Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_cuc_trong_bai_luyen_tap_h.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8
- Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8 năm học 2007-2008 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN PHÚ THCS TRƯỜNG SƠN – TÂN PHÚ. DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC 8 Người thực hiện: THÁI THỊ HOA Tổ : Khoa học Tự nhiên Đơn vị công tác : THCS Trường Sơn Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn hóa học THCS. GV: Thái thị Hoa - Tổ Khoa học Tự nhiên- Trường THCS Trường Sơn Trang 1
- Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8 năm học 2007-2008 DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC 8 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp học. Trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành giáo dục trong cả nước đã và đang áp dụng những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất. Một trong những đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, đổi mới phương tiện dạy học theo hướng tích cực. Phương tiện hiện đại hỗ trợ đắc lực cho việc soạn giảng trong thời kì mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện này là bộ trình chiếu (đầu chiếu projector, máy vi tính), mạng Internet và một số phần mềm hỗ trợ (đặc biệt phần mềm microsoft Power Point là một trong những phần mềm hỗ trợ cho nhiều môn học và làm nền cho nhiều phần mềm khác chạy trên microsoft Power Point , ). Làm cho mỗi giáo viên tự thấy phải thay đổi thói quen lên lớp chỉ với phấn trắng bảng đen.Việc thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm Power Point .đã trở thành nhu cầu cần thiết ở một số tiết dạy. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít trở ngại trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Ngoài ra mỗi giáo viên phải chịu khó tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ vi tính,trình độ tiếng Anh đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện giảng dạy bằng các phương tiện công nghệ thông tin. Trong quá trình giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào môn hóa học, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC 8” vì đây là dạng bài rất phù hợp để soạn giảng bằng giáo án điện tử, không cần nhiều phần mềm hỗ trợ soạn giảng phức tạp mà lại có khả năng phát huy cao tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh. Thông qua một số hình thức thi đua với một số trò chơi như : Rung chuông vàng, hình thức tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm hoặc trả lời một số câu hỏi - bài tập phát triển tư duy hoặc bài tập mở rộng. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân tình của quý đồng nghiệp để chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn trong nghề nghiệp. GV: Thái thị Hoa - Tổ Khoa học Tự nhiên- Trường THCS Trường Sơn Trang 2
- Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8 năm học 2007-2008 II . THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1.Thuận lợi: ▪ Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ như: ✓ Máy vi tính dành cho giáo viên. ✓ Máy chụp hình kĩ thuật số. ✓ Đầu chiếu Projector – máy tính xách tay. ✓ Bảng phụ, bút lông bảng. ✓ Bảng từ ( trang bị cho tất cả các phòng học),nam châm. ✓ Đã nối mạng Internet trong nhà trường ✓ Máy photocoppy. ✓ Có phòng dành riêng cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin. ✓ Có phòng thí nghiệm Hóa – Sinh ✓ Có một giáo viên chuyên trách thiết bị, một giáo viên chuyên trách thư viện. ▪ Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà trường . ▪ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III cũng đã cung cấp nhiều thông tin rất bổ ích cho đề tài. ▪ Hiện nay trên truyền hình có nhiều gameshow gây được sự chú ý của đông đảo khán giả xem truyền hình, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên trong đó có học sinh bậc THCS tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức trò chơi trong giờ học. ▪ Học sinh đã được làm quen với các trò chơi có sự hỗ trợ của phương tiện hiện đại thông qua các tiết học ngoài giờ lên lớp của nhà trường. ▪ Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử( địa chỉ : baigiang.bachkim.com ). 2. Khó khăn: Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để suy nghĩ, thiết kế các hoạt động, làm đồ dùng dạy học, truy cập mạng Internet để tìm thông tin cho bài dạy. Dễ tạo sự ồn ào – phấn khích của học sinh khi tham gia trò chơi. Thời gian thực hiện chuyên đề quá ít, khảo sát học sinh chưa mang tính chất đại trà. Phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho môn Hóa học thật sự hiệu quả thì rất hiếm cũng ít người biết đến, mới chỉ có một số ít người biết sử dụng các phần mềm đó. Lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho giáo viên bộ môn Hóa học THCS tại huyện Tân phú chưa có. Hệ thống máy vi tính của nhà trường thì đã cũ kĩ, tốc độ quá chậm, hay bị treo máy cho nên thực hiện chuyên đề trên máy vi tính rất lâu, rất mất thời gian, máy yếu nên không thể cài đặt thêm phần mềm hỗ trợ cho soạn giảng ngoài phần mềm microsoft Power Point. GV: Thái thị Hoa - Tổ Khoa học Tự nhiên- Trường THCS Trường Sơn Trang 3
- Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8 năm học 2007-2008 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục & đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, liên kết giữa nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của cuộc cách mạng lớn của thời đại, cách mạng truyền thông, công nghệ thông tin. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới.Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp để thừa kế và phát triển những phương pháp đó cần sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp”. Hoạt động dạy và học là sự hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể trong quá trình dạy học. Sự cộng tác của các chủ thể này là: thầy với cá thể trò, trò với trò trong nhóm, thầy với nhóm trò Sự tương tác cộng đồng - hợp tác giữa dạy và học này sẽ là yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học theo hướng tích cực. Comenxki- ông tổ của nền sư phạm cận đại, nói có ý như sau: “muốn người học tiếp thu nhanh chóng và hứng thú, tốt nhất là người dạy phải biết dùng ngôn ngữ càng vui nhộn, hài hước càng tốt”. Trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa nói chung đã tạo cơ hội để người dạy thay đổi các hình thức tiếp cận học sinh, nhằm tăng hiệu quả học tập cho học sinh, trò chơi học tập là một trong những cách tiếp cận hữu hiệu. Bài luyện tập hóa học 8 là một trong những dạng bài mà khi chúng ta soạn giảng bằng giáo án điện tử sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Bởi vì chúng ta có thể thiết kế nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau (giáo viên nên soạn câu hỏi trắc nghiệm đối với bài kiểm tra 15 phút môn Hóa học là 100%, 1 tiết là 50%). Thiết kế trò chơi học tập để gây hứng thú học tập cho học sinh, sử dụng phưông tiện hiện đại giáo viên có thể đưa ra đáp án để đối chứng với kết quả thảo luận của các nhóm, đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng thuận lợi hơn. GV: Thái thị Hoa - Tổ Khoa học Tự nhiên- Trường THCS Trường Sơn Trang 4
- Dạy học tích cực trong bài luyện tập Hóa học 8 năm học 2007-2008 II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Những yêu cầu đối với giáo viên khi soạn giảng. ▪ Phải tham khảo sách giáo khoa , sách giáo viên của bài học, của chương từ đó tìm ra kiến thức căn bản ▪ Phải tận tâm đầu tư nghiên cứu bài giảng thật kĩ. ▪ Tích cực dự giờ đồng nghiệp trong cùng bộ môn và các môn học khác để từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hình thành ý tưởng mới, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. ▪ Thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với với điều kiện thực tế của nhà trường như trang thiết bị đồ dùng dạy học, phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với nội dung chương trình của sách giáo khoa hiện hành. Cần lưu ý không lạm dụng công nghệ thông tin, không quá thiên về trình chiếu, không hoàn toàn rời xa phấn trắng bảng đen. Hãy coi công nghệ là một phương tiện hỗ trợ soạn giảng hiện đại cho soạn giảng mà thôi. ▪ Khi soạn giáo án cần lường trước những tình huống có thể xảy ra, chuẩn bị trình tự các hoạt động học tập ( khởi động – nghiên cứu khám phá kiến thức mới- củng cố các kiến thức đã học) sao cho khoa học . ▪ Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, sắp xếp có thứ tự ngăn nắp tạo thuận lợi cho giáo viên khi giảng bài được nhịp nhàng, nhanh chóng, tránh lãng phí thời gian khi lên lớp, hoàn thành tốt bài giảng. ▪ Vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực một cách sáng tạo, linh động. ▪ Chia nhóm sao cho tỷ lệ giữa các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém được cân đối. Muốn vậy giáo viên bộ môn phải trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo tiêu chí trên từ đầu năm học (chẳng hạn hình thành các “đôi bạn cùng tiến” trong nhóm hoặc “nhóm bạn cùng tiến” mà chương trình đội viên đã và đang thực hiện ở nhà trường). ▪ Có biện pháp và hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá phù hợp với trình độ học sinh, nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm đạt được mục tiêu: “Học sinh phải học thật, thi thật, có chất lượng thật”. ▪ Thiết kế một số hình thức dạy học tích cực. GV: Thái thị Hoa - Tổ Khoa học Tự nhiên- Trường THCS Trường Sơn Trang 5