Kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn Lịch sử

doc 9 trang sangkien 27/08/2022 5940
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockinh_nghiem_giang_day_va_hoc_tap_mon_lich_su.doc

Nội dung text: Kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn Lịch sử

  1. KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ Cũng như các môn học khác, môn học Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. HOÀN CẢNH NẢY SINH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM Cũng như các môn học khác, môn học Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành, Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. - Người giáo viên trong dạy học Lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh - Đa số học sinh coi bộ môn Lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng (vì giáo viên cũng chỉ nói những nội dung trong sách giáo khoa). Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa, lại càng không biết làm nảy sinh những vấn đề lịch sử cần được giải quyết. Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu. Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình. Muốn làm được điều đó người dạy Lịch sử phải biết hướng dẫn một cách khoa học, có mục đích, có kế hoạch. Nếu giáo viên biết phát huy nội lực từ phía người học thì sẽ nâng cao được chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học. Bản thân tôi là người giảng dạy Lịch sử lớp 9 liên tục 15 năm, thấy được những khó khăn trong quá trình giảng dạy (về quan niệm lệch lạc, về hạn chế ở người dạy và người học); từ đó đã chú ý áp dụng phương pháp mới trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 9: dạy cho học sinh kỹ năng ghi nhớ logic, biết tìm điểm đáng chú ý để tiếp tục triển khai những ý khác, so sánh, lập dàn ý, lập bảng hệ thống hoá, rèn luyện cho học sinh kỹ năng và thói quen trình bày các nội dung đã học bằng lời của mình. Phần I: Hoàn cảnh nảy sinh áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (PDF)
  2. Options Disable Get Free Shots • Trang chủ • Giới thiệu • Lịch sử VN • THCS NĐChiểu • Trao đổi • Trạng Việt Nam • Download
  3. thanhbinh’s Weblog Dòng thông tin cho bài viết | RSS của phản hồi Tìm ki?m • Mục lục o Giới thiệu o Lịch sử VN o THCS NĐChiểu ▪ Thông báo ▪ Đáp án đề thi TS lớp 10 – 2008 – Khánh Hòa o Trao đổi o Trạng Việt Nam o Download ▪ Các chương trình, phần mềm ▪ Chuyển bảng mã cho bảng tính Excel ▪ Chương trình hỗ trợ sắp xếp-EXCEL ▪ Chương trình tính điểm, xếp loại HS ▪ Tư liệu giảng dạy ▪ Hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử ▪ Tin học ▪ BGĐT – Tin học 6 – Bài “Vì sao cần có HĐH” ▪ BGĐT-Tin học 6-Bài 1 ▪ Toán 6 ▪ BGĐT – Toán 6 – 3 điểm thẳng hàng ▪ BGĐT – Toán 6 – Bài Phép cộng và phép nhân ▪ BGĐT – Toán 6 – Tia ▪ BGĐT – Toán 6 – Đường thẳng đi qua hai điểm ▪ BGĐT_Toán 6_Tiết 6: Luyện tập ▪ Thực hành “Trồng cây thẳng hàng” ▪ Văn bản ▪ Quy chế đánh giá xếp loại HS ▪ Quyết định ban hành mẫu TN THCS ▪ Thể thức trình bày văn bản • • Bài viết mới o Ý kiến GV
  4. o Phân biệt Giáo án và BGĐT o văn bản Hướng dẫn năm học mới về CNTT o ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2008 – 2009 o Một số kinh nghiệm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan • Giáo dục o Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau. • Nhịp sống số o Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau. • Tìm ki?m • Số lượt xem o 116,045 lượt PHƯƠNG PHÁP VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Posted on Tháng Sáu 21, 2008 by thanhbinh81 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Phúc Tuy Trưởng khoa CBQL& Nghiệp vụ Trường CĐSP Bình Dương 1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì? - Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới - Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có. Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm,đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế , không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ. “ sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được , góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên. 2. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào?Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên: + Tính mục đích: - Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách Đội TNTP.Hồ Chí Minh? - Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? ( nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học ) + Tính thực tiễn :
  5. - Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình, công tác Đội TNTP ở nơi mình công tác. - Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn ) + Tính sáng tạo khoa học: - Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. - Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN - Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. - Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng. Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này. + Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN: - Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN ( có dẫn chứng các kết quả,các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ ) - Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày ( Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? ) Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN : + Phải có thực tế ( đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của công tác Đội TNTP ở địa phương, cơ sở nới mình công tác ) + Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề. + Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc: - Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung,thể hiện tính logic của đề tài -Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.Khi xác định một phương pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các yếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp?Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào?Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó?Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả? + Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng. 3. Mức độ và cách giới thiệu SKKN: Có thể chia SKKN thành 2 mức độ như sau: + Tường thuật kinh nghiệm: tác giả kể lại những suy nghĩ, những việc đã làm,những cách làm đã mang lại những kết quả như thế nào? Ở mức độ tường thuật, tác giả cần: - Làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác giảng dạy, giáo dục ở cơ sở ( mô tả công việc tiến hành theo trình tự logic). - Mô tả các kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Tuy nhiên cần tránh việc kể lể dài dòng, dàn trải biến bản SKKN thành một bản báo cáo thành tích hoặc một bản báo cáo tổng kết đơn thuần. Điều này sẽ làm cho bản SKKN kém giá trị, thiếu tính thuyết phục. + Phân tích kinh nghiệm: Ở mức độ này, tác giả cần thực hiện được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm. Ngòai ra cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và
  6. những mặt còn hạn chế của SKKN đã thực hiện,hướng phát triển nâng cao của đề tài ( nếu có thể ). Trong việc phân tích , tác giả cần phải : - Mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa,lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng. - Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện điều kiện khách quan. - Rút ra những kết luận khái quát hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả SKKN ( những điều kiện cần bảo đảm, những bài học kinh nghiệm ) và mở rộng, phát triển SKKN. 4.Các bước tiến hành viết một SKKN: +Chọn đề tài ( đặt tên đề tài ): Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như : - Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một nội dung kiến thức cụ thể ) - Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh - Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh - Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( Ví dụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội ) - Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh ( VD: Tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao,bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên, bồi dưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội,triển khai chương trình rèn luyện đội viên,xây dựng một mô hình họat động Đội, tổ chức bồi dưỡng một số kỹ năng cụ thể cho phụ trách chi đội, BCH đội,phụ trách sao ) Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học ( viết SKKN ) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề. Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu : - Đúng ngữ pháp. - Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác. - Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đề tài. + Viết đề cương chi tiết: Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao ? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần: - Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu. - Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài. -Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài. + Tiến hành thực hiện đề tài: