Sáng kiến kinh nghiệm Đọc sáng tạo trong dạy học văn

doc 9 trang sangkien 10380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đọc sáng tạo trong dạy học văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doc_sang_tao_trong_day_hoc_van.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đọc sáng tạo trong dạy học văn

  1. Phần mở đầu I lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, Môn văn là môn có lịch sử lâu đời nhất so với các môn học khác trong nhà trường. Trong lịch sử nhà trường oqr nước ta có một thời kỳ dài gần 10 thế kỷ môn văn hầu như là môn học độc tôn trong nhà trường. Thời xưa khi còn trong tình trạng: “ Văn, sử, triết” bất phân thì người ta học tất cả các môn khoa học như ta có ngày nay thông qua một môn học đó là văn. Môn văn được coi như một bộ “ bách khoa toàn thư” trong cuộc sống, tác động vào con người bằng rung động thẩm mỹ do đó nó sâu sắc và lâu bền giúp mình tự hiểu mình hơn. Bác Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Môn văn có sức mạnh vô song trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho con người đặc biệt hướng con người tới đỉnh cao của chân – thiện –mỹ”. Văn học có khẳ năng là chiếc cầu nối giữa học sinh với các nền văn minh của dân tộc trên thế giới, giúp học sinh yêu thích môn văn, yêu thích các môn khoa học khác và giúp các em hiểu con người, cuộc đời một cách tinh tế, khoa học, sâu sắc và khám phá chính bản thân mình. Như vậy để khai thác hết được sức mạnh và khả năng của môn văn thì quả thật không dễ dàng, tuy nhiên ở đây người viết không đi sâu vào vấn đề đó mà chỉ đưa ra một vài ý kiến nhỏ về bước tiếp cận văn học đầu tiên để các em dễ dàng tiếp cận nội dung cũng như nghệ thuật của TPNT giáo dục các em tới đỉnh cao chân thiện. Qua quá trình giảng dạy môn văn tôi nhận thấy ở một số trường, một số giáo viên việc chú ý vào giọng đọc trong quá trình giảng văn vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng trước học sinh vì giọng đọc của mình, không có sức truyền cảm, xuất phát từ vị trí, vai trò của môn văn học trong nhà trường, căn cứ vào đặc điểm tính chất của các tác phẩm được tuyển chọn ở sách giáo khoa hiện hành, kết hợp với thực tế giảng dạy 1
  2. bộ môn văn học và trước yêu cầu đổi mới việc dạy – học văn, tôi nhấn mạnh đưa ra vấn đề: “ Đọc sáng tạo trong dạy họcvăn”. Tìm hiểu vấn đề này nhằm chỉ ra những mặt còn hạn chế và đưa ra một số biện pháp hình thức chủ yếu trong đọc sáng tạo trong văn học. Nhằm góp phần khắc phục những mặt còn hạn chế bổ sung những chỗ thiếu sót để khi bước đầu tiếp cận văn học được nâng cao. II Giới hạn vấn đề. Tác dụng và ý nghĩa đọc sáng tạo trong môn văn. Các biện pháp và hình thức chủ yếu của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học văn. Nguyên nhân hạn chế của phương pháp đọc sáng tạo. Một số đề nghị để thực hiện tôi có sử dụng một số tác phẩm trong chương trình văn học khối trung học cơ sở. Sử dụng phương pháp khảo sát để so sánh và đối chiếu. III bố cục 1/ Mở đầu. 2/ Nội dung. Chương I: Đọc sáng tạo – tác dụng và ý nghĩa Chương 2: Các biện pháp và hình thức chủ yếu của phương pháp đọc sáng tạo. Chượng3: Nguyên nhân và hạn chế 3/ Kết luận Những kết luận chủ yếu rút ra từ các chương trên. Một vài đề xuất kiến nghị Triển vọng và hướng tiếp tục của vấn đề đã giải quyết. 2
  3. Nội dung. Chương 1: Đọc sáng tạo có tác dụng và ý nghĩa. Đọc sáng tạo là phương pháp đầu tiên không thể thiếu trên con đường dẫn học sinh đến tác phẩm văn học .Bởi tác phẩm văn học trước hết là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ cho nên để đến được với tác phẩm dứt khoát phải qua hoạt động đọc ,hoạt động cảm thụ văn học một cách sáng tạo ,tạp trung ở việc cảm thụ trực tiếp từ lớp vỏ âm thanh ngôn ngũ cho đến lớp hình của tác phẩm . Đọc sáng tạo trong tiếp nhận văn học nghĩa là chủ thể đọc phải gắn liền với hoạt động đọc ,với liên tưởng ,tưởng tượng tri giác với sự “nếm trải” thể nghiệm để biến những kí hiệu im lìm ở trong văn bản nghệ thuật trở thành những hình tượng sống tồn tại hiển hiện trong trí tưởng tượng của người đọc .Như vậy đọc sáng tạo cũng là một hoạt động sáng tạo . Đọc sáng tạo làm cho giờ học thêm sinh động có sức truyền cảm ,tạo được ở học sinh niềm hứng thú , niềm yêu thích đầu tiên đối với tác phẩm . Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tái hiện hình tượng một cách sáng tạo Giúp học sinh cảm nhận được nghệ thuật viết văn một cách sâu sắc hơn . Chương II: các biện pháp và hình thức chủ yếu của phương pháp đọc sáng tạo 1.Đọc diễn cảm : Là một phương pháp truyền thống trong nhà trường phương đông .cũng như phương tây ,ngày xưa cũng như ngày nay ,hiệu quả của nó cho đến nay không còn gì nghi ngờ . Với cách đọc diễn cảm đã có rất nhiều ý kiến khác nhau khi nói về yêu cầu của cách đọc này ,nhưng theo tôi yêu cầu của cách đọc này trước hết phải đọc đúng âm thanh đúng từ đúng yêu cầu ,ngừng nghỉ.đúng dấu ngắt 3
  4. câu ,đúng lô gích ,đúng ngữ pháp và đọc đúng cũng có nghĩa là trung thành với nguyên văn không tự ý thêm bớt hoặc sửa đổi . Sau khi đọc đúng rồi yêu cầu phải đọc hay ,cần chú ý đến ngữ điệu và giọng đọc; giọng đọc hay phải là tự nhiên, bình thường không được giả giọng, phải biết phát huy ưu thế về chất giọng ,khắc phục những nhược điểm về phát âm, độ cao thấp và sức vang ngân của ngôn ngữ, phải biết làm chủ giọng đọc và kĩ thuật đọc sao cho phù hợp với giọng điệu và cảm xúc của nhà văn. Trong giờ dạy học thơ người giáo viên văn học phải biết tổ chức cho các em quan sát tri giác văn bản ngôn từ nghệ thuật bằng cách tổ chức hướng dẫn cho các em đọc sáng tạo ở cả ba cấp độ nội dung :Đó là đọc – ngâm – và hát. Khâu đọc thơ trong giờ dạy học thơ vô cùng quan trọng thành công giờ dạy thơ phụ thuộc vào đọc thơ 60 - 70%(Hoàng Tiến Tựu ) Do người đọc phải mang tính chất chủ quan rung động , lồng cảm xúc , rung động chủ quan thể hiện vào giọng đọc . Ví dụ 1:Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương ở sách văn học lớp 9 tập 2 thuộc bài 23. Con ở /Miền Nam /ra thăm /lăng Bác . Đã thấy /trong sương /hàng tre bát ngát Ôi/ hàng tre /xanh xanh /Việt Nam Bão táp /mưa xa /vẫn đứng /thẳng hàng Ngày ngày /mặt trời /đi qua/ trên lăng Thấy một mặt trời /trên lăng rất đỏ Ngày ngày /dòng người /đi trong /thương nhớ Kết tràng hoa /dâng /bảy mươi chín /mùa xuân. Đây là bài thơ tả lại một ngày ra thăm lăng Bác của người con Miền Nam ,thể hiện một nỗi niềm thương nhớ bao la và xót thương vô hạn .Vì vậy người đọc phải thay đôỉ giọng đọc lúc lên , lúc xuống , lúc trầm bổng xót xa 4
  5. ngẹn ngào để cho người nghe cũng cảm thấy xốn xang ,nghẹn ngào “trào nước mắt” như cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Cụ thể : “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ” Dù biết mấy Bác sống vĩnh viễn như trời xanh trời xanh thì cũng không che dấu được một tiếng khóc nghẹn ngào. Hoặc khổ thơ cuối là cảm xúc trước khi ra về: “ Mai về Miền Nam tuôn trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Nghĩ đến ngày mai về Miền Nam, nỗi đau thương xót trào rơi nước mắt, không phải rưng rưng, rơm rớm mà là “ trào” một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như rèn giũa tâm hồn. Như vậy ngữ điệu trong đoạn diễn cảm thay đổi tuỳ theo giọng điệu của nhà văn mà người đọc phải thể hiện qua việc nhấn mạnh trọng âm logíc, trọng âm tâm lý và ngữ pháp. VD2: Bài thơ “ Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ SGK văn học 8 tập 1. Bài thơ “ Nhớ rừng”là bài thơ thể hiện tình yêu nước thầm kín, da diết mãnh liệt thông qua tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú đó cũng là tâm sự của người Việt Nam yêu nước đang khao khát độc lập tự do, đang âm thầm đau khổ với thân phận nô lệ trong trật tự thực dân đương thời. Cho nên người đọc chú ý nhạc điệu tiết tấu linh hoạt của bài thơ. ở câu thơ thứ nhất: “ Giận một khối căm hờn trong cũi sắt” câu thơ nhiều vần trắc diễn tả nỗi dằn vặt âm điệu dồn vào hai chữ “ căm hờn” như dồn nén u uất. Hoặc câu thơ thứ hai nhiều vần bằng: “ Đang nằm dài trong ngày tháng dần qua” 5
  6. Giọng đọc phải trầm hẳn xuống diễn tả tâm trạng buồn bã ngao ngán. Hay: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Lại là tiếng thơ dài não ruột đầy tiếc nhớ Cái âm vang trong giọng điệu ở câu kết như một tiếng vang vọng của lời nhắn gữi thông thiết . “Hỡi cánh rừng to lớn của ta ơi !“. Và có lúc giọng đọc lại phải say xưa hào hùng sảng khoái : “Ta bước chân lên giõng giạc đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc Trong hang tối mắt thần khi đã quắc ” VD3: Trong văn học nước ngoài câu truyện “Bố của Xi Mông”.của tác giả G.Mô pa xăng SGKVăn 9 tập 2. Câu truyện nói về cậu bé Xi mông một đứa trẻ sinh ra không có bố khi đến tuổi đi học cậu bị lũ bạn xấu trêu trọc là đứa con hoang là đồ không có bố ,sau khi lùa ném đá lũ bạn Xi Mông đau đớn và buồn bã về thực tại cuộc đời của mình và cậu chỉ muốn chết , quyết định ra bờ sông tự tử .Đó chính là đoạn truyện mà người đọc dễ nhận thấy được nỗi đau đớn vô vạn mà một cậu bé con đang hứng chịu có thể giọng đọc ở đoạn truyệnnày phải trầm, buồn độ phát âm vừa phải phù hợp với cảm xúc của nhân vật. Nhưng khi đến đoạn truyện được bác Phi líp ( bác thợ rèn) nhận làm bố thì tâm trạng của Xi Mông thay đổi do đó giọng đọc phải thay đổi theo để thấy được nỗi vui mừng, niềm hạnh phúc lớn đối với cậu bé Xi Mông. Như vậy muốn đọc hay người đọc phải thực sự thâm nhập vào tác phẩm để bắt đúng giọng đọc của nhà văn, đúng với tâm trạng của các nhân vật trong tác phẩm. Đọc phải đi đôi với suy nghĩ, khi đọc phải hết sức tập trung để sống với từng từ, từng ngữ, từng câu trong tác phẩm nghệ thuật đó. Đọc diễn cảm truyền cảm là sự kết hợp giữa đọc đúng, đọc hay với yêu cầu 6
  7. truyền cảm xúc đến cho người nghe, nếu không có sự giao cảm giữa người nghe và nhà văn thì việc đọc sẽ trở thành “ cơ giới” mất hết tác dụng thông tin, thẩm mỹ. 2/ Đọc phân vai. Là biện pháp gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học những tác phẩm văn chương tự sự có đối thoại. Nếu được tổ chức tốt thì biện pháp này rất dễ tạo được không khí và sự tập trung cho cả lớp. Sử dụng biện pháp này giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị kỹ ở nhà để khỏi mất thời gian ở lớp. Giáo viên phải là người giúp học sinh sử dụng chất giọng và sự thay đổi ngữ điệu cho phù hợp với lời văn, lời của nhân vật. Ví dụ: ở câu chuyện : “ông lão đánh cá và con cá vàng” truyện cổ dân gian nga sách giáo khoa văn 6 tập 1. Để cho bài giảng sinh động giáo viên chọn 4 học sinh và phân vai diễn đọc truyện này. Một em đọc những lời của ông đánh cá, một em đọcnhững lời của “ mụ vợ”, một em diễn đọc lời của “ con cá vàng” và một em đọc lời dẫn truyện. Yêu cầu: Đối với học sinh khi đọc vai ông lão đánh cá thì giọng đọc phải ôn hoà, điềm đạm, ôn tồn và sự run sợ trước những đòi hỏi ngày càng tham lam của mụ vợ. Phải thật sự qua giọng đọc để người nghe tiếp nhận có thể hiểu đây là một ông lão hiền lành nhưng nhu nhược. “ Mụ vợ” là một nhân vật tham lam, bội bạc nên giọng nói của mụ ta càng ngày càng hách dịch, chua ngoa đanh đá đối xử với chồng có sự tăng tiến. Lúc đầu mụ mắng nhiếc chồng ( lần sau thậm tệ hơn lần trước) lần thứ tư mụ “ bắt lão xuống quét dọn chuồng ngựa” lần thứ năm mụ “ tát vào mặt ông lão” lần thứ sáu ra lệnh đuổi đi. “ Con cá vàng” vì cảm tạ ơn ông lão đã thả mình cho nên đã đáp ứng mọi yêu cầu tham lam của mụ vợ với thái độ vui vẻ, an ủi ông lão. Nhưng chỉ 7