Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kiểu bài cung cấp kiến thức mới trong môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kiểu bài cung cấp kiến thức mới trong môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_kieu_bai_cung_cap_kien_thuc_moi_tr.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kiểu bài cung cấp kiến thức mới trong môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM BÔI TRƯỜNG TH&THCS LẬP CHIỆNG DẠY KIỂU BÀI CUNG CẤP KIẾN THỨC MỚI TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Tên tác giả: Đinh Khánh Nam Trình độ chuyên môn: Đại học Lịch sử Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Lập Chiệng Kim Bôi, năm học 2016-2017
- MỤC LỤC Nội dung Trang Chương I: Tổng quan 1,2,3 Chương II: Mô tả sáng kiến 1. Nêu vấn đề 4,5 2. Giải pháp thực hiện 6,7,8,9 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến 10 Chương III: Kết luận, đề xuất 11
- Chương I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Lịch sử là một môn học vô cùng quan trong trong nhà trường. Từ bậc tiểu học, các em học sinh đã được làm quen với bộ môn này ở lớp 4 và lớp 5. Lên đến cấp THCS, các em học sinh được học bộ môn này sâu hơn, kiến thức mở rộng hơn so với tiểu học. Ở lớp 6 mỗi tuần các em được học 1 tiết với thời lượng là 45 phút, lớp 7 là 2 tiết một tuần, lớp 8, 9 trung bình 1,5 tiết trên tuần. Như vậy trong vòng 4 năm học ở bậc THCS, các em học sinh được tìm hiểu về lịch sử nước nhà và lịch sử thế giới từ thời cổ đại, cận đại và hiện đại. Không những thế, nắm chắc kiến thức lịch sử cũng góp một phần bổ trợ kiến thức để các em học tập các môn học khác như môn Ngữ Văn. Bằng ấy số lượng thời gian học, các em sẽ phải làm quen với rất nhiều kiến thức mới. Tôi thấy rằng kiểu bài cung cấp kiến thức mới có một vai trò vô cùng quan trọng đối với các em học sinh đặc biệt là đối với đối tượng học sinh trung bình, yếu ở trường. Việc cung cấp kiến thức mới cho học sinh là vấn đề then chốt, giúp học sinh nắm chắc kiến thức của bài, sâu chuỗi các sự kiện để rồi học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Vậy làm thế nào để người giáo viên có thể cung cấp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất kiến thức tới các em ? Làm thế nào để các em nắm được những kiến thức cơ bản của bài ? Đây là vân đề khiến tôi quan tâm để đi tìm lời giải đáp bằng những kinh nghiệm dạy học ở trường TH&THCS Lập Chiệng. 2. Cơ sở thực tiễn Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, phần lớn là những gì ta không tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của đất nước Việt Nam ta mà cả của thế giới từ cổ đến cận đại rồi hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ
- sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em đặc biệt là các em học sinh dân tộc như ở TH&THCS Lập Chiệng tôi đang công tác. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Hơn nữa một số giáo viên chưa tạo ra được cảm xúc, rung động cho học sinh trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vì vậy tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế. Xác định kiểu bài cung cấp kiến thức mới cho học sinh là vô cùng quan trọng và nhiều trở ngại, bởi lẽ học sinh trường TH&THCS Lập Chiệng với 100% các em là học sinh dân tộc thiểu số, địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế, trang thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo cho học sinh chưa đủ, việc tiếp nhận kiến thức mới của các em cũng có phần hạn chế. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa vấn đề này ra để đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý kiến xây dựng cho tác phẩm của tôi được hoàn hiện hơn. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Phạm vi: Với vốn kinh nghiệm ít ỏi của bản thân mình, tôi chỉ xin đưa ra một vài kinh nghiệm dạy kiểu bài cung cấp kiến thức mới môn học lịch sử cho học sinh ở trường TH&THCS Lập Chiệng - Đối tượng: Trên cơ sở thực tiễn dạy học ở trường TH&THCS Lập Chiệng với đặc thù bộ môn Lịch sử, tôi nghiên cứu và đưa ra một vài kinh nghiệm dạy kiểu bài cung cấp kiến thức mới môn họn lịch sử cho học sinh. Thực tế trình độ nhận thức của các em có nhiều hạn chế hơn so với các em học sinh cùng trang lứa ở những vùng thuận lợi. Khả năng tiếp thu của các em đã chậm lại cộng thêm tài liệu tham khảo hầu như các em không có, chỉ ngoài sách giáo khoa chưa đủ phải có thêm sách tham khảo, hoặc đọc báo, hoặc xem ti vi để nắm bắt nhiều hơn nữa kiến thức bổ trợ cho mỗi bài học. Không những thế một số em còn chưa thật sự say mê, hứng thú học tập môn học này, các em còn có quan niệm sai lầm rằng đây chỉ là môn học phụ, chính vì có những suy nghĩ như vậy nên một số em còn chưa học bài cũ ở nhà, chưa đọc bài mới trước
- khi đến lớp nên việc tiếp thu bài trên lớp lại càng có phần hạn chế. Vì lẽ đó nên phương pháp dạy học của giáo viên là phương pháp tối ưu giúp học sinh nắm bắt kiến thức mới cho bộ môn học Lịch sử này. 4. Mục đích Với khả năng nhận thức còn hạn chế của các em học sinh ở địa bàn trường, thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài để giúp các em tiếp thu kiến thức bài mới một cách chủ động và hứng thú hơn đồng thời cũng giúp các em tiếp cận với bộ môn lịch sử một cách say sưa hơn. Qua đó các em thấy được quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông chúng ta cũng như thấy được quá trình vận đọng của lịch sử thế giới. 5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Sau khi nghiên cứu và đi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy các tiết học kiếu bài cung cấp kiến thức mới trở lên sôi nổi hơn, các em chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức bài học và đặc biệt là các em đã biết yêu kính những anh hùng dân tộc những nhân vật lịch sử vĩ đại của Tổ quốc ta cũng như của thế giới, biết quý trọng nền độc lập tự do của Chủ nghĩa xã hội, biết yêu gia đình, quê hương, đất nước, biết yêu thương đồng bào, biết lên án những kẻ bán nước, những kẻ vì mục đích cá nhân mà bất chấp sự nguy hại đến tính mạng của đồng bào, của nhân loại. Tóm lại, sau những giờ học lịch sử học sinh biết yêu quý, kính trọng cái vĩ đại, cái cao cả, cái đẹp, biết đấu tranh với bạo lực. Từ đó, nhiều em đã say mê, hứng thú với mỗi giờ học lịch sử, chất lượng học tập được nâng lên đáng kể. Có thể nói là một thành công của mỗi người giáo viên giảng dạy môn Lịch sử trên lớp.
- Chương II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề Nằm trên địa bàn thuộc huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với cả giáo viên và học sinh. Về phía giáo viên chúng tôi có những thuận lợi sau: trường có 2 giáo viên dạy Văn – Sử, cả 2 giáo viến đều đã được đào tạo trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn. Thuận lợi thứ hai về phía giáo viên là chúng tôi được trang bị các tài liệu biên soạn theo tinh thần đổi mới phù hợp với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Thuận lợi thứ ba là thư viện nhà trường có tranh ảnh, lược đồ, bản đồ minh hoạ cho tiết học giúp cho tiết học sinh động hơn. Ngoài ra chúng tôi cũng gặp những thuận lợi về phía học sinh như: các em có đầy đủ sách giáo khoa để học những nội dung quan trong nhất, cần thết nhất cho bài giảng; một số em cũng say mê học tập bộ môn học này vì thế các em chăm chỉ học bài ở nhà, đọc bài mới trước khi đến lớp, trên lớp chú ý lắng giảng bài. Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu trên, giáo viên chúng tôi cũng gặp những khó khăn nhất định như trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học chưa đáp ứng được nhu cầu của tiết dạy (tranh ảnh còn thiếu, một số tranh ảnh đã hư hỏng, hiện vật tái hiện lịch sử không có. Các tài liêu hỗ trợ cho việc dạy và học môn lịch sử còn hạn chế như máy chiếu còn thiếu, băng, đĩa không có, giáo viên cũng chưa được đào tạo quy mô về cách sử dụng máy chiếu đa số là tự học. Ngoài ra chúng tôi cũng còn gặp khó khăn như học sinh chưa thật sự chăm chỉ học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của các em còn chậm, tư duy của học sinh chậm cũng là một trong những khó khăn rất lớn của chúng tôi, không những thế một số em còn có quan niện sai lầm rằng đây là môn học phụ nên chưa đầu tư nhiều thời gian học ở nhà, vì lẽ đó các em đến lớp có lúc còn chưa thuộc bài cũ, và cũng do những hạn chế về điều kiện sống và điều kiện vùng miền khiến các em không hoặc có ít khả năng thu thập tài liệu, sách tham khảo để phục vụ thêm cho bài học của các em. * Nguyên nhân:
- Với những thuân lợi và khó khăn như tôi đã trình bày ở trên là do những nguyên nhân chủ yếu như sau: + Có được sự thuận lợi như đã nêu ở trên là do chúng tôi nhận được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo tận tình của phòng GD & ĐT, của BGH trường TH&THCS Lập Chiệng, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong đơn vị nhà trường, sự lỗ lực của cả giáo viên giảng dạy và học sinh học tập + Bên cạnh đó những khó khăn mà chúng tôi vấp phải là do thực trạng của địa bàn vùng khó khăn về kinh tế, về quan niệm sai lệch của học sinh đói với bộ môn Lịch sử, sự thiếu quan tâm của cha mẹ học sinh đối với vấn đề học tập của các em. * Vấn đề: Bài cung cấp kiến thức mới: Đây là dạng bài dạy học chủ yếu nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng, cảm xúc và tu duy lịch sử. Nó được xây dựng trong sự kết hợp giữa việc trình bày của giáo viên với hỏi vả trả lời giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau và hoạt động độc lập của học sinh với các nguồn kiến thức của bài học. 2. Giải pháp thực hiện: 2.1. Các biện pháp. * Biện pháp 1: Phương pháp tình huống Sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ động trong học cho học sinh trung học cơ sở hiện nay là rất đề cần thiết. Vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử. Tuy nhiên đặt câu hỏi như thế nào để phát huy trí thông minh, tính tích cực trong học tập của học sinh thì không phải giáo viên nào cũng thực hiện tốt. Có những khi giáo viên đặt câu hỏi khó hiểu khiến học sinh không biết hướng trả lời câu hỏi sao cho đúng, hoặc cũng có khi câu hỏi của giáo viên còn chung chung làm cho học sinh lúng túng không tìm ra câu trả lời. Vì thế biện pháp tình huống của tôi là đưa ra các câu hỏi sát với ý cần trả lời, không hỏi một cách xa vời,
- không hỏi chung chung, câu hỏi không quá dài, không quá khó đối với học sinh. Có như vậy mới thúc đẩy học sinh tư duy độc lập khi có một câu hỏi của giao viên đưa ra, học sinh trả lời được nghĩa là học sinh đã tự ghi nhớ kiến thức trong đầu, dần dần học sinh sẽ hình thành hệ thống kiến thức của bài học Đối với phương pháp này khi dạy kiểu bài cung cấp kiến thức mới cho sinh, tôi thấy giáo viên cần đưa ra câu hỏi để một khoảng thời gian nhất định cho học sinh suy nghĩ, giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi phụ sau đó nhận xét, kết luận. * Biện pháp 2: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan Đồ dùng trực quan là tranh ảnh, bảng phụ, máy chiếu. Đây là những đồ dùng hỗ trợ đắc lực cho tiết dạy của giáo viên, bởi lẽ trong dạy học Lịch sử giáo viên không chỉ cần sử dụng kênh chữ mà còn phải sử dụng cả kênh hình, tùy theo từng tiết dạy để giáo viên sử dụng bảng phụ, tranh ảnh hay máy chiếu cho phù hợp. Tôi thiết nghĩ, với bất kì tiết dạy học Lịch sử nào giáo viên cũng cần phải sử dụng kênh hình cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn và cũng giúp cho học sinh dễ hiểu hơn, hính ảnh minh chứng cho lời nói, lời nói phụ họa cho hình ảnh trở nên có ý nghĩa và sâu sắc hơn. Và cũng chính những hình ảnh giúp cho học sinh nhớ kĩ , nhớ lâu kiến thức hơn. Căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dục của từng phần cụ thể trong bài mà giáo viên sử dụng lược đồ, tranh ảnh, kênh hình kênh chữ để thu hút học sinh và tạo được hiệu quả học tập cao nhất * Biện pháp 3: Phương pháp so sánh các sự kiện lịch sử Một chuỗi các sự kiện lịch sử khi giáo viên cung cấp cho học sinh trong kiểu bài cung cấp kiến thức mới. Nếu giáo viên cho học sinh so sánh các sự kiện lịch sử một cách hợp lí sẽ giúp cho học sinh tư duy nhanh hơn, có những so sánh để học sinh phân biệt được, lí giải được tại sao lại thế này mà không phải là thế khác. Ngoài ra, so sánh sự kiện lịch sử cũng là để học sinh có khả năng đánh giá về các nhân vật, sự kiện lịch sử để từ đó hình thành cho học sinh lòng yêu cái đẹp, cái cao cả, cái vĩ đại, ghét thậm chí là nên án những nhân vật lịch sử.