Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Khoa học Lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

doc 26 trang sangkien 31/08/2022 15604
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Khoa học Lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_mon_khoa_hoc_lop_4_theo_phuong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Khoa học Lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

  1. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 -2015 TÊN ĐỀ TÀI: DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NẶN BỘT” I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề: Hiện nay trong các nhà trường Phổ thông nói chung ,trường Tiểu học nói riêng việc đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề được các nhà giáo dục hết sức quan tâm ,bởi vì phương pháp dạy học là con đường giúp học sinh lĩnh hội các tri thức của nhân loại thông qua các bài học . Các phương pháp dạy học hiện hành mặc dầu nó có nhiều ưu điểm ,song so với yêu cầu hiện nay thì chưa đáp ứng được hết,đặc biệt đối với môn Khoa học lớp 4;5. Hiện nay trong toàn huyện Hương Sơn các nhà trường đã đưa Phương pháp dạy học vào dạy ở các môn Tự nhiên xã hội và khoa học lớp 4;5. Phương pháp “Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp"Bàn tay nặn bột" chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra” .Do đó việc dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) trong dạy học môn TNXH lớp 1;2;3 và môn khoa học lớp 4;5 còn rất mới mẻ với cả giáo viên và học sinh. Khi thực hành dạy - học theo phương pháp này, cả thầy và trò đều gặp rất nhiều khó khăn. Với thực trạng đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Góp phần khắc phục một số khó khăn trong dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở đơn vị tôi đang công tác. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người phán đoán , thực hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức đó dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột ” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột ” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Để đạt được mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột ” phải xây dựng cho các em một số kĩ năng nhất định (kỷ năng phán đoán ,kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng xây dựng giả thuyết khoa học- Đây là bước quan trọng nhất và đặc trưng cho phương pháp dạy học này .Đồng thời giúp các em xây dựng phương án thực nghiệm). Đây cũng chính là bước 2 và bước 3 của phương pháp“Bàn tay nặn bột ” và cũng là hai bước học sinh gặp khó khăn nhất. Mục tiêu bài học đạt hay không phụ thuộc vào các tổ chức và thực hiện chủ yếu ở hai bước này. Khi dạy bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột học sinh vui ,tính hợp tác trong học tập rất cao học Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột.” 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 -2015 sinh nhớ lâu và tạo ra thói quen tự khám phá tri thức mới trong học tập không những ở môn Khoa hoc mà ở tất cả cá môn khác nữa. 2, Mục đích,nhiệm vụ của đề tài : Nghiên cứu ,vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm trong dạy học các môn khoa học tự nhiên đặc biệt là môn Khoa học lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy và giáo dục toàn diện tại trường Tiểu học. 3, Đối tượng ,thời gian nghiên cứu ,phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học X nơi bản thân tôi đang công tác. Thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này bắt đầu từ tháng 10 năm 2014 ( sau khi đã chuyên đề tại Phòng GD-ĐT Hương Sơn ) đến tháng 3 năm 2015 . Phương pháp nghiên cứu : Phương thực nghiệm ,điều tra ,tổng hợp và quy nạp,trong đó chủ đạo sử dụng phương pháp thực nghiệm đối với học sinh hai lớp 4A, 4B, kết hợp tham khảo đồng nghiệp các trường bạn dạy cùng khối. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học. 1.1- Cơ sở lí luận: Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học mới đây là phương dạy học tích cực áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên đặc biệt là môn TNXH lớp 1;2;3 và Khoa học lớp 4;5.Phương pháp "Bàn tay nặn bột" chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, quan sát thông qua 5 bước dạy ( Tình huống xuất phát; Bộc lộ biểu tượng ban đầu;Đề xuất câu hỏi và phương pháp tìm tòi nghiên cứu; Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu ; Kết luận hợp thức hoá kiến thức ) để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, quan sát . để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. 1.2- Cơ sở thực tiễn: Thực tế ở các trường Tiểu học môn khoa học là môn học thực nghiệm, nếu giáo viên dạy học bằng các thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, quan sát ., học sinh rất hứng thú học tập vì vậy mục tiêu bài học được giải quyết và tiết học Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột.” 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 -2015 đạt chất lượng cao. Như vậy Dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp bàn tay nặn bột sẽ đáp ứng được yêu cầu của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, việc dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp bàn tay nặn bột còn có những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học môn học này. Khó khăn lớn nhất của giáo viên trong dạy học đó là việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt là về mặt phương pháp, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Trong khi cần chú trọng việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập, rèn kỹ năng và thói quen tự tìm tòi nghiên cứu trước các sự vật, hiện tượng tự nhiên thì không ít giáo viên lại yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng, nhồi nhét kiến thức, bắt học sinh phải công nhận một cách miễn cưỡng không phát huy được tính tò mò ham hiểu biết của học sinh. Qua thực tế dạy học tôi thấy học sinh đã biết làm việc tập thể, hợp tác, trao đổi, trình bày các ý kiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản. Tuy nhiên, các em ít tò mò, ít đặt ra những câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận còn kém, các kỹ năng kỹ xảo thực hành còn vụng về, lúng túng. Việc vận dụng những kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn là khoảng cách khá xa, bởi vì các em thiếu hẳn kỹ năng thực hành. Các em chưa có thói quen ghi lại những gì mà các em quan sát được. Việc xác lập mục đích quan sát và mục đích của thí nghiệm còn kém. 2. Kết quả khảo sát. TT Lớp Tỉ lệ HS hoàn thành Tỉ lệ HS chưa HT 1 4A 44% 56% 2 4B 50% 50% 3. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Những sáng kiến đề cập trong đề tài góp phần phát huy năng lực cho học sinh (năng lực tư duy, năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết), phát huy hơn nữa khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tư duy độc lập và diễn đạt ý kiến trước tập thể cho các em. 4. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏi và áp dụng nhiều biện pháp. Ví dụ như : Trò chuyện cùng học sinh, thể nghiệm đề tài (thực hiện giảng dạy theo giáo án được thiết kế theo phương pháp BTNB), kiểm tra và đánh giá kết quả dạy và học những nội dung trong đề tài. Câu hỏi điều tra: Tập trung các nội dung xoay quanh việc dạy - học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp bàng tay nặn bột, điều tra tình cảm thái độ của Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột.” 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 -2015 học sinh đối với việc học theo phương pháp này. Phiếu điều tra: Họ và tên học sinh Lớp : Câu hỏi điều tra Phương án trả lời Đánh dấu Ѵ vào một trong các ô □ trả lới các câu hỏi sau. 1. Em có hứng thú không khi học tập □ Không hứng thú . □ Hứng thú. khoa học theo phương pháp BTNB? □ Rất hứng thú. 2. Khi học tập khoa học theo phương □ Không nắm được bài. □ Ít hiểu pháp BTNB em nắm kĩ nội dung bài học bài. không? □ Hiểu bài. 3. Khi học tập khoa học theo phương □ Bước 1. □ Bước 2. □ Bước 3. pháp BTNB em gặp khó khăn ở bước nào □ Bước 4. □ Bước 5. nhất? a. Thuyết minh tính mới: - Thực tế dạy học với phương pháp bàn tay nặn bột, học sinh tiếp thu chủ động, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, phát triển kỹ năng thực hành, thí nghiệm, khả năng quan sát, sáng tạo, tính độc lập khoa học, khả năng tự học và hợp tác nhóm. Bài học với phương pháp này giúp học sinh chủ động, hứng thú, tự tin hơn. - Thay vào việc giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh xem, thay vào việc học sinh xem bài thí nghiệm và kết quả trong sách giáo khoa, các em phải tự tìm cách giải quyết vấn đề với các thiết bị thí nghiệm hoặc vật dụng có trong thực tế đời sống Với cách này, mỗi nhóm có thể tìm một hướng đi khác nhau, có những giả thuyết khác nhau và dĩ nhiên có em đi sai đường, có em tìm ra kết quả đúng Nhưng dù thế nào thì các em cũng đi tới được cái đích là nắm bài sâu hơn, chắc chắn hơn khi được tự nghĩ, tự quan sát, tự tìm tòi. - Với những tiết học dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột, nhiều câu hỏi HS đưa ra có thể giáo viên không lường trước được. Và giáo viên cần giải quyết tình huống sư phạm tốt, cần chuẩn bị kiến thức đầy đủ để trả lời cho HS. Do đó với phương pháp này, không chỉ tạo sự hứng thú, kích thích tự tìm hiểu của HS mà còn giúp thầy cô cũng hứng thú. Có thể khẳng định dạy và học theo phương pháp này, cả thầy (cô) và trò đều giỏi và cùng tiến. - Đặc biệt thông qua việc thiết kế một số giáo án đề cập trong đề tài có thể góp phần khắc phục tình trạng bế tắc của học sinh khi thực hiện bước 2 và bước 3 trong tiến tình nghiên cứu (vì chính 2 này bước gây khó khăn cho học sinh và thời gian tiêu tốn cho 2 bước này là nhiều nhất, nếu không giải quyết tốt mục tiêu bài học sẽ không đạt). Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo phương pháp “Bàn tay nặn bột.” 4