Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy kỹ năng viết cho học sinh THCS

doc 13 trang sangkien 30/08/2022 5080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy kỹ năng viết cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_ky_nang_viet_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy kỹ năng viết cho học sinh THCS

  1. Phòng giáo dục - đào tạo gio linh Trường THCS trung giang  Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Đổi mới phương pháp dạy kỹ năng viết Cho học sinh T.H.C.S Tác giả : Nguyễn Hiền Lan Chức vụ : Giáo viên Tổ : NĂNG KHIếU Năm học: 2010- 2011
  2. Phần I - Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài: Giống như các vấn đề ngữ pháp, từ vựng và các kĩ năng ngôn ngữ khác (nói, nghe, đọc) viết là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình dạy học và sử dụng ngôn ngữ. Trong quá trình giảng dạy và học tập tôi nhận thấy: Viết là việc tái hiện lại những gì học sinh đã được học, giúp học sinh thực hành sử dụng ngôn ngữ, luyện chữ viết. Viết phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, nó phản ảnh kết quả của quá trình nghe nói đọc, ngữ pháp, từ vựng của học sinh, thể hiện điểm mạnh, yếu của học sinh. Đồng thời nó cũng giúp cho giáo viên dễ dàng nhận thấy lỗi của học sinh hơn là khi nói. Dạy viết là sự phối hợp với các kỹ năng khác, hoạt động viết thường thu hút sự tham gia nhiều học sinh vào bài học hơn các kĩ năng khác. Và đặc biệt viết là một trong những kỹ năng cần phải có được trong quá trình học Tiếng Anh. Nhận thấy tầm quan trọng của kĩ năng viết tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu mảng đề tài này để giúp cho bản thân mình hiểu sâu hơn về mục đích, yêu cầu cũng như các phương pháp, kĩ năng của việc dạy viết nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Qua thực tế lên lớp, gặp gỡ trao đổi với đồng nghiệp qua nhiều năm học tôi đã thu hoạch được một số kinh nghiệm. Xin được đưa ra đây để cùng trao đổi với các đồng nghiệp. 2. Kết quả cần đạt: a. Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích môn học, khắc phục tâm lí sợ học môn Tiếng Anh. b. Giúp học sinh nắm được vai trò quan trọng của kĩ năng viết trong sự hỗ trợ phát triển kĩ năng khác và năng lực tiếng. c. Rèn luyện cho học sinh tư duy, kĩ năng viết. d. Giúp giáo viên hiểu sâu hơn bản chất của việc dạy viết cùng các kĩ năng, thủ thuật dạy viết. 1
  3. 3. Kết quả cụ thể cần đạt: • Với học sinh lớp 6: - Viết được một câu đơn giản có tổng độ dài khoảng 40-50 từ có nội dung liên quan đến các chủ điểm trong chương trình. • Vói học sinh lớp 7: - Viết được một đoạn có độ dài khoảng 50 – 60 từ gồm một số câu đơn giản về nội dung liên quan đến các chủ điểm đã học hoặc viết có hướng dẫ n để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản như thư mời, lời mời. - Viết lại được các nội dung được diễn đạt qua lời nói . • Với học sinh lớp 8 - Viết theo mẫu và có gợi ý các văn bản có độ dài khoảng 60- 80 từ về nôi dung liên quan đến chủ điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp đơn giản như viết thư cảm ơn, viết lời mời. • Với học sinh lớp 9 - Viết theo mẫu và có gợi ý các văn bản có độ dài khoảng 80-100 từ về nội dung liên quan đến các chủ điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản như điền vào các phiếu cá nhân, viết tin nhắn, lời mời, viết thư cho bạn. 4. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu phương pháp dạy kĩ năng viết tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu, xác định thể loại và dạng bài để xây dựng những tiết dạy phù hợp, thử nghiệm ở khối 9 Thời gian thực nghiệm là 1 năm học 2009-2010 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài: - Dựa trên đặc trưng bộ môn Tiếng Anh THCS - Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS - Yêu cầu của các hình thức bài tập khác nhau: Bài tập viết có hướng dẫn hoặc bài tập viết sáng tạo. - Nghiên cứu giờ dạy ở trường THCS. 2
  4. - Tham khảo giờ dạy của đồng nghiệp. - Cho học sinh làm bài tập viết ở một số lớp trong trường. Phần II. Nội dung 1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Mục tiêu của giáo dục trong mọi thời đại đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là tập trung vào việc phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của học sinh nhằm hình thành năng lực nhận biết và giải quyết các vấn đề cho người học. Để đạt được mục tiêu này phương pháp dạy học mới theo định hướng lấy học sinh làm chủ thể hoạt động dạy học khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Với môn ngoại ngữ thì điều đó được học sinh thể hiện trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp (các mẫu lời nói) dưới dạng nghe, nói đọc viết. Trong đó viết là một kĩ năng đòi hỏi người viết phải có trình độ ngôn ngữ nhất định, qua đó họ có thể diễn đạt được ý kiến, quan điểm của mình nhờ phương tiện chữ viết. Do vậy để đạt mục tiêu giao tiếp qua phương tiện chữ viết của học sinh được tốt hơn GV cần bám sát vào mục tiêu bài học và quyết định loại bài tập nào cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của bài dạy. Như vậy khi đã xác định được các thể loại bài tập viết khác nhau giáo viên có thể lựa chọn cho mình những hình thức phù hợp nhất với nội dung, mục tiêu bài dạy của mình; Hơn nữa nếu giáo viên chuẩn bị cho mình một ngân hàng bài luyện viết thì sẽ tránh khỏi sự nhàm chán, tẻ nhạt trong giờ học. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm: Việc khảo sát về thực trạng việc dạy và học kĩ năng viết được thực hiện ở một số nội dung sau: - Kiểm tra vở ghi chép, vở bài tập, bài kiểm tra của học sinh còn thấy sai nhiều lỗi chính tả, nhiều câu viết còn mang tính lắp ghép tuỳ tiện theo ý hiểu Tiếng Việt của các em. Bố cục bài viết còn chưa rõ ràng: phần mở bài, thân bài 3
  5. và kết luận đặc biệt như ở một số mẫu đơn, thư theo lối viết của người Anh các em còn bỡ ngỡ và nhầm lẫn. - Trong giờ dạy viết một số học sinh còn có tâm lí ngại viết hoặc sợ viết các em chưa thực sự hào hứng viết bởi tâm lí sợ viết sai ngữ pháp hoặc sai cách dùng từ, bí từ. Nếu hoạt động nhóm thì chỉ dựa vào học sinh học khá. - Trong các giờ kiểm tra học sinh thường thực hiện bài viết sau cùng hoặc bỏ lại bài viết. Qua đó tôi thấy rằng thật cần thiết tạo cho học sinh một niềm say mê, hứng thú với môn học, thiết kế một kiểu bài phù hợp với trình độ của học sinh biết khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh kết hợp nhuần nhuyễn kĩ năng viết với các kĩ năng nghe, nói, đọc hay học cấu trúc ngữ pháp và từ mới để làm được những điều này tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: 3. Các giải pháp thực hiện: 3.1. Các hình thức bài tập và hoạt động viết: Trước hết giáo viên cần nắm được các hình thức bài tập và hoạt động viết để có thể sử dụng vào việc luyện kĩ năng viết cho học sinh. Sau đây là một số dạng bài tập: 1. Ghép lại từ (copying) 2. Ghép lại câu (copying) 3. Chép lại đoạn văn (copying) 4. Viết chính tả từ (dictation) 5. Viết chính tả câu (dictation) 6. Viết chính tả đoạn văn (dictation) 7. Viết trả lời câu hỏi (answer the questions) 8. Xây dựng hội thoại có hướng dẫn (constructing dialogue) 9. Bài tập lựa chọn phương án đúng (multple choice exercises) 10. Bài tập điền vào chỗ trống (gap fill) 11.Viết đoạn văn có thay đổi thông tin (rewriting the passage) 12. Dựng câu/viết mở rộng dựa vào gợi ý (sentence building/expanding) 13. Viết theo câu hỏi gợi ý (idea frames) 4
  6. 14. Viết tương tự theo mẫu (parapell writing) 15. Viết đề nghị/lời nhắn (messages/notes) 16. Viết thư (letter writing) 17. Viết danh sách, liệt kê (list making) 18. Viết phỏng vấn (interviews) 19. Viết sắp xếp lại câu cho đúng thứ tự (ordering) 20. Viết ý chính/động não (brainstorming) 21. Viết tái tạo (reproducing) 22. Viết bài văn (composition) Qua đó GV bám sát vào mục tiêu bài học và quyết định sử dụng loại hình bài tập/ hoạt động cho phù hợp. 3.2. Phân biệt các dạng bài viết theo mẫu, viết có hướng dẫn và viết sáng tạo Đối với học sinh THCS viết chú yếu bao gồm viết từ và viết câu. Thể loại viết bao gồm: Viết có hướng dẫn và viết sáng tạo nhưng chủ yếu là viết có hướng dẫn. Tuy nhiên giáo viên cũng cần phân biệt được 2 thể loại này cùng điểm mạnh, điểm yếu của chúng để vận dụng trong những tiết dạy cụ thể. a. Viết có hướng dẫn (Controlled Writing) - Loại bài tập này chủ yếu rơi vào SGK lớp 6, 7 nó bao gồm các cấp đội viết từ, câu, tập hợp câu dưới hình thức nối các câu trả lời của một số câu hỏi với nhau theo một nội dung, chủ đề. Các dạng thức bài tập viết còn đơn giản chưa phong phú tập trung nhiều vào các loại bài tập: điền từ vào chỗ trống, điền thông tin vào tờ khai điền thông tin vào bảng biểu Thể loại này có những điểm mạnh (Advantages) là tạo cảm giác tự tin, tạo cơ hội để học sinh thực hành viết câu, nó quen thuộc với hầu hết giáo viên và học sinh cũng ít khi mắc lỗi giúp học sinh có thể thực hành viết đoạn. - Còn những điểm yếu (disadvantages) của thể loại này là: + Tẻ nhạt với học sinh khá và giỏi. + Chỉ đơn thuần là chép lại, do đó không giúp thực hành có ý nghĩa. 5
  7. + Một số HS không thích bởi vì nó không mang tính sáng tạo. + HS giỏi hoàn thành bài tập trước thời gian quy định và không có gì để làm. - Để khắc phục các nhược điểm của thể loại này giáo viên có thể chuẩn bị một số hoạt động viết khác có yêu cầu cao hơn cho các học sinh khá và giỏi để khi làm xong bài tập này họ có bài khác để làm. b. Viết sáng tạo. Viết sáng tạo là một hoạt động viết khó đối với học sinh THCS nên cần sự hỗ trợ và hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Các bài viết sáng tạo có thể ở các cấp độ và dạng bài tập sau: Cấp độ: - Từ - Câu - Đoạn văn Dạng thức bài tập viết. - Ghép một số con chữ thành những từ có nghĩa khác nhau. - Ghép từ riêng lẻ thành câu có nghĩa. - Sử dụng từ nối để ghép các câu với nhau thành đoạn văn có nghĩa. - Đặt câu với các từ riêng lẻ rồi xếp các câu theo trật tự logic để tạo thành đoạn văn có nghĩa. - Viết đoạn văn ngắn về một chủ đề. - Viết miêu tả. Do đó giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để giúp học sinh tiến hành bài viết. HS cần trải qua các bước như sau: - Chuẩn bị từ vựng. - Đặt câu với từ. - Ghép các từ gợi ý thành câu hoàn chỉnh. - Thảo luận ý chính cần viết. - Động não nảy sinh những ý tưởng, từ vựng. - Sắp xếp ý chính theo logic bài viết. 6
  8. - Viết dàn ý - GV gợi mở, ý tưởng, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. - Lược bỏ những yếu tố từ vựng hay những ý nghĩa không quan trọng. Đồng thời thông qua các hoạt động viết mang tính giao tiếp, thi đua giữa các cá nhân, các cặp, đôi, các nhóm nhỏ hoặc dưới hình thức trò chơi ngôn ngữ. Sau khi chơi học sinh sẽ có sản phẩm viết để giáo viên đánh giá, để trao đổi sản phẩm giữa các nhóm cùng nhận xét, đánh giá, sửa lỗi. Các sản phẩm này có thể là những từ đúng, câu đúng hay nối thành một câu chuyện. c. Viết có hướng dẫn nhiều (controlled writing) đến viết tự do (free writing) Dựa vào nội dung 2 phần a, b có thể xây dựng các bài dạy viết từ viết có hướng dẫn nhiều đến viết tự do cho phù hợp với từng giai đoạn của quá trình dạy viết cho học sinh. Dưới đây là một ví dụ của tiến trình này: 1. Transformation 4. Write – it – up 2. Questions and anwwers 5. Substitution 3. Gap fill 6. Composition d. Soạn lại bài viết chưa sáng tạo cho học sinh viết sáng tạo. Trong hoạt động này giáo viên thực hành hướng dẫn học sinh viết sáng tạo thông qua các bước cần thiết, qua đó học sinh có thể áp dụng được những kiến thức mà họ rèn luyện để viết sáng tạo hơn. Ví dụ: Write a menu for yỏurself and your family, including details of breakfast, lunch and dinner. (Viết 1 thực đơn cho em và gia đình bao gồm các món ăn cụ thể cho bữa sáng, trưa và tối) Vậy để giúp cho học sinh viết được thực đơn cho gia đình, giáo viên cần giúp học sinh tìm được các từ nói về món ăn mà họ ưa thích (có thể dịch từ Việt sang Anh) sau đó mới xếp món ăn nào dùng cho bữa sáng/trưa/tối. Học sinh THCS còn ít kinh nghiệm viết nên cần được sự hướng dẫn trình tự của giáo viên qua đó hình thành được những nguyên tắc cơ bản. 7