Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học

doc 12 trang sangkien 8500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_la_dong_luc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học

  1. Đề tài: Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học Viết bởi Lê Gia Thanh Chủ nhật, 17 Tháng 10 2010 08:53 PHẦN THỨ NHẤT:PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đại hội đã đưa đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đất nước ta đã không ngừng đổi mới và phát triển. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH. Nghị quyết TW 2 Khóa VIII xác định ”Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Bởi vậy, “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam). “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Điều 2 Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam 2005). Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện: từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chuyển từ chính sách ”đóng cửa” sang chính sách “mở cửa” làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, trong đó giáo dục đã có một cuộc cách mạng thực sự. Khác với những lần cải cách giáo dục trước đây ( năm 1950, 1956, 1980), lần này ngành giáo dục chỉ tập trung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ( từ Tiểu học qua Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông). Tuy nhiên, cần hiểu chương trình theo nghĩa rộng như Luật định: “ Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” ( Điều 29, mục II - Luật Giáo dục – 2005). Như vậy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới các xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý cả quá trình này. Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, trong nhiều năm thực hiện đổi mới giáo dục đã trôi qua, ngoài những kết quả đạt được về quy mô, về đa dạng hoá các loại hình đào tạo, về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học thì chất lượng giáo dục vẫn là một vấn đề làm cho chúng ta vẫn phải băn khoăn nhiều nhất. Hiệu quả của đổi mới phương pháp giáo dục ở nhiều nơi còn quá chênh lệch và không cao mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá còn chưa cập với đổi mới phương pháp giảng dạy “ thi thế nào thì học thế ấy”. Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các trường phổ thông, giáo viên chưa đề cao đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh. Như giáo viên mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học mà chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc có ý nghĩa giống với những thách thức đời thường sẽ gặp sau này để xem người học hình thành kỹ năng đến mức nào. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo ở THPT là dạy cách học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như
  2. hình thức đánh giá và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học". Trường THPT Bình Sơn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc không đứng ngoài thực trạng đó. Hơn ai hết, là người làm công tác quản lý một trường THPT trên quê hương mà mình dã sinh ra và lớn lên, tôi nhận thức rõ trách nhiệm đặt lên vai của mình. Phải có biện pháp chỉ đạo thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá làm động lực để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Vì vậy, chọn đề tài tìm ra các giải pháp đánh giá toàn diện, chính xác kết quả học tập cần sử dụng đồng bộ, có hiệu quả các hình thức kiểm tra đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh từ đó đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên đáp ứng yêu của thực tế và đây cũng là hướng quy hoạch giáo dục trong tương lai. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc “. 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những biện pháp chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của n 3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1- Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý chỉ đổi mới kiểm tra đánh giá. 3.2- Phân tích thực trạng việc quản lý, chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc 3.3- Đề xuất và lý giải một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. 4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Bình Sơn – Sông Lô- Vĩnh Phúc, nơi mà tôi đang công tác. 5.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc. 6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đảng, Hiến pháp, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục, Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc, trường THPT Bình Sơn. - Giáo trình, sách của các nhà khoa học. - Tài liệu, Tạp chí
  3. 6.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát - Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục. 6.3- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ - Thống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT 1.1-CƠ SỞ LÝ LUẬN Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Đánh giá với hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi độ tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. thực hiện tốt đồng thời cả hai chức năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học. Trong qúa trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi học sinh được trải qua quá trình giáo dục bao gồm các mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ. Đánh giá chất lượng học tập của các môn học của học sinh thực chất là xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho quá trình giáo dục ở các môn học, trong đó chủ yếu là xem xét những năng lực về mặt trí tuệ mà học sinh đã đạt được sau một giai đoạn học tập. Tham gia vào quá trình học tập, học sinh có mục đích chiếm lĩnh những tri thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học đặt ra và yêu cầu học sinh phải đạt được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt được yêu cầu so với mục tiêu đặt ra. Kiểm tra xem học sinh đạt được những yêu cầu về các mặt ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được đến đâu. Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Dạy học căn cứ kết quả đầu ra cần thông tin phản hồi đa dạng. Về phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng của một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học tập trở thành tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên và bản thân học sinh có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học. Qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau
  4. trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cương môn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giáo viên sử dụng các kĩ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ dạy (lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu, ) như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học. Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động của giáo viên vào những thời điểm đã được qui định trong đề cương môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của học sinh. Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả học tập môn học của học sinh và là cơ sở để đánh giá chất khi kết thúc môn học. Vị trí, vai trò của kiểm tra – đánh giá là không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở mỗi thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là hướng vào bám sát mục tiêu từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp, từng cấp. Các câu hỏi, bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng lực tự học cho học sinh thì đánh giá phải đổi mới theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực. Hướng tới kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan, kịp thời và không bỏ sót kết quả học tập của học sinh, phải có tác dụng giáo dục và động viên học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời. Bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, cả tiết tiếp thu kiến thức mới và tiết thực hành, thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn trong việc kiểm tra đánh giá. Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt động này. Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm. Năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Cần bồi dưỡng những phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi của học sinh để đánh giá quá trình dạy học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Trong đó cần chú ý: Không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học, cần có quy trình đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Nội dung đánh giá có thể hơi “ cao” hơn so với trình độ học sinh ( đòi hỏi tư duy, suy luận), nhưng không được quá khó, để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú. Chú trọng yêu cầu đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung, hiểu bản chất nội dung, không chỉ thuộc một cách máy móc. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lập lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi học sinh THPT và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao – dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.