Sáng kiến kinh nghiệm Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn

doc 16 trang sangkien 11180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cach_cam_thu_van_hoc_ren_luyen_ki_nang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn

  1. SKKN: Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn ___ ĐỀ TÀI: CÁCH CẢM THỤ VĂN HỌC, RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Bối cảnh của đề tài: Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Qua văn chương con người cảm nhận và ý thức được cái đẹp và sự hài hòa của cuộc sống. Tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng tình cảm sâu sắc, tinh tế. Được bồi dưỡng về ngôn ngữ, văn hóa, phong phú, sống động và giàu sức biểu cảm của dân tộc. Người Việt Nam xưa và nay luôn gửi vào văn chương những tình yêu, khát vọng sống Chính vì vậy, dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung và trong bậc trung học cơ sở nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi vì, qua giờ học Ngữ văn học sinh được tiếp xúc cảm thụ những vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ. Để học sinh có khả năng cảm thụ tốt các tác phẩm văn chương thì việc giảng dạy, bồi dưỡng rất cần thiết, rất quan trọng. Do đó việc tìm kiếm những giải pháp để làm tốt việc này là điều trăn trở của tôi, cũng như của các giáo viên đứng lớp hiện nay. 2. Lí do chọn đề tài: Thực tế cho thấy, hiện nay số học sinh giỏi văn có chiều hướng ngày càng giảm đi, mà chất lượng của những em được công nhận cũng không cao, số bài viết giàu “chất văn” ngày càng hiếm mà nguyên nhân một phần là do phụ huynh không muốn cho con đi học môn văn vì sau này ít có cơ hội chọn nghề, học sinh thì không có hứng thú vì không tìm thấy sự hấp dẫn ở môn văn, hơn nữa học môn văn thường điểm không cao (vì giáo viên chỉ hay cho thang điểm 5-6-7, hiếm khi được điểm 8 điểm 9 cho dù học sinh đã có những cố gắng). Còn người dạy thì cứng GV: Trần Thanh Hòa 1
  2. SKKN: Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn ___ nhắc, rập khuôn, làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh, (vì em nào viết văn phải theo như đáp án mới cao điểm). Mặt khác, để học sinh cảm thụ văn học tốt cần phải có kiến thức văn học và kĩ năng cơ bản khi viết bài. Những kiến thức cơ bản đó có từ đâu? Đó chính là từ những bài giảng, từ sự hướng dẫn của giáo viên và từ cách cảm thụ của học sinh. Vì vậy qua thực tế giảng dạy, tôi muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi một số kinh nghiệm dạy văn : " Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn." 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tôi thực hiện tại trường PTCS Tân Hiệp B3 trong hai năm học : 2012- 2013 và 2013- 2014 với đối tượng thực hiện là học sinh lớp 9 Phạm vi thực hiện: ứng dụng vào các tiết học văn bản, tập làm văn, các tiết bồi dưỡng, phụ đạo và ôn thi chuyển cấp vào lớp 10. 4. Mục đích của đề tài. Giáo viên cần cung cấp giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản, cách cảm nhận những "tín hiệu" trong tác phẩm, từ đó hướng dẫn rèn luyện cho các em kĩ năng từ viết đúng, dần dần hướng tới bài viết hay, có ý tứ sâu xa, lời văn chuẩn xác, gợi cảm, bài viết mạch lạc và có sức thuyết phục. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Từ những kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn 9, giáo viên phải luôn tự hoàn thiện bản thân xứng đáng là một nhà giáo vừa hồng, vừa chuyên, thực hiện hiệu quả các cuộc vận động : “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng đề tài tôi nhận thấy học sinh từng bước được nâng cao chất lượng về kiến thức và ngày càng yêu thích môn học hơn. 6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề. Việc giáo viên giảng dạy văn cung cấp kiến thức cho học sinh là "cần" nhưng chưa "đủ" mà giáo viên cần phải có phương pháp hướng dẫn học sinh cảm nhận tác phẩm, kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh. Mỗi giáo viên phải GV: Trần Thanh Hòa 2
  3. SKKN: Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn ___ biết khơi dậy tình cảm, niềm tin trong bản thân học sinh. Phải làm sao để học sinh yêu thích môn văn, coi giờ học văn là một tiết học lí thú và bổ ích, như thế tiết học mới dễ dàng thành công. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Đối với học sinh bậc phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng, ở vào độ tuổi này bản thân các em rất giàu cảm xúc và trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Việc cảm thụ và tiếp nhận vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống trong đời sống hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương đang chuyển dần từ cảm tính sang lí tính. Đây là giai đoạn các em bộc lộ năng khiếu nghệ thuật nói chung và năng khiếu văn chương nói riêng. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương, các em tự đặt mình trong cảnh ngộ tâm trạng của nhân vật. Cùng vui buồn, sướng khổ với nhân vật trong tác phẩm. Thế giới hình tượng và tiếng lòng của người nghệ sĩ giúp các em mở rộng tâm hồn mình với thế giới xung quanh. Vì vậy, giáo viên cần khơi dậy, khích lệ các em giúp các em biết cách cảm nhận tác phẩm văn học, qua đó rèn luyện kĩ năng viết văn cho các em. Đó là việc làm mang ý nghĩa nhằm bồi dưỡng cảm xúc, năng lực cảm thụ văn học của học sinh. Nó góp phần không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên, giúp học sinh học tập tích cực, yêu thích môn văn. 2. Thực trạng vấn đề: Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học văn nên thường học qua loa, đối phó, không biết cách tổ chức sắp xếp và diễn đạt, không được quan sát thực tế, thiếu đi vốn sống, không nắm được các giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, không nhớ tác phẩm đó của ai, hoàn cảnh sáng tác như thế nào? thậm chí nếu tác phẩm là thơ thì cũng không thèm học thuộc (cho dù những bài thơ thật hay). Những nét khái quát của tác phẩm không nắm được thì không có gì để viết, dẫn đến bài viết nghèo ý; văn viết khô khan, trần trụi; nghĩ sao viết vậy chứ không biết gọt dũa, không biết dùng các biện pháp tu từ thích hợp để cho bài viết sinh động. GV: Trần Thanh Hòa 3
  4. SKKN: Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn ___ Từ thực tế trên, qua những việc đã làm của bản thân, tôi muốn được cùng các đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi để ngày càng có nhiều học sinh “chịu” học văn hơn. Do đó , tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thời gian qua như sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Bước 1: Phát hiện những học sinh có khả năng cảm thụ văn học: Qua một thời gian dạy, sau những bài kiểm tra và bài viết, em nào có cách diễn đạt linh hoạt, không viết lại những nội dung mà giáo viên đã cho ghi khi học, không theo khuôn mẫu nào thì giáo viên nên khuyến khích, động viên (có thể cho điểm cao, mặc dù bài viết chưa xứng đáng như thế) để các em mạnh dạn viết theo cách hiểu, cách cảm của mình, có như thế mới phát huy được tính sáng tạo trong học sinh. Mà muốn cho học sinh biết cảm thụ thì trước hết người dạy phải đem được cái hay của văn chương đến cho người học, giúp cho học sinh kỹ năng cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm qua những biện pháp tu từ mà tác giả đã dụng công sử dụng. Thường, những em học giỏi là những em luôn khát khao bay vào thế giới tri thức, ham hiểu biết, muốn khám phá và đó cũng chính là những em biết thưởng thức cái đẹp, có tâm hồn trong sáng, lãng mạn nên bài viết thường đậm chất nhân văn, vì thế sau khi được tiếp xúc với những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, thấm đẫm tinh thần nhân đạo thì các em đã phần nào cảm thụ được cái hay của tác phẩm, chỉ cần giáo viên hướng dẫn các em cách tiếp cận, cách khai thác là các em có thể chiếm lĩnh tác phẩm (ở đây chỉ bàn về việc tiếp cận các tác phẩm là thơ). Bước 2: Giúp học sinh nhận biết một số “tín hiệu”để có cơ sở hiểu các tầng nghĩa mà người viết muốn gửi gắm: Để có quan điểm đúng khi tiếp cận tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa “cảnh” và “tình” trong dụng ý tả cảnh của tác giả. Quan điểm đó đã được đại thi hào Nguyễn Du viết: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu GV: Trần Thanh Hòa 4
  5. SKKN: Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn ___ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Ví dụ trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ngòi bút Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như ngụ tình. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Hình ảnh: non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối. Hoặc tám câu cuối của đoạn trích, thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “ tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” . Mỗi biểu hiện của cảnh như: cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi man mác, đến nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm, đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: sự cô đơn, thân phận nổi trôi, nỗi buồn tha hương và cả sự bàng hoàng lo sợ. Một ví dụ khác trong “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên, để khắc hoạ đậm nét thời tàng tạ của Nho học (khi mà xu hướng Tây học đang dần dần lấn át xu hướng Hán học), tác giả chỉ cần sử dụng một lát cắt của cuộc sống qua hình ảnh ông đồ cùng “mực tàu, giấy đỏ” vào những ngày tết đến xuân về, nhưng ở những khổ thơ khác nhau thì ông đồ cũng hiện lên khác nhau. Người đọc sẽ nhận thấy thời hoàng kim của ông đồ khi mà “bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài/ hoa tay thảo những nét / Như phượng múa rồng bay” và cũng dễ dàng nhận ra cái thời huy hoàng đó đang dần lùi xa, nhường chỗ cho sự tàn lụi (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay/ lá vàng rơi trên giấy/ ngoài trời mưa bụi bay) qua hình ảnh “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” cùng với sự thời ơ, vô cảm của dòng người đang hối hả đi sắm tết (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay/ lá vàng rơi trên giấy/ ngoài trời mưa bụi bay.) Tóm lại: giữa “cảnh” và “tình” có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau,cho nên qua “cảnh” ta có thể hiểu “tình” và ngược lại qua “tình” ta cũng có thể hiểu “cảnh” để từ đó có định hướng hiểu đúng tác phẩm. GV: Trần Thanh Hòa 5
  6. SKKN: Cách cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng viết văn ___ Bước 3: Yêu cầu học sinh nắm chắc tiểu sử tóm tắt của các tác giả và xuất xứ, cung cấp một số kiến thức lịch sử liên quan để có cơ sở hiểu đúng tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có vai trò rất quan trọng khi cần đánh giá nhận xét một tác phẩm văn học. Đặt tác phẩm vào hiện thực xã hội lúc đó, ta sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về tâm trạng, hành động suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm hoặc đoạn trích hay tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Từ đó có thể làm rõ các vấn đề: Tại sao đối tượng lại có hành động , suy nghĩ như vậy? Tâm trạng cảm xúc đó nói lên phẩm chất gì của đối tượng. Hoặc nếu không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng tác thì khi phân tích dễ có sự lệch lạc, không hiểu đúng tác phẩm và nhất là không có kiến thức để viết phần mở bài (nếu không nhớ năm sinh, năm mất thì cũng phải nhớ được thời đại tác giả sống). Còn nếú không nắm được các mốc lịch sử thì sẽ không có cơ sở để hiểu một số tác phẩm. Ví dụ: nếu không biết năm 1954, nước ta tạm thời chia làm hai miền bằng giới tuyến quân sự tạm thời ở sông Bến Hải thì sẽ không hiểu được những câu thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Bài thơ viết vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Hay khi tìm hiểu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Cần biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ là năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất , lăng Bác cũng vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ Viếng lăng Bác được viết trong dịp đó. Để thấy được lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác. Tóm lại, muốn có kiến thức để viết bài và hiểu đúng tác phẩm thì việc hiểu tác giả và nắm chắc các mốc lịch sử là điều không thể thiếu. GV: Trần Thanh Hòa 6