Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Dung dịch bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Dung dịch bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_dung_dich_bang_tieng_an.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Dung dịch bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI DẠY HỌC CHỦ ĐỀ DUNG DỊCH BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp Có lẽ trong quá khứ, chưa từng ai nghĩ rằng, trong xã hội hiện đại thời nay, tiếng Anh là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần để vươn tới mọi cái đích. Trong bối cảnh thời đại mở cửa, ngày càng có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam, mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho lao động trẻ. Tuy nhiên nếu không có trình độ tiếng Anh nhất định, người trẻ Việt sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội việc làm mang lại thu nhập cao. Theo những khảo sát thực tế cho thấy, giữa hai người có năng lực chuyên môn ngang nhau, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ lựa chọn người có thêm khả năng ngoại ngữ. Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi, là công cụ để chúng ta tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến và khoa học công nghệ hiện đại. Việc dạy học môn Hóa học và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở cấp THPT là một hướng đi có tính chiến lược, giúp giải quyết nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong những năm sắp tới. Cùng với sự hội nhập kinh tế, giáo dục và đào tạo nhân lực luôn được chú trọng và là quốc sách hàng đầu. Bộ GD & ĐT ban hành đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TT ngày 2s4/6/2010. Dạy học tốt ngôn ngữ giao tiếp quốc tế và dạy học các môn chuyên ngành như Hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT là quan trọng và cần thiết, tăng cường được năng lực sử dụng tiếng Anh làm tiền đề để phát triển tiềm lực khoa học sau này của học sinh, góp phần đào tạo nên những chuyên gia tầm cỡ trong các lĩnh vực chuyên môn cũng như thuận tiện trong đời sống sinh hoạt của con người. Nó sẽ trở thành xu hướng tất yếu, là chìa khóa để hội nhập quốc tế. Hiện nay, một số trường THPT trên cả nước đã bắt đầu thí điểm dạy học các mông KHTN bằng tiếng Anh. Qua quá trình dạy học của bản thân và sự cầu thị học hỏi trong giảng dạy, tôi đã tìm hiểu và xây dựng đề tài :" Dạy học chủ đề dung dịch bằng tiếng Anh ở trường THPT" 2.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp: Xây dựng phương pháp dạy học chủ đề Hóa học bằng tiếng Anh có chất lượng, giúp giáo viên dạy tốt có hiệu quả. Gây hứng thú học tập có tư duy khoa học bằng tiếng Anh ở lứa tuổi học sinh THPT.
- 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của việc dạy học chủ đề môn Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường THPT 2.1.1. Thế nào là dạy học chủ đề? Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc. Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học. Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học nhưng chính khi đã xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp với nó.
- Vì là dạy học theo chủ đề nên căn bản quá trình xây dựng chủ đề tạo ra quá trình tích hợp nội dung (đơn môn hoặc liên môn) trong quá trình dạy. 2.2.2. Các bước xây dựng một chủ đề dạy học môn Hóa học bằng tiếng Anh Bước 1: Xác định tên chủ đề Yêu cầu tên chủ đề phải bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, ngắn gọn súc tích. Với chủ đề tiếng Anh có thể lấy trực tiếp từ các thuật ngữ Hoá học tiếng Anh (ưu tiên hơn) hoặc lấy chủ đề tiếng Việt sau đó dịch sang tiếng Anh (cách làm này không khuyến khích) Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học Bao gồm kiến thức, kĩ năng Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, trên quan điểm phát triển năng lực học sinh. Đối với chủ đề tiếng Anh ngoài mục tiêu kiến thức Hoá học chuyên ngành có thêm mục tiêu rèn luyện năng lực tiếng Anh cho học sinh như biết từ vựng, mẫu câu và các kĩ năng đọc, viết, nghe tiếng Anh, tự tin trong giao tiếp Bước 3: Xác định thời gian thực hiện chủ đề Xác định thời lượng cho mỗi chủ đề cần phù hợp với nội dung kiến thức, trình độ người học, nên tương đương với thời lượng dạy học từng bài riêng lẽ. Xác định dạy học đối tượng học sinh lớp mấy. Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình. Đối với dạy học bằng tiếng Anh ngoài dự định thời gian dạy học nội dung kiến thức chuyên môn Hoá học cần dự tính thêm thời gian nắm bắt phần ngoại ngữ tiếng Anh Bước 4: Xây dựng nội dung chủ đề Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn. Yêu cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độ liên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học
- tập được giao cho học sinh. Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh. Đối với dạy học bằng tiếng Anh, xây dựng nội dung chủ đề thường : A.Xây dựng hệ thống từ vựng liên quan đến chủ đề (VOCABULARY) B.Xây dựng hệ thống mẫu câu, thuật ngữ hoá học liên quan đến chủ đề (EXPRESSIONS) C.Xây dựng nội dung của chủ đề (SUMMARY) D. Xây dựng hệ thống bài tập củng cố chủ đề (EXERCISES) Bước 5: Đề xuất phương pháp dạy học Đề xuất các phương pháp dạy học chính khi thực hiện chủ đề, dự định về các hoạt động dạy học thời lượng cho mỗi hoạt động khi tổ chức dạy học chủ đề. Ngoài các phương pháp dạy học môn Hoá cần phối hợp phương pháp dạy học ngoại ngữ tiếng Anh như game, trò chơi ô chữ, diễn kịch 2.2. Xây dựng nội dung dạy học chủ đề "khái niệm dung dịch" bằng tiếng Anh CHỦ ĐỀ CONCEPTS IN SOLUTION (Các khái niệm trong dung dịch) Mục tiêu dạy học * Kiến thức: + Khái niệm dung dịch, chất tan, dung môi + Khái niệm axit-bazơ theo thuyết Arrhenius + Khái niệm chất điện li yếu, chất điện li mạnh, dung dịch điện li. + Khái niệm muối + Phản ứng axit - bazơ - Kĩ năng: + Nhận diện chất axit, chất bazơ + Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của phản ứng trung hoà axit- bazơ + Tính toán từ phương trình phản ứng axit-bazơ theo tiếng Anh. Thời gian thực hiện chủ đề : 6 tiết
- Xây dựng nội dung chủ đề A. VOCABULARY Vocabulary Type of words Meaning solution n dung dịch solute n chất tan solvent n dung môi water n nước liquid n chất lỏng substance n chất cation n ion dương anion n ion âm electrolyte n chất điện li classifying n phân loại mixture n hỗn hợp disappear n biến mất particle n hạt homogeneous n đồng nhất aqueous n chứa nước polar adj phân cực dissolve v hòa tan concentration n nồng độ molarity n nồng độ mol/l ionic adj thuộc ion compound n hợp chất charged điện tích particle n hạt plus n dấu cộng, dương minus n dấu trừ, âm electricity n điện
- crystals n tinh thể reactant n chất phản ứng equation n phương trình dissociation n sự phân ly salt n muối covalent n cộng hóa trị positive n cực dương, negative n cực âm acid n axit base n bazơ monobasic acid n mono axit dibasic acid n đi axit tribasic acid n tri axit monoacidic n mono bazơ diacidic n đi bazơ triacidic n tri bazơ amphoteric n thuộc lưỡng tính alkali n kiềm neutralization n sự trung hòa ionization n sự ion hóa molecule n phân tử B. EXPRESSIONS aqueous solution dung dịch nước polar solvent dung môi phân cực ionic compounds hợp chất ion molecular compound hợp chất phân tử molar concentration nồng độ mol/l positive ion ion tích điện dương
- negative ion ion tích điện âm dissociation reaction phản ứng điện ly (phân ly) chemical reaction phản ứng hoá học general formula công thức chung (công thức tổng quát) multiple products nhiều sản phẩm compound breaks into hợp chất chia tách cho balance the equation cân bằng phương trình electrolytic solution dung dịch điện ly classifying electrolytes phân loại các chất điện ly strong electrolyte chất điện ly mạnh weak electrolyte chất điện ly yếu high solubillity độ tan cao charged particle hạt mang điện tích reacting substances các chất tham gia substances formed các chất được tạo thành react with phản ứng với to form tạo thành Strong acids and bases ionize completely when dissolved in water Axit mạnh và bazơ mạnh ion hóa hoàn toàn khi hòa tan trong nước Weak acids and bases partially ionize when dissolved in water Axit yếu và bazơ yếu ion hóa một phần khi hòa tan trong nước If a substance doesn’t ionize in water at all, it’s a nonelectrolyte Nếu một chất không bị ion hóa trong nước, đó là một chất không điện ly How to write a balanced chemical equation? Làm thế nào để viết một phương trình phản ứng đã cân bằng ? (Cách viết một phương trình phản ứng đã cân bằng ?) ionic equations phương trình ion in the next section trong phần tiếp theo In the next section you will learn how to write a balanced chemical equation Trong phần tiếp theo bạn sẽ học cách viết một phương trình phản ứng hoá học đã cân bằng writing balanced equations viết phương trình phản ứng đã cân bằng