Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết tăng cường môn Vật lí

doc 32 trang sangkien 29/08/2022 9620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết tăng cường môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết tăng cường môn Vật lí

  1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học tăng cường – Môn vật lí A. Đặt vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận sôi nổi nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (HS) dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên (GV): HS tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết hoạt động nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng thu nhận được. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp Hành trung ương khoá VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ : ‘‘Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học’’. Năm học 2008 – 2009 Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ GD và ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào “ Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. ở các trường học tiểu học và THCS học sinh được học tăng cường theo chương trình hai buổi trên ngày. Các trường tự xây dựng phân phối chương trình buổi 2 cho phù hợp với điều kiện học và thời lượng học. Đây là một chủ chương hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng của người học. Từ khi thực hiện chủ chương này, cha mẹ HS yên tâm hơn còn HS thì gắn bó với nhà trường, được ôn tập kiến thức một cách khoa học dưới sự dẫn dắt của GV nên chất lượng giáo dục của các môn đều được nâng cao hơn. Ngoài ra mối quan hệ thầy trò được củng cố thầy và trò càng hiểu nhau hơn, thầy biết được điểm yếu của trò để có biện pháp giảng dạy thích hợp. Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp và thực tế giảng dạy 14 năm tôi nhận thấy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học theo chương trình tăng cường buổi 2 thì nhiều giáo viên còn băn khoăn, vướng mắc chưa tìm được giải pháp thích hợp và hiệu quả. Bằng ý thức nghề nghiệp bản thân tôi cũng đã cố gắng học hỏi, nghiên cứu để tìm ra PPDH phù hợp với HS của mình, để làm sao cho các tiết dạy buổi 2 này thật sự hiệu quả, là một phương tiện hỗ trợ cho các tiết học chính khoá. Đó là lí do khiến tôi chọn đề tài: “ Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết tăng cường môn vật lí” GV: Đoàn Thuý Hoà THCS Đình Xuyên 1
  2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học tăng cường – Môn vật lí Giải quyết vấn đề. I. Cơ sở lí luận. 1. Vị trí của môn vật lí trong Giáo dục phổ thông. Môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn vật lí có nhiệm vụ cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho HS những kĩ năng và thói quen làm việc khoa học; góp phần tạo ra ở họ các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra; chuẩn bị cho HS tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng vối sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học. Môn vật lí có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho HS tư duy lôgíc và tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống. Môn vật lí có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại với các môn học khác như toán học, hoá học, sinh học 2. Mục tiêu của việc dạy học môn vật lí trong nhà trường phổ thông. 2.1. Đạt được một hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm: a. Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất. b. Các đại lượng, các định luật và nguyên lí vật lí cơ bản. c. Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất. d. Những ứng dụng phổ biến của vật lí trong sản xuất và đời sống. e. Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của Vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. 2.2. Rèn luyện và phát triển kĩ năng cho HS. a. Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong phòng thí nghiệm; điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn vật lí. b. Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, kĩ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản. c. Phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. d. Vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông. GV: Đoàn Thuý Hoà THCS Đình Xuyên 2
  3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học tăng cường – Môn vật lí e. Sử dụng các thuật ngữ vật lí, các biểu bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lí thông tin. 2.3. Hình thành và rèn luyện thái độ tình cảm. a. Có hứng thú học tập bộ môn vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của những nhà khoa học. b. Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được. c. Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên. II. Thực trạng 1. Thực trạng. Vị trí của môn học vật lí rất quan trọng và mục tiêu cần đạt của môn học thì như vậy . Hiện nay các trường đã được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho việc học bộ môn nhưng kết quả đạt không được như mong muốn Do các tiết tăng cường là những tiết học vào buổi chiều, khi mà HS đã trải qua cả một buổi sáng học chính khoá nên nếu GV không có biện pháp phù hợp, hiệu quả thì thường gây tâm lí mệt mỏi, chán học cho HS: - HS ngại động não, suy nghĩ, chỉ quen nghe giảng, chờ đợi GV thông báo đáp án, ít có hứng thú học tập. Do đó kiến thức hời hợt, khi phải vận dụng vào các trường hợp cụ thể thì lúng túng, sai lầm. - HS ngại và sợ phát biểu sai. Do đó nếu không được khích lệ, tạo điều kiện thì thường ngồi ì, không động não. 2. Nguyên nhân của thực trạng đó. - GV chưa tạo ra những tình huống gây sự chú ý và kích thích hứng thú học tập của HS, chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. - GV chưa bám sát mức độ nội dung kiến thức cơ bản mà HS cần nắm vững nên chưa có biện pháp làm nổi bật, khắc sâu những kiến thức đó, nhất là chưa rèn được cho HS kỹ năng nhận diện dạng bài (HS phải biết được bài tập phải giải thuộc dạng nào, phải vận dụng những kiến thức nào để giải quyết vấn đề đó). - HS chịu ảnh hưởng nặng nề của cách học thụ động. Những điều HS có được sau mỗi bài học không phải là kết quả của sự hoạt động tích cực, tự lực để chiếm lĩnh kiến thức. Do đó HS nắm kiến thức hời hợt, khi vận dụng dễ mắc sai lầm. GV: Đoàn Thuý Hoà THCS Đình Xuyên 3
  4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học tăng cường – Môn vật lí - GV đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập không hợp lí, không đảm bảo xu hướng tăng dần từ dễ đến khó hoặc đòi hỏi quá cao làm học sinh khó theo kịp dẫn đến tâm lí “sợ học”. III. Giải pháp Để tiết học tăng cường buổi chiều trở nên lôi cuốn, hấp dẫn đối với HS thì GV cần đầu tư công sức, lên kế hoạch dạy học thật chu đáo và có những biện pháp giải quyết tình huống khéo léo. Sau đây là một số các giải pháp mà tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm. 1. Tạo hứng thú học tập cho HS. Để tiết học có hiệu quả đạt được các mục tiêu đề ra thì GV phải tạo ra được một không khí thi đua học tập, HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Muốn vậy GV phải đổi mới PPDH, đầu tư thích đáng cho kế hoạch dạy học. a. Chuẩn bị của thầy. Việc chuẩn bị của GV chính là soạn giáo án, lên kế hoạch dạy học. Đổi mới PPDH phải bắt đầu ngay từ khâu soạn giáo án. Mức độ vận dụng các biện pháp đổi mới PPDH phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm sư phạm của từng giáo viên đứng lớp. GV cần phân biệt rõ các dạng bài cho từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. a.1. Trước khi bắt tay vào soạn bài GV cần xác định được mục tiêu tiết dạy : ôn tập củng cố các đơn vị kiến thức nào? - Sau khi học tiết này HS phải nêu được điều gì, viết được, vẽ được gì, làm được gì? - Làm thế nào để kiểm tra được xem HS có thực hiện được những điều nêu trên không? - Cần tổ chức cho HS hoạt động như thế nào để đạt được những mục tiêu trên. - HS có thể gặp những khó khăn gì? GV cần giúp đỡ, tạo điều kiện gì để HS tự lực vượt qua được khó khăn đó? a.2. Vậy GV cần chuẩn bị những dụng cụ dạy học nào? Rất nhiều GV cho rằng tiết dạy buổi 2 thực chất là 1 tiết dạy thêm, do đó họ chỉ cần vài viên phấn, vài cuốn sách tham khảo là xong. Nhưng tôi thì nghĩ rằng tiết dạy này nhằm bổ trợ cho các tiết học chính khoá, do vậy những kĩ năng, kiến thức nào cần được củng cố nâng cao thì đây là thời điểm rất thích hợp. GV: Đoàn Thuý Hoà THCS Đình Xuyên 4
  5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học tăng cường – Môn vật lí Để tiết kiệm thời gian tôi chuẩn bị cho mỗi em HS một quyển vở học tăng cường buổi 2 trong đó đã in sẵn tất cả các dạng bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Ngoài ra mỗi nhóm thường được chuẩn bị sẵn một phiếu học tập để thi xem nhóm nào nhanh nhất và đúng nhất. Hình thức của vở học tăng cường buổi 2 tôi xin trình bày ở phần phụ lục. Tôi nhận thấy đây là một hình thức học rất hay bởi các em không phải ghi chép đầu bài mà tất cả các bài tập vẫn đọng trong sách vở, khi cần ôn tập để kiểm tra thì các em gặp rất nhiều thuận lợi và không gây tâm lí mệt mỏi, chán nản cho các em. Ngoài ra tôi nhận thấy HS thường gặp khó khăn ở các bài thực hành mà đặc trưng của vật lí là GV phải chấm bài thực hành để lấy điểm hệ số 2. Do đó trước các bài thực hành này tôi thường cho các em làm quen với việc vẽ đồ thị (lớp 6) hay lắp các mạch điện đơn giản (lớp 7). Vì thế tôi còn phải chuẩn bị cho các nhóm đồ dùng vật lí để các em có điều kiện làm quen trước. b. Chuẩn bị của trò. ở trường tôi các em khối 6, 7, 8 được học mỗi tuần một tiết tăng cường, do vậy thường là tiết học tăng cường của tuần này thì các em sẽ được ôn lại kiến thức của bài học tuần trước (trừ các tiết trước khi có kiểm tra một tiết hay kiểm tra học kì). Đối với các em HS tôi thường dặn trước tiết sau chúng ta sẽ ôn bài nào và yêu cầu các em chép sẵn phần ghi nhớ vào vở học tăng cường mà cô đã phát, học thuộc lòng phần ghi nhớ đó và làm các bài tập trong sách bài tập, đầu mỗi tiết học cô sẽ kiểm tra, cho điểm. 2. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động củng cố nhận thức. a. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( khoảng 10 phút) Thường thì tôi kiểm tra các kiến thức cần nhớ mà tôi đã yêu cầu các em chuẩn bị từ tiết trước và gọi 1 hoặc hai em lên chữa các bài tập trong sách bài tập. Nếu tiết tăng cường nào chuẩn bị cho các bài kiểm tra một tiết, hay ôn tập học kì thì kiến thức cần được kiểm tra một cách hệ thống hơn. Gọi một hoặc 2 em thì khó có thể kiểm tra được hết. Do vậy tôi thường chuyển hoạt động này thành hoạt động nhóm lớn. Các nhóm sẽ cùng thảo luận các câu hỏi để tham gia một trò chơi nào đó. Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng cho hoạt động này: a.1. Trò chơi “khăn trải bàn” . Tôi chia lớp thành 4 nhóm rồi phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và giải thích luật chơi cho các nhóm: Kẻ một ô hình vuông hoặc hình chữ nhật to ở giữa giấy. Phần vành giấy chia đều thành các phần nhỏ sao cho mỗi GV: Đoàn Thuý Hoà THCS Đình Xuyên 5