Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở Trung học Phổ thông

doc 27 trang honganh1 15/05/2023 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chua_loi_dung_tu_trong_day_hoc_lam_van.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở Trung học Phổ thông

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỮA LỖI DÙNG TỪ TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Ngữ văn Tên tác giả: Lâm Thị Thủy Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn Đơn vị công tác: Trường THPT Hướng Hóa NĂM HỌC 2018 – 2019 MỤC LỤC
  2. Tiêu đề Trang MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 A. Lí do chọn đề tài 2 B. Mục đích nghiên cứu 3 C. Đối tượng nghiên cứu 3 D. Phương pháp nghiên cứu 3 E. Phạm vi và kế hoạch thực hiện 3 PHẦN NỘI DUNG 4 A. THỰC TRẠNG VỀ LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH THPT 4 I. Khái niệm về lỗi dùng từ của học sinh 4 II. Khảo sát lỗi dùng từ của học sinh 4 B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI DÙNG TỪ TRONG DẠY 10 HỌC LÀM VĂN I. Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục và ngăn ngừa lỗi dùng từ 10 II. Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn 14 C. Kết quả thực hiện 17 I. Đo lường và thu thập dữ liệu 17 II. Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả 17 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 PHẦN PHỤ LỤC 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHẦN MỞ ĐẦU 1
  3. A. Lí do chọn đề tài I. Cơ sở lí luận: Chúng ta đã biết ngôn ngữ là cái vỏ vật chất để tư duy. Không có hình thức tư duy nào lại không thông qua ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, từ lại là đơn vị cơ bản nhất, là bộ phận cấu thành của ngôn ngữ. Giữa từ và các đơn vị khác có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Chỉ đơn giản nhất, trong tư duy hay trong giao tiếp muốn tạo lập một phát ngôn thì người sử dụng ngôn ngữ phải kết hợp các từ thành câu để thực hiện chức năng biểu đạt hay thông báo. Cho nên có thể nói rằng việc hiểu từ, dùng từ chính xác là điều kiện quyết định hiệu quả của giao tiếp và tư duy. Thấy được tầm quan trọng này nên sách giáo khoa phổ thông đã chú trọng đến việc dạy học từ ngữ bao gồm cung cấp vốn từ và và rèn luyện kỹ năng sử dụng từ để đáp ứng nhu cầu tư duy và giao tiếp cho các em. Về mặt lý thuyết thực hiện tốt nhiệm vụ này trong quá trình dạy học, học sinh không chỉ nắm vững các tri thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt mà vốn từ, khả năng giao tiếp của các em cũng được hoàn thiện, tạo điều kiện tốt cho quá trình chiếm lĩnh các tri thức khoa học khác. II. Cơ sở thực tiễn: Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng từ ngữ của học sinh phổ thông hiện nay, trong đó có Trung học phổ thông (THPT), còn nhiều bất cập so với những yêu cầu của chương trình và yêu cầu của xã hội. Điều này không chỉ làm hạn chế đến giao tiếp của các em mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, tình yêu văn hóa dân tộc và tiếng nói mẹ đẻ, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học học tập của các em. Học sinh lớp 11 THPT là đối tượng được xem là hoàn thiện trong cấp học, được rèn luyện từ ngữ tiếng Việt trong suốt 10 năm liền. Nhưng không phải vì thế mà tri thức về từ, kỹ năng sử dụng từ của các em đã đạt đến độ hoàn thiện. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, khi làm bài kiểm tra Làm văn, học sinh mắc rất nhiều lỗi dùng từ, làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết nói riêng và hiệu quả của việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung. Lỗi dùng từ của học sinh không phải là một hiện tượng mới xuất hiện. Hậu quả của nó thì bất cứ giáo viên nào cũng nhận thấy. Tuy nhiên thực trạng này vẫn tồn tại một cách dai dẳng trong quá trình dạy học bộ môn. Sở dĩ như vậy là do chúng ta lúng túng trong việc tìm ra nguyên nhân và những giải pháp nhằm khắc phục, ngăn ngừa một cách có hiệu quả. III. Lí do chọn đề tài Xuất phát từ những suy nghĩ trên, trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng đúc rút những kinh nghiệm về “Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông”- đối tượng chính là học sinh lớp 11, nhằm đề xuất một số biện pháp chữa lỗi mang tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. B. Mục đích nghiên cứu 2
  4. - Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng hơn về vai trò của chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn. - Đưa ra một số kinh nghiệm về biện pháp chữa lỗi để nâng cao hiệu quả diễn đạt của học sinh. - Từ đó, nhằm nâng cao năng lực làm văn và chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT. C. Đối tượng nghiên cứu - Chương trình ngữ văn THPT - Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh khối 11 D. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích E. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 11 ở các lớp giáo viên giảng dạy ở trường THPT Hướng Hóa – Quảng Trị. - Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm học: 2016 - 2017, 2017 - 2018 PHẦN NỘI DUNG 3
  5. A. THỰC TRẠNG VỀ LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH THPT I. Khái quát về lỗi dùng từ của học sinh 1. Khái niệm về lỗi dùng từ Có thể hiểu lỗi dùng từ là những trường hợp người nói, người viết không đáp ứng được những yêu cầu về dùng từ. Họ dùng từ không đúng, thiếu chính xác, hoặc không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, do đó không diễn đạt được hoặc diễn đạt không hết ý cần nói, người nghe có thể không hiểu, hoặc hiểu sai những thông tin được trình bày. Hiệu quả giao tiếp vì thế mà không đảm bảo. 2. Khái quát về lỗi dùng từ của học sinh Lỗi dùng từ của học sinh hiện nay là phổ biến, nghiêm trọng và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Học sinh bản ngữ học tiếng , chữ dân tộc mình ròng rã 12 năm mà vẫn sai chính tả, viết không thành câu và nói theo giọng địa phương, không biết ứng xử trong những tình huống giao tiếp thông thường. Số học sinh giỏi tiếng mẹ đẻ rất thấp. Các hiện tượng dùng từ ngữ thiếu chính xác, thiếu thẩm mĩ là rất nhiều. Khả năng sử dụng từ ngữ trong văn bản chưa tốt, vốn từ nghèo nàn dẫn đến nhiều trường hợp sai, nhầm lẫn một cách nực cười khó tin. Trong khi viết các em không chịu khó suy nghĩ để chọn từ, để tránh lặp từ, ngoài ra dùng nhiều từ sáo rỗng do bắt chước máy móc các bài văn mẫu. Lỗi dùng từ còn rất phổ biến trong nói năng giao tiếp thông thường. Ta có thể thấy nhan nhản những từ tục tĩu, ghê tai trong xưng hô hay phủ định. Rất khó tin và không muốn tin là có những học sinh bây giờ dùng từ sai ngay cả trong lời chào giáo viên của mình. Nhiều em đã tỏ ra vô tư, hồn nhiên khi cất lên lời chào “ê thầy”. Có thể nói rằng, thực trạng sử dụng ngôn ngữ như trên là đáng báo động trong nhà trường. Việc sử dụng từ ngữ một cách tùy tiện, thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa như vậy không chỉ làm cho tiếng Việt mất đi vẻ thanh lịch vốn có của nó mà còn dẫn đến sự tầm thường hóa kỷ cương chỉ còn là một bước nhỏ. II. Khảo sát lỗi dùng từ của học sinh 1. Ra đề khảo sát Mục đích của việc khảo sát là làm cho học sinh bộc lộ vốn từ và khả năng sử dụng từ ngữ của mình, qua đó để xác định được thực trạng lỗi dùng từ của các em. Do vậy tôi tiến hành khảo sát trên hai đề làm văn, một đề làm văn kiểm tra chung ở lớp, một đề yêu cầu làm bài ở nhà Đề viết ở lớp: Phân tích cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Đề viết ở nhà: Một danh nhân đã nói rằng: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Suy nghĩ của em về câu nói trên? Với việc ra hai đề, một viết ở lớp thuộc về nghị luận văn học, một viết ở nhà thuộc nghị luận xã hội, tôi đã cân nhắc sao cho vừa phù hợp với chương trình, vừa đảm bảo học sinh bộc lộ khả năng sáng tạo, qua đó cũng thấy được việc sử dụng từ ngữ của học sinh một cách sinh động. Công việc khảo sát xác định lỗi nhờ thế trở nên chân thực, khách quan và toàn diện hơn. 2. Tiêu chí phân loại lỗi 4
  6. Muốn chữa lỗi trước hết phải phát hiện ra lỗi, sau đó phân loại chúng ra thành từng dạng để từ đó có những cách chữa phù hợp. Để phân loại lỗi cần dựa trên cơ sở những yêu cầu chung của việc sử dụng tiếng Việt trong hành văn của văn bản: - Yêu cầu viết đúng ngữ âm, chữ viết: Trong sử dụng tiếng Việt, việc phát âm theo giọng địa phương là điều không tránh khỏi, nhưng khi viết đòi hỏi phải viết đúng về hình thức âm thanh và cấu tạo của từ, bằng cách tuân thủ các chuẩn về chính tả. - Yêu cầu dùng từ chính xác: Chính xác ở đây là đúng với cả nội dung, ý nghĩa và sắc thái biểu cảm mà từ đó mang. Nghĩa của từ có cả nghĩa đen (nghĩa gốc) lẫn nghĩa bóng (nghĩa phái sinh). Nếu muốn dùng theo nghĩa phái sinh thì phải căn cứ vào nghĩa gốc của từ. - Yêu cầu hành văn súc tích, rõ ràng, trong sáng: Đối với việc viết văn, sử dụng từ nhiều nghĩa, lối diễn đạt bóng bẩy, hình tượng là cần thiết và rất tốt. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đi bắt chước một cách máy móc lối diễn đạt của người khác, dùng những từ không hiểu nghĩa. Không được lạm dụng từ Hán - Việt hay các từ thuộc phong cách ngôn ngữ khác, đặc biệt là từ địa phương. Từ ngữ được dùng trong câu, trong văn bản phải thiết lập các mối quan hệ cho đúng ngữ pháp, tránh gây hiểu nhầm cho người khác. - Yêu cầu về tính nghệ thuật: Đối với một bài văn hay thì việc dùng từ, câu đúng là chưa đủ mà khả năng hành văn cần được nâng lên để đạt tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật ở đây được biểu hiện bằng tính hình tượng, tính cảm xúc, tính hệ thống và tính cá thể. Tức là trong hành văn học sinh phải tái hiện chính xác hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc, người nghe những hình ảnh, các giác quan và gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ, tình cảm mà người viết muốn gởi gắm và tất nhiên là ngôn ngữ trong bài phải thống nhất, hỗ trợ, giải thích cho nhau nhằm đạt được hiệu quả diễn đạt. Từ các tiêu chí trên đây, tôi đã tiến hành phân loại lỗi dùng từ của học sinh. - Lỗi về nghĩa - Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo - Lỗi lặp từ, thừa từ - Lỗi dùng từ không hợp phong cách - Lỗi kết hợp từ không đúng đặc điểm ngữ pháp - Lỗi dùng từ sáo rỗng công thức 3.Phân tích lỗi dùng từ trong bài làm của hoc sinh a. Kết quả khảo sát lỗi - Đối tượng tham gia làm bài: học sinh 3 lớp 11A1, 11B2, 11B8 - Tổng số bài làm: 100 bài - Tổng số bài mắc lỗi: 100 bài = 100% - Tổng số lỗi thống kê được: 725 lỗi, trung bình mỗi bài mắc 7,25 lỗi - Kiểu lỗi: Tính chung thì 6 kiểu lỗi được phân loại trên đều bị mắc phải.Tính riêng từng bài thì số kiểu lỗi bị mắc phải có thể khác nhau. b.Một số nhận xét về kết quả lỗi - Trong 6 kiểu lỗi, mức độ mắc lỗi của học sinh theo thứ tự: nhiều nhất là lỗi về nghĩa của từ, thứ hai là lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo từ, thứ ba là lỗi kết 5