Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_hoc_sinh_lop_9.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 9
- SKKN: “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9” ___ MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu. 2. Nhiệm vụ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VI. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Khó khăn. 2. Thành công - Hạn chế. 3. Mặt mạnh - Mặt yếu. 4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 1. Nghiên cứu kỹ về nhiệm vụ, các yêu cầu của người GVCN . 2. Nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý học lứa tuổi. 3. Nhận thức được hậu quả sự thiếu trách nhiệm của GVCN. 4. GVCN phải là người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm. 5. Tiến hành làm sổ chủ nhiệm. 6. Ổn định nề nếp, xây dựng tập thể lớp. 7. Sắp xếp chỗ ngồi. 8. Xây dựng nội quy lớp học, thang điểm thi đua, tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm. 9. Phân công nhiệm vụ cụ thể. 10. Qui định về thưởng phạt. 11. Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần. 12. Biện pháp của GVCN đối với tập thể lớp. 1 Người thực hiện: Nguyễn Trung Thành - Trường THCS Vĩnh Sơn
- SKKN: “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9” ___ 13. Thành lập những nhóm bạn giúp đỡ nhau. 14. Kết hợp tốt giữa GVCN với các lực lượng giáo dục khác. a. Trao đổi với gia đình học sinh. b. Phối hợp với BGH nhà trường. c. Phối hợp với Giáo viên bộ môn. d. Phối hợp với Đội TNTP HCM. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU C. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. PHẦN KẾT LUẬN II. NHỮNG KIẾN NGHỊ D. TÀI LIỆU THAM KHẢO E. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 Người thực hiện: Nguyễn Trung Thành - Trường THCS Vĩnh Sơn
- SKKN: “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9” ___ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong tất cả các lĩnh vực, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi sự thành công hay thất bại. Trong xu thế hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa ngày nay mỗi con người chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước như Đảng ta đã xác định con người là tài sản quý giá và quan trọng nhất, là nguồn lực lớn và cần thiết đối với quốc gia dân tộc. Trên cơ sở đó ngành Giáo dục - Đào tạo đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động và người thầy đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, tiếp cận với những tiến bộ về khoa học - công nghệ đòi hỏi những người phục vụ trong công tác giáo dục phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là sự nghiệp trồng người. Những sản phẩm của mình tạo ra nó sẽ quyết định cho cả một thế hệ. Do đó vai trò của người thầy là nhân tố quan trọng để quyết định cho những sản phẩm mà mình tạo ra. Người thầy là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ thông. Đối với giáo dục phổ thông, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh (HS). Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GVCN trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn. Hơn nữa trên thực tế trường THCS Vĩnh Sơn đóng trên địa bàn xã Vĩnh Sơn của Huyện Vĩnh Linh, đây là một địa bàn rộng, dân cư phân bố trên 7 thôn. Đa số người dân làm nông, số ít thì buôn bán,làm ăn ở xa nên ít có thời gian và điều kiện để chăm sóc con cái. Do đó càng khó khăn cho những giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Xác định rõ vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trong những năm qua, Trường THCS Vĩnh Sơn nói riêng và các nhà trường trong Huyện nói chung đã quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên để có một giải pháp tối ưu cũng như hiệu quả của hoạt động chủ nhiệm lại là vấn đề chúng ta cần trao đổi. Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là chủ nhiệm học sinh lớp 9, với chút ít kinh nghiệm tích luỹ được qua thực tế công việc, tôi xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp về đề tài : “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9” ở trường THCS Vĩnh Sơn mà tôi đã thực hiện trong những năm qua, với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. 3 Người thực hiện: Nguyễn Trung Thành - Trường THCS Vĩnh Sơn
- SKKN: “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9” ___ II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI: 1.Mục tiêu : Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN trong công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm HS lớp 9. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS , góp phần hạn chế tình trạng HS chán học, HS bỏ học, bỏ tiết đi chơi điện tử Bên cạnh đó phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm, góp phần xây dựng môi trường học tập: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bởi nghề dạy học là một nghề thiêng liêng cao cả như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Nghề dạy học là nghề cao cả nhất trong những nghề cao cả”. 2.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu về nhiệm vụ, các yêu cầu của người GVCN. - Nhận thức về hậu quả của sự thiếu trách nhiệm của GVCN. - Nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 9. - Đưa ra những biện pháp cụ thể trong quá trình chủ nhiệm. - Kết quả của quá trình thực hiện - Rút ra bài học cho bản thân - Những kiến nghị, đề xuất. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 9 của trường THCS Vĩnh Sơn, Huyện Vĩnh Linh IV. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Thời gian: Các năm học: 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 2. Địa điểm: Trường THCS Vĩnh Sơn, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc nhận thức của người giáo viên khi chủ nhiệm lớp và những công việc mà GVCN đã làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet, qua tập huấn về công tác chủ nhiệm. 4 Người thực hiện: Nguyễn Trung Thành - Trường THCS Vĩnh Sơn
- SKKN: “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9” ___ 2. Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS. 3. Phương pháp điều tra: + Ghi những thông tin liên quan, trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh (CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn. + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác. 5. Phương pháp thử nghiệm: + Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở: - Lớp 9A của trường THCS Vĩnh Sơn - Năm học 2014-2015. - Lớp 9B của trường THCS Vĩnh Sơn - Năm học 2015-2016. - Lớp 9A của trường THCS Vĩnh Sơn - Năm học 2016-2017. B. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU: Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”): “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. 5 Người thực hiện: Nguyễn Trung Thành - Trường THCS Vĩnh Sơn
- SKKN: “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9” ___ Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS Vĩnh Sơn nói riêng và của Huyện nhà nói chung. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thuận lợi - Khó khăn: a. Thuận lợi: - Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ Đảng, của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong hội đồng sư phạm nhà trường. - Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo. - Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng. - Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt động. - Hầu hết HS của trường đều nằm trên địa bàn xã. b. Khó khăn: + Hầu hết các em ở trên địa bàn xã nhưng nhà đều ở xa trường và nằm rải rác trên các thôn. Nhiều em gia đình hết sức khó khăn, ngoài giờ học trên lớp các em phải đi làm giúp bố mẹ, ít dành thời gian cho việc học. + Trường đóng trên địa bàn dân cư rất rộng, đa số là làm nông nên kinh tế rất khó khăn. + Đa số học sinh chưa có ý thức tự học. + Đa số phụ huynh học sinh phải bươn trải cuộc sống, ít có điều kiện để quan tâm chăm sóc con cái. + Khuôn viên nhà trường gần đường giao thông. + Đầu năm khi tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm có nhiều em lười học, ham chơi game, thường hay trốn học ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp. Có nhiều học sinh năm trước bỏ học hoặc không đậu tốt nghiệp xin đi học lại, nhiều HS có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể: 6 Người thực hiện: Nguyễn Trung Thành - Trường THCS Vĩnh Sơn