Sáng kiến kinh nghiệm Giới thiệu một số kỹ năng cơ bản để đưa trò chơi vào tiết học thể dục có hiệu quả

pdf 12 trang honganh1 15/05/2023 11740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giới thiệu một số kỹ năng cơ bản để đưa trò chơi vào tiết học thể dục có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_gioi_thieu_mot_so_ky_nang_co_ban_de_du.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giới thiệu một số kỹ năng cơ bản để đưa trò chơi vào tiết học thể dục có hiệu quả

  1. Phụ lục II CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN GIỚI THIỆU MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ ĐƯA TRÒ CHƠI VÀO TIẾT HỌC THỂ DỤC CÓ HIỆU QUẢ. 1. Mô tả bản chất của sáng kiến7 : 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: Phương pháp tổ chức của giáo viên * Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp: Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường tiểu học công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện. Muốn vậy giáo viên cần chú ý và thực hiện tốt một số điểm sau: - Sân tập, dụng cụ: Để giảng dạy một tiết Thể dục được tốt hơn thì ngoài nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác thì sân bãi, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho một giờ học Thể dục. Vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị sân bãi, dụng cụ trước khi giờ học theo yêu cầu của kế hoạch bài soạn. Kiểm tra lại sân bãi, dụng cụ nếu không được an toàn thì phải sửa chữa và bổ sung kịp thời. Mặt khác, người giáo viên cần phải chọn vị trí tập cho học sinh một cách phù hợp như: tránh ánh nắng chiếu vào mặt học sinh, sân tập phải đảm bảo sạch và an toàn Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Giáo viên cần chuẩn bị trước những dụng cụ như bóng nhựa, sọt, hay sân bãi tập luyện còn cát bụi, đá thì giáo viên cần vệ sinh ngay (tưới sân, lượm đá) để bảo vệ an toàn cho các em tập luyện, tránh phản tác dụng khi tập luyện Thể dục. - Cán sự lớp: Trong một giờ lên lớp số lượng học sinh đông, trình độ học sinh không đồng đều nên việc quản lí hướng dẫn, giúp đỡ học sinh gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục khó khăn trên giáo viên cần phải tổ chức một mạng lưới cán sự lớp để giúp đỡ cho giáo viên thực hiện tốt chuẩn kiến thức - kĩ năng qua từng tiết dạy. Ví dụ: Trong giảng dạy giáo viên dùng phương pháp phân nhóm, chia tổ tập luyện thì giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh tuy nhiên không thể bao quát hết, do 1
  2. vậy cán sự sẽ là trợ lí đắc lực của giáo viên, giúp giáo viên sửa sai hoặc giúp đỡ học sinh được tốt hơn. - Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được: * Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào (tay, chân, toàn thân ) * Không gian, thời gian: Chú ý điều kiện sân bãi: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại. Một tiết dạy thời lượng cho phép 40 phút như vậy khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết) * Phân loại trò chơi - Theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh. + Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi + Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không thay đổi vị trí của người chơi. - Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng: + Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến bài tập ở phần tiếp theo. + Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước. + Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã được học. - Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ. Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thị chọn trò chơi theo mục đích. - Nếu trò chơi là 1 bài tập khởi động: Thì thường được tổ chức vào đầu giờ. Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, 2
  3. cơ thể còn mệt mỏi uể oải. Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện. Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể thay đổi trò chơi cũ thành trò chơi mới nhưng phù hợp với nội dung bài. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Ngày nay trò chơi có sức cuốn hút đối với mọi người, bất kể lứa tuổi. Trong cuộc sống không thể thiếu các hoạt động vui chơi, cuộc sống càng phát triển, đời sống càng được cải thiện thì nhu cầu vui chơi càng lớn. Vậy trò chơi là gì mà được lưu tâm như thế? Đối với trẻ em không ai chối cải vui chơi là một lối biểu lộ nghị lực cần phải được giáo luyện trong ý thức phục vụ cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vai trò của trò chơi như một phương cách giáo dục trẻ em luyện giác quan, tôn trọng kỷ luật. Trò chơi không những là liều thuốc bổ đối với trẻ em mà ngay cả người lớn cũng cần thiết để giải tỏa sự mệt nhọc và căng thẳng. Trò chơi chính là sự kích thích cho mọi người thoải mái và hăng hái hơn. Như vậy, chúng ta có thể xác định được 5 giá trị của trò chơi đó là: Thể chất, giáo dục, chữa trị, tinh thần, xã hội. Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh tiểu học nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh.v.v. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải có những kỹ năng gì? Một câu hỏi đang đặt ra. Xuất phát từ sự cần thiết của trò chơi trong hoạt động dạy, nhằm tạo phong trào thi đua học tập của các lớp, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, hấp dẫn, tôi quyết định chon đề tài: “Giới thiệu một số kỹ năng cơ bản để đưa trò cho vào tiết học thể dục có hiệu quả”. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu giáo dục toàn diện. Môn thể dục là một môn học hết sức quan trọng trong nhà trường, học sinh tham gia học tốt sẽ góp phần phát triển thể chất, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe 3
  4. để tham gia học tốt các môn học khác cũng như thực hiện tốt các mặt hoạt động mà nhà trường đề ra. Trong thực tế giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện.Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khỏe học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Giáo dục thể chất góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực , cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, biết thực hiện một số động tác cơ bản trong thể dục thể thao, trò chơi vận động, tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ, gây cho trẻ có một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Hoạt động vui chơi là một nhu cầu trong đời sống của tuổi trẻ, đặc biệt là ở tuổi học sinh tiểu học. Có thể nói vui chơi đối với các em là cần thiết và quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống hằng ngày. Trong quá trình vui chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng. Khi đã tham gia vào trò chơi, do sự cuốn hút của trò chơi nên các em thường chơi với tất cả khả năng về sức lực, trí thông minh và sáng tạo của mình. Thực tế dạy học chứng minh trò chơi là một phương pháp có hiệu quả nhất đối với tâm sinh lý học sinh tiểu học, tạo tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả, tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng trong học tập và tránh sự nhàm chán, mệt mỏi. Bên cạnh vai trò, vị trí nêu trên, trò chơi còn rèn luyện sự nhanh nhẹn, phản xạ nhanh, giáo dục tinh thần đồng đội, tính tổ chức kỷ luật và tinh thần thi đua học tập. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): *Những bước cơ bản để tổ chức một trò chơi học tập có hiệu quả Biết một trò chơi thì rất dễ, nhưng hướng dẫn một trò chơi lại khó, tôi xin chia sẽ những điều căn bản sau đây để giúp người tổ chức trò chơi thành công. - Người hướng dẫn: Người hướng dẫn trò chơi trên lớp học là giáo viên cũng có thể gọi là quản trò, hướng dẫn trò chơi cần phải có một số khả năng và những đức tính cần thiết: + Phải biết nhiều trò chơi; + Gây được hào hứng cho học sinh khi tham dự; + Làm chủ được không gian, thời gian; + Tạo được uy tín để học sinh tham gia trò chơi có nề nếp; + Có giọng nói rõ ràng để giải thích trò chơi; + Nhanh tay, nhanh mắt, suy xét mau lẹ để định kết quả trò chơi trong tình thân mật và thành thực; + Có óc sáng kiến để biến đổi trò chơi cho khỏi nhàm chán; + Thưởng phạt công minh. 4
  5. Ngoài ra người giáo viên còn có óc tổ chức để xếp đặt trò chơi thích hợp, buộc học sinh phải theo kỷ luật trò chơi một cách nghiêm chỉnh, đồng thời khéo léo khiến người thua không nản người thắng không kiêu. - Lựa chọn trò chơi: Mỗi tiết học bao giờ cũng có một trò chơi kèm theo, được chương trình quy định rất chặt chẽ về kiến thức cơ bản cũng như về kỹ năng thực hành. + Lựa chọn theo hoàn cảnh gồm có: Không gian, số lượng học sinh tham dự, lứa tuổi Ngoài ra một số yếu tố khác như thời tiết, trình độ hiểu biết cũng cần chú ý đến khi lựa chọn trò chơi. - Lựa chọn theo nội dung: Tùy nội dung của bài học mà có trò chơi phù hợp kèm theo để lồng vào đó một số nội dung bao hàm tính cách rèn luyện cơ thể, giác quan, thẩm mỹ, kiến thức, tinh thần đồng đội Một trò chơi hay phải điều hòa phát triển cùng một lúc các cơ năng căng bản. Trò chơi sinh động sẽ bổ ích vô cùng, tạo hứng thú cho các em trong tiết học. - Sửa soạn trò chơi: Đối với trò chơi có sử dụng đồ dùng thì giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng phù hợp với nội dung của trò chơi. - Trình bày trò chơi: Sự thành công hay thất bại của một trò chơi phụ thuộc không ít vào nghệ thuật trình bày của giáo viên hướng dẫn. Người giáo viên phải trình bày như thế nào cho học sinh hiểu rành mạch các bước của trò chơi, các luật lệ, các hình thức thưởng, phạt + Nên buộc học sinh yên lặng lúc trình bày trò chơi; + Nói một cách chậm rãi, rõ ràng, dễ hiểu, nhấn mạnh ở những ý chính cần lưu ý để học sinh dễ nắm bắt; + Nói và giải thích cho học sinh dễ hiểu, nếu cần thì làm mẫu; + Trình bày luật lệ sau đó đề nghị hình thức thưởng phạt; + Hỏi thêm học sinh có em nào chưa hiểu để giải thích lại; + Chơi thử một lần trước khi tiến hành chơi thật. - Hướng dẫn cuộc chơi: + Giáo viên phải quan sát cẩn thận phản ứng của học sinh về tâm lý, cử chỉ, lời nói, biểu lộ tính tình và khả năng của học sinh; + Nên dùng hiệu lệnh để bắt đầu và dừng cuộc chơi; + Phải đề cao tính kỷ luật tập thể; + Các hình thức thưởng, phạt phải dựa vào sự thống nhất của học sinh (nhẹ nhàng, có tính động viên khích lệ tinh thần học sinh); + Phải kích động cho những học sinh nhút nhát, tự ti tham dự cuộc chơi để giúp học sinh mạnh dạn và tự chủ hơn; 5