Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá môn Địa lí 12

doc 20 trang sangkien 8642
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá môn Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_kiem_tra_trac_nghi.doc
  • docBIA.doc
  • docDANH M£ᄏᄂC CĂチC C£ᄏᄂM T£ᄏᆰ VI£ᄎᄒT T£ᄎᆴT.doc
  • docDANH M£ᄏᄂC TĂ€I LI£ᄏ†U THAM KH£ᄎᄁO.doc
  • docPH£ᄏᄂ L£ᄏᄂC.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá môn Địa lí 12

  1. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.Cơ sở lý luận Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục ở nước ta. Để việc đổi mới có hiệu quả đòi hỏi phải cải tiến nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó cải tiến nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vì cải tiến nội dung chính là sự lựa chọn, bổ sung, hoàn thiện và sắp xếp lại kiến thức. Song để học sinh nắm được nội dung chúng ta cần cải tiến cả phương pháp dạy học. Mà một trong những khâu quan trọng là việc cải tiến phương pháp đánh giá kết quả học tập. Nhiều hội thảo, tập huấn về vấn đề này đã được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học. Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp người học có cơ hội được đánh giá và có thể tự đánh giá, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục thấy được hiệu quả của một chương trình và công việc giảng dạy ở từng giai đoạn và trong toàn bộ chương trình. Từ đó thấy được những thành công và những vấn đề cần được rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, định ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải có một quan niệm đúng đắn về việc kiểm tra, đánh giá trong công tác dạy học ở trường trung học phổ thông. Trong những năm gần đây, ở các trường THPT đã sử dụng phương pháp kiểm tra truyền thống và kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Việc dùng trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá những bước đầu đã được áp dụng ở các môn học hoá, lý, sinh, ngoại ngữ Tuy nhiên, phần lớn các giáo viên cũng chỉ xem trắc nghiệm như là một phương tiện để phục vụ cho công việc kiểm tra kiến thức học sinh, công việc này vẫn chưa được coi như là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học. Do đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là xác nhận kết quả học tập của học sinh THPT ở các môn học nói chung, môn Địa lí nói riêng và cung cấp những thông tin chính xác về quá trình dạy địa lí ở trường THPT cho ban giám hiệu, cho cán bộ quản lý, giáo viên môn Địa lí để có những điều chỉnh tác động kịp thời tới quá trình dạy học môn địa lí nhằm nâng cao chất lượng của học sinh. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay mang tính khách quan là phương pháp trắc nghiệm. Đối với bộ môn địa lí nói riêng, hình thức kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm còn ít được vận dụng trong quá trình kiểm tra. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã chọn đề tài “Áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá môn địa lí 12.” Nhằm giúp nhằm đào sâu thêm kiến thức địa lí và kích thích hứng thú học tập của học sinh phổ thông. 2. Phương pháp tiếp cận Phương pháp thu thập tài liệu 1
  2. Phương pháp điều tra quan sát Phương pháp thực nghiệm Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3. Mục tiêu đạt được Nghiên cứu một số phương pháp trắc nghiệm vào công tác kiểm tra đánh giá trong chương trình địa lí 12. Thành lập ngân hàng đề kiểm tra trắc nghiệm một tiết và học kì môn địa lí lớp 12 2
  3. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Vấn đề của Sáng kiến Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành ở các kỳ kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một môn học, toàn bộ môn học, đối với tất cả cấp học; hoặc để kiểm tra chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học. Trong đó, trắc nghiệm viết được dùng nhiều nhất, vì nó có những ưu điểm sau: Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc. Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời. Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao. Cung cấp bảng ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm. Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra. Trắc nghiệm viết được chia ra hai nhóm chính: Nhóm câu hỏi trắc nghiệm buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là trắc nghiệm tự luận. Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Người ta thường gọi nhóm phương pháp này là trắc nghiệm khách quan. Hay trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó có kèm theo câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải lựa chọn câu để trả lời hoặc cần thêm một vài từ. Trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu đến loại trắc nghiệm khách quan, vì vậy về sau khi nói đến “trắc nghiệm” mà không nói gì thêm thì đó là trắc nghiệm khách quan. Để tiếp cận với hình thức thi Trung học phổ thông Quốc Gia mới năm 2017 trong phạm vi đề tài này tôi đề cập đến hình thức kiểm tra đánh giá có sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1 Kĩ thuật viết câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm khách quan - TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. - Phân loại các câu hỏi + Trắc nghiệm tự luận: hỏi tổng quát gộp nhiều ý, cung cấp đáp án + Trắc nghiệm khách quan: hỏi từng ý, chọn đáp án Các loại câu hỏi TNKQ - Trắc nghiệm nhiều lựa chọn - Trắc nghiệm Đúng, Sai 3
  4. - Trắc nghiệm điền khuyết hoặc trả lời ngắn . - Trắc nghiệm ghép đôi ✓ Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm 2 phần: Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi Phần 2: các phương án để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu. - Đối với môn Địa lí khi phân loại theo kiến thức và kĩ năng, câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có 2 dạng cơ bản: dạng kiến thức và dạng kĩ năng. Đối với dạng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn kĩ năng lại được chia ra nhiều loại như: câu hỏi sử dụng bản đồ, lược đồ, Atlats Địa lí Việt Nam, câu hỏi sử dụng số liệu thống kê, câu hỏi sử dụng biểu đồ, ✓ Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn và các dạng cơ bản - Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn bao gồm 2 phần: + Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi. + Phần 2: các phương án để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu. - Đối với môn Địa lí khi phân loại theo kiến thức và kĩ năng, câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có 2 dạng cơ bản: dạng kiến thức và dạng kĩ năng. Đối với dạng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn kĩ năng lại được chia ra nhiều loại như: câu hỏi sử dụng bản đồ, lược đồ, Atlats Địa lí Việt Nam, câu hỏi sử dụng số liệu thống kê, câu hỏi sử dụng biểu đồ, - Các dạng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn + Câu lựa chọn trả lời đúng. + Câu lựa chọn trả lời đúng nhất. + Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu. + Câu theo cấu trúc phủ định. + Câu kết hợp các phương án. ✓ Các mức độ nhận thức Nhận biết Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại, Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng. Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau : 4
  5. + Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó, + Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí, + Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng. Các động từ tương ứng với cấp độ biết có thể được xác định là: trình bày, nêu, liệt kê, xác định, Ví dụ. Câu hỏi. Lãnh thổ Việt Nam gắn liền với lục địa A. Châu Á và biển Ấn Độ Dương B. Châu Á và Biển Thái Bình Dương C. Á- Âu, Biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương D. Á- Âu biển Thái Bình Dương Đáp án: D Câu hỏi: Về mặt vị trí , nước ta nằm ở A. Rìa phía đông của bán đảo Đông Dương B. Trên bán đảo Trung Ấn C. Trung tâm Châu Á D. Trên bán đảo Trung Ấn và rìa phía đông bán đảo Đông Dương Đáp án: A Câu hỏi: Trên đất liền, lãnh thổ nước ta tiếp giáp với các quốc gia nào dưới đây ? A. Thái Lan, Lào, Mianma B. Lào, Campuchia, Thái Lan C. Trung Quốc, Lào, Campuchia D. Trung Quốc, Thái Lan, Mianma. Đáp án: C Câu hỏi: Việt Nam có chung biên giới cả trên đất liên và trên biển với A. Trung Quốc, Lào B. Lào, Campuchia C. Campuchia, Mianma. D. Trung Quốc, Campuchia Đáp án: D Câu hỏi: Điểm cực Nam – xã Đất Mũi của nước ta thuộc tỉnh nào dưới đây ? A. Bạc Liêu B. Cà Mau C. Sóc Trăng C. Kiên Giang Đáp án: B Thông hiểu Là khả năng hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng địa lí. Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen thuộc. 5
  6. Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu : - Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng. - Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng. - Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó. - Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic. Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: phân tích, giải thích, chứng minh, mô tả, phân biệt, Ví dụ: Câu hỏi: Vị trí địa lí nước ta thuận lợi cho A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt. C. phát triển nông nghiệp ôn đới. D. nền nông nghiệp nước ta có sự phân hóa sản phẩm theo vùng miền. Đáp án A Câu hỏi: Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí nằm A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. C. trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. D. liền kề cùng với nhiều nước có nét tương đồng về lịch sử văn hóa. Đáp án C Vận dụng thấp Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây: - So sánh các phương án giải quyết vấn đề; - Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được; - Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm, biểu tượng, đặc điểm đã biết, 6