Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng bài giảng E-Learning môn Lịch sử Lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương

doc 30 trang sangkien 31/08/2022 6521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng bài giảng E-Learning môn Lịch sử Lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_bai_giang_e_learning_mon_lich.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng bài giảng E-Learning môn Lịch sử Lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương

  1. “Áp dụng bài giảng e-Learning môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương”. SƠ YẾU LÍ LỊCH. - Họ và tên : Đỗ Thị Thuý - Ngày, tháng, năm sinh : Ngày 12 tháng 09 năm 1982. - Trình độ chuyên môn: CĐSP. Chuyên ngành: Sử - GDCD. Hệ: Chính quy. - Năm vào nghành : 2005. - Chức vụ và đơn vị công tác : Là Giáo viên Tổ Xã hội. Trường THCS Hồng Dương - Thanh Oai - Hà Nội. - Bộ môn giảng dạy : Lịch sử. - Chức vụ kiêm nhiệm: Là Giáo viên Tổng phụ trách. - Ngoại ngữ : Anh văn. - Các Danh hiệu đạt được: Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 là: + Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. + Giáo viên Tổng phụ trách Giỏi cấp Thành phố. Giáo viên: Đỗ Thị Thúy 1 Trường THCS Hồng Dương.
  2. “Áp dụng bài giảng e-Learning môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương”. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận: - Yêu cầu đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác nguồn học liệu mở của Bộ GD&ĐT. - Đổi mới phương pháp dạy học trong đó có phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh là một yêu cầu tất yếu và cấp bách của giáo dục nước ta hiện nay. - Xuất phát từ mục tiêu cấp học, mục tiêu môn học, định hướng chung về phương pháp dạy học môn Lịch sử THCS trong thời kì công nghệ phát triện như hiện nay, khai thác tối đa sự hỗ trợ, sự tương tác kĩ thuật của Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn học lịch sử nhằm: “ Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo”. 2. Cơ sở thực tế: - Yêu cầu đổi mới trong giáo dục, trong giảng dạy môn lịch sử giúp học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi nhằm góp phần giúp các em yêu thích môn lịch sử. - Chúng ta mở cửa với thế giới thì cũng kéo theo đó có “những làn gió lành” và “ những cơn gió độc” văn hóa “ùa” vào nước ta. Hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng những tinh hoa, văn hóa dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần mất đi trong một bộ phận giới trẻ. Khi chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Đặc biệt là những năm gần đây, khi kết quả thi tốt nghiệp Phổ thông và thi vào Đại học của môn Lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là vì sao lại như vậy? Có lẽ học sinh không thích học môn Lịch sử vì cho rằng đó chỉ là môn phụ, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự kiện. Và ngay cả ngoài xã hội cũng không xem trọng đối với môn học này. Vậy thì phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong môn Lịch sử? Đó là trăn trở của những Thầy, Cô tâm huyết, của nhà quản lý, của những thế hệ đi trước đã dày công vun dựng. Việc dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Từ năm 2006 – 2007, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo bắt đầu triển khai chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Vậy mục tiêu của chương trình đổi mới là gì ? Đó là nhằm thay đổi cách học và học theo hướng tích cực hóa hoạt Giáo viên: Đỗ Thị Thúy 2 Trường THCS Hồng Dương.
  3. “Áp dụng bài giảng e-Learning môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương”. động của học sinh mà một trong những phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và học là dạy học liên môn. Dạy học liên môn là dùng các kiến thức liên quan ở các bộ môn khác để bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ kiến thức mà các em đang được học trong các môn học. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Một trong những cách thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, văn vào bài giảng lịch sử nhằm giúp cho bài giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được “mềm hóa” hơn và tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học, đưa đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơn trong học môn Lịch sử. - Trong thực tế giảng dạy, tôi cố gắng tìm tòi ra một số phương pháp cụ thể nào đó để có thể giúp các em nâng cao kiến thức đồng thời cập nhật với sự tương tác lẫn nhau giữa các phương pháp học tập hiện đại. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Áp dụng bài giảng e-learning môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương”. Với đề tài này tôi không có tham vọng hướng dẫn cách làm bài giảng e – Learning hay một cái gì đó to tát mà chỉ khai thác ở một khía cạnh nhỏ thực tế đó là: “Áp dụng bài giảng e-learning môn lịch sử lớp 7 ở trường thcs Hồng Dương” - nơi tôi gắn bó và tâm huyết với các thế hệ học trò nhiều năm. a. Thuân lợi. - Khi thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự cổ vũ và giúp đỡ nhiệt tình của anh em đồng nghiệp. - Ngôi trường tôi đang làm công tác giảng dạy là ngôi trường có bề dày truyền thống và có nhiều thành tích cao trong các cuộc thi của giáo viên và học sinh. Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ và hiện đại thuận lợi cho việc áp dụng thực tế đề tài này. - Học sinh phần lớn là chăm ngoan, hiếu học, có ý chí, - Tôi được tham gia các lớp tập huấn về Công nghệ thông tin do Sở giáo dục, Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức do đó có cơ hội giao lưu học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp các nơi. b. Khó khăn. - Việc áp dụng Công nghệ thông tin thi không còn mới, nhưng học theo e – Learning thì còn khá mới mẻ. - Kĩ năng tin học của một số em còn hạn chế. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Tạo cho học sinh có thêm kênh học tập hiệu quả, qua đó bước đầu giúp các em học tập môn lich sử dễ dàng hơn, thú vị hơn, hiệu quả hơn. - Áp dụng CNTT trong dạy và học, khai thác lợi ích mà CNTT đem lại trong dạy và học theo tinh thần đổi mới phương pháp mà Bộ GD&ĐT triển khai. Giáo viên: Đỗ Thị Thúy 3 Trường THCS Hồng Dương.
  4. “Áp dụng bài giảng e-Learning môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương”. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Hồng Dương – Thanh Oai – Hà Nội. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Điều tra lấy ý kiến, phân tích, tổng hợp. - Mô tả, phân tích các vấn đề và đưa ra quan điểm cá nhân về cách khắc phục nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn. - Mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sự sáng tạo của giải pháp mới V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. - Trong năm học 2013- 2014. B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. - Qua một vài nội dung đài báo đưa tin và qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hiện nay nhiều học sinh không thích học môn học lịch sử, không nắm được lịch sử dân tộc cha ông dựng xây đất nước. Nguyên nhân thì nhiều song theo tôi thiết nghĩ một trong số đó là do phương pháp dạy, phương pháp tuyên truyền để thế hệ trẻ tiếp cận chưa thật dễ nhớ, dễ hiểu nên chưa có nhiều tình cảm của học sinh. - Trên thực tế, việc dạy và học lịch sử hiện nay còn một số vấn đề chưa thật phù hợp với sự phát triển của xã hôi, của văn hóa, của tư tưởng, của cái nhìn hiện tại. Do vậy, việc vân dụng linh hoạt các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cho việc dạy học môn lịch sử, đồng thời tăng hứng thú cho học sinh đòi hỏi người dạy phải không ngừng nỗ lực tìm tòi sáng tạo những kênh học tập hiệu quả, phong phú, vận dụng được những công nghệ mới phù hợp với nhu cầu nắm bắt thông tin của người học một cách thực tế. II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. - Để tìm hiểu sự yêu thích đối với môn học lịch sử tôi đã thực hiện một bài điều tra áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 7 tại trường THCS Hồng Dương với nội dung như sau: - Nội dung các câu hỏi và nội dung điều tra: Câu 1: Theo em việc học lịch sử là: A. Cần thiết . B. Bình thường. C. Không cần thiết, vì là môn phụ không thi. D. Khó học. Giáo viên: Đỗ Thị Thúy 4 Trường THCS Hồng Dương.
  5. “Áp dụng bài giảng e-Learning môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương”. Câu 2: Theo em việc học lịch sử hiện nay: A. Dễ hiểu. B. Khó hiểu. C. Hay nhưng khó nhớ. D. Chương trình nặng . Câu 3: Em muốn tiếp cận môn lịch sử như thế nào? A. Qua các phương tiện truyền thông. Xem phim về đề tài lịch sử. B. Các bài giảng có hỗ trợ CNTT C. Các bài giảng trên lớp và tự học ở nhà. D. Tất cả các hình thức trên Câu 4: Theo em học lịch sử khó nhất là gì? A. Các sự kiện lịch sử. B. Ngày, tháng, năm diễn ra sự kiện. C. Vận dụng thực tế và làm bài thi. D. Nhớ có hệ thống do không hiểu hết. Câu 5: Em đã được tiếp cận môn lịch sử qua những phương tiện nào? A. Xem phim về đề tài lịch sử. B. Qua các phương tiện truyền thông C. Các bài giảng trên lớp D. Các bài giảng có hỗ trợ CNTT. E. Các bài giảng trên lớp và tự học ở nhà. Câu 6: Em đã học lịch sử trên máy tính (trên mạng, trên đĩa, ) bao giờ chưa? A. Thường xuyên B. Chỉ khi cần. C. Có nhưng ít. D. Chưa bao giờ. Câu 7: Nếu học rồi em thấy có thích không ( nếu em đã học)? A. Có vì thú vị. B. Bình thường. C. Không thích. Câu 8: Nếu chưa học em có muốn tiếp cận với phương pháp tự học này không? A. Có. B. Không. C. Không quan tâm. Giáo viên: Đỗ Thị Thúy 5 Trường THCS Hồng Dương.
  6. “Áp dụng bài giảng e-Learning môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương”. Câu 9: Môn lịch sử cần hướng tới những vấn đề gì? A. Vấn đề xã hội nóng hổi (liên hệ thực tế). B. Hiểu biết lịch sử từ đó đề cao ý thức xã hội, trách nhiệm công dân. C. Giúp cho nhiều người hiểu biết về truyền thống. D. Tất cả nội dung trên Câu 10. Em đã học qua e - Learning chưa. A. Đã học rồi. B. Không biết e - Learning là gì. C. Có nghe nói nhưng chưa biết. Sau khi thực hiện phiếu điều tra với các em học sinh lớp 7 tại trường THCS Hồng Dương tôi thu được kết quả đánh giá như sau: - Phần lớn các em sợ học - Để các em không sợ, không ngại và yêu thích môn Lịch sử đòi hỏi phải có đồng bộ các giải pháp: chương trình, phương pháp tiếp cận, phương pháp dạy – học, trong đó phương pháp dạy – học có vai trò đặc biệt quan trọng. Một trong những phương pháp đó là phải đa dạng hóa cách học, đơn giản hóa kiến thức. Nhờ có sự hỗ trợ công nghệ thông tin mà sự kết hợp giữa phương pháp dạy - học truyền thống và phương pháp dạy - học hiện đại sẽ đem lại những hiệu quả tốt hơn. Việc thiết kế bài giảng e-Learning là một biện pháp nâng cao tay nghề, ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và cung cấp cho học sinh một kênh học tập mang lại hiệu quả. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH. Tôi xin trình bày vấn đề nghiên cứu ở các khía cạnh sau: - Soạn giảng một bài e- Learning. - Triển khai và áp dụng thực tế bài giảng e-learning. Sau đây tôi xin đi vào từng nội dung cụ thể: * Soạn giảng một bài e- Learning. Trong những năm gần đây, e-Learning thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều của các tổ chức giáo dục đào tạo, các đơn vị nghiên cứu, triển khai công nghệ thông tin, đặc biệt là sự quan tâm của các trường đại học và các viện nghiên cứu. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng e-Learning được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ XXI. Vậy e-Learning là gì? (Tôi xin phép được trích dẫn một số nội dung trong tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Adobe presenter của tác giả Quách Tuấn Ngọc – Cục trưởng cục công nghệ thông tin Bộ Giáo dục và đào tạo.) và một số yêu cầu riêng đối với môn học Lịch sử ở cấp THCS. 1. Hiểu khái niệm e - Learning là gì? - Có thể xem e-Learning như một phương thức dạy học mới, bổ sung và hỗ trợ cho các phương thức đào tạo truyền thống, tạo ra thêm cơ hội được học cho Giáo viên: Đỗ Thị Thúy 6 Trường THCS Hồng Dương.