là: Lời ru Âu Lạc, Huyền sử Âu Lạc, Dòng máu Lạc Hồng, Nổi trống lên các bạn ơi * Khi kết thúc phần tìm hiểu nội dung giáo viên có thể cho học sinh xem phim hoạt hình về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” để chuyển sang phần tổng kết. * Trong quá trình giảng dạy, để giúp học sinh hiểu được thời đại lịch sử buổi đầu dựng nước thì giáo viên đặt câu hỏi tích hợp với kiến thức môn Lịch sử lớp 6 bài 12 tiết 13 Nước Văn Lang Trang 3
  3. *Khi dạy bài “Bánh chưng, bánh giầy”, GV tích hợp với môn GDCD tuần 7 tiết 7 bài Biết ơn - Giáo viên hỏi: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân làm bánh chưng, bánh giầy? - Khi HS trả lời, GV chốt: Câu chuyện vừa giải thích nguồn gốc của 2 loại bánh vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nhiệp. Ngày Tết nhân dân làm bánh chưng, bánh giầy để cúng tổ tiên, Trời Đất thể hiện sự biết ơn thế hệ đi trước, luôn nhớ đến truyền thống, phong tục của tổ tiên. Điều đó cũng cho thấy tinh thần yêu lao động, yêu nghề nông, yêu những sản phẩm nông nghiệp của con người Việt Nam. Ví dụ 3: * Khi dạy bài Thánh Gióng, GV tích hợp kiến thức môn Lịch sử bài 12 tiết 13 bài Nước Văn Lang, tích hợp môn GDCD tuần 7 tiết 7 bài Biết ơn, tích hợp môn Địa lí để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. - Giáo viên hỏi : Việc Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho thấy trình độ làm vũ khí của nhân dân ta thời đó như thế nào? - Học sinh trả lời: Đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc.? Theo em truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta? ( Tích hợp kiến thức môn Lịch sử). - Giáo viên hỏi : Việc nhân dân lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện điều gì? ( Tích hợp môn GDCD ) - Học sinh trả lời: Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân dành cho người anh hùng đã xả thân đánh giặc cứu nước. - Giáo viên hỏi : Là một học sinh, em thể hiện lòng biết ơn với Thánh Gióng nói riêng và các anh hùng liệt sĩ nói chung như thế nào? (Tích hợp môn GDCD) - Học sinh trả lời: Học tập tốt; kêu gọi mọi người bảo vệ các di tích lịch sử, các đền thờ; giúp đỡ các gia đình thương binh, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa Trang 5
  4. máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. 2. Kết quả đạt được: Qua thực tế trong năm học vừa qua tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh xem video, xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện, thông tin liên quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em đã có thêm những cảm nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám phá về bài học. Khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn, các em cảm thấy bài học thú vị hơn, hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó. Từ đó kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt thể hiện qua bảng thống kê sau. BẢNG SỐ LIỆU TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi đã áp dụng giải pháp Sĩ Lớp Trung Trung số Giỏi Khá Yếu Kém Giỏi Khá Yếu Kém bình bình 6B 28 01 6 11 09 01 03 14 10 01 / 6C 29 02 7 12 07 01 04 16 8 01 / 6D 31 01 6 14 09 01 03 15 11 02 / 6E 29 01 5 13 09 01 03 13 11 02 / Trang 7
  5. 4. Kiến nghị. Giáo viên dạy ngữ văn trong cùng khối 6 phải tìm tòi, sưu tầm tư liệu, những clip về môn ngữ văn, kiến thức lịch sử, địa lý, môi trường, an toàn giao thông, tư tưởng Hồ Chí Minh để lưu giữ trong tủ sách nhà trường. Trên đây là giải pháp “ Hiệu quả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học Ngữ Văn 6”. Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để việc thực hiện phong trào này trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn. Thạnh Trị, ngày 20 tháng 10 năm 2016 NGƯỜI VIẾT Vũ Thị Bích Vân Đánh giá của Hội đồng chấm sáng kiến hoặc giải pháp cấp trường Tiêu chuẩn 1: Điểm Tiêu chuẩn 2: Điểm Tổng cộng: Điểm Thạnh Trị, ngày tháng 10 năm 2016 HIỆU TRƯỞNG Trang 9