Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

doc 8 trang sangkien 13200
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_viet_sang_kien_kinh_nghiem.doc

Nội dung text: Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

  1. HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Một số thuật ngữ: + Sáng kiến: là ý tưởng, là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm việc mới, giải pháp mới khi thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. + Kinh nghiệm: là những gì con người tích lũy được trong hoạt động thực tiễn. + Chọn đề tài: là việc xác định lĩnh vực nghiên cứu. + Đặt tên đề tài: là giới hạn rõ phạm vi và nội dung nghiên cứu. Người viết SKKN nên chọn đề tài ở lĩnh vực mình đã trải qua công tác, ở những công việc mà mình đang đảm nhiệm và thực hiện đạt hiệu quả cao để viết SKKN. Người viết không nên chọn và viết theo sở thích của mình, lại càng không nên tưởng tượng để viết thành một SKKN. Tóm lại, việc lựa chọn và đặt tên đề tài là việc làm đầu tiên trước khi viết SKKN. Việc này, người viết SKKN cần xác định kỹ nội dung mình định viết, lựa chọn vấn đề mình đã nắm vững một cách thấu đáo trong quá trình công tác. Sau đó, phải thận trọng lựa chọn từ ngữ thích hợp để đặt tên đề tài. Có như vậy, việc khởi đầu để viết một SKKN mới có thể thành công. 2. Định hướng nghiên cứu các đề tài SKKN - SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường. - SKKN về hoạt động tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị. - SKKN trong thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập. - SKKN trong việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo định hướng cá thể hóa. - SKKN trong tổ chức học 2 buổi/ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường. - SKKN về nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp. - SKKN về cải tiến nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội. - SKKN trong công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp. - SKKN trong việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử, nhất là phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. - SKKN huy động học sinh dân tộc thiểu số đến trường, lớp học, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy – học. - SKKN về công tác xã hội hóa giáo dục, công tác xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực. 1
  2. - Đồ dùng dạy học tự làm được đánh giá như một cải tiến, SKKN. (Kèm thuyết minh). - v v 3. Yêu cầu chung: a)Về hình thức viết SKKN: SKKN có thể viết theo các yêu cầu sau: + Viết theo lối báo cáo thực tế : Cách viết này kinh nghiệm rút ra từ những thực tế việc làm cụ thể. Ở phần cuối của báo cáo có nêu ra khái quát những bài học kinh nghiệm; hình thức này áp dụng trong trường hợp báo cáo, trình bày ở hội nghị sơ, tổng kết hoặc chuyên đề. + Viết theo lối tường thuật: Theo cách này, người viết nêu lên những cải tiến, SKKN trong chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công tác khác của mình, thông qua những hoạt động cụ thể. Những hoạt động được chọn phải thật điển hình, tiêu biểu, phục vụ cho nội dung đề tài đã được xác định. Điều chủ yếu là thông qua những hoạt động cụ thể này, người viết phải nêu lên được cụ thể, hợp lý cách làm mới, có tính sáng tạo, sáng kiến cải tiến, để giải quyết một thực tế về chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công tác của mình có kết quả tốt; cần nêu quá trình các hoạt động này theo diễn biến thời gian của giai đoạn trước và sau khi tác động các biện pháp chỉ đạo, quản lý, giáo dục, giảng dạy. Đây là cách viết phổ biến đối với cá nhân. + Viết dưới hình thức tổng kết kinh nghiệm: Cách viết này mang tính tổng hợp, khái quát, đòi hỏi người viết phải dùng lý luận về giáo dục học, tâm lý học để phân tích, đánh giá thực tế giáo dục. Cách viết này thường áp dụng trong việc tổng kết đánh giá kinh nghiệm một cách toàn diện đối với một đơn vị hoặc một vấn đề lớn. b)Về nội dung: SKKN có thể làm một bài viết: -Nói lên một sáng kiến, một số suy nghĩ về một vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ. -Trao đổi, đề xuất kinh nghiệm về một vấn đề, một tiết dạy, một chương, một khía cạnh, một phân môn, trong phạm vi hoạt động giáo dục. Tuy nhiên nên chọn một vấn đề, một khía cạnh, trong nội dung hoạt động giảng dạy, giáo dục để viết, không nên chọn vấn đề quá lớn, quá rộng và chung chung. Càng thu hẹp phạm vi thì vấn đề được viết càng dễ tập trung, càng sâu sắc. Ngoài ra cũng cần chú ý tới tính khả thi trên thực tế giảng dạy trên lớp. 4. Yêu cầu về bố cục: Phần nội dung bài viết, gồm các phần cơ bản sau: A. LỜI NÓI ĐẦU(ĐẶT VẤN ĐỀ) Lời nói đầu của một đề tài SKKN tương tự như phần nhập đề của một bài tập làm văn. Nó giới thiệu để người đọc biết tại sao tác giả lại chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác. Đề tài của mình định viết, có ai từng viết chưa? Vì vậy, lời nói đầu của một SKKN có thể gồm các phần: Nêu lý do chọn đề tài và chỉ rõ giới hạn đề tài. 1/ Lý do chọn đề tài: Trước khi viết phần này khi viết phải tập trung vào nội dung các gợi ý sau: - Tại sao tác giả chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác? - Đề tài này giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn giảng dạy, công tác? 2
  3. - Đề tài này có ai nghiên cứu chưa? Tác giả? Phạm vi nghiên cứu? Đề tài do mình viết Cái mới ở chỗ nào? Nhằm giải quyết vấn đề gì? Việc nghiên cứu lần này có khác gì so với các tác giả khác? - Cơ sở nghiên cứu đề tài: Phần Lời nói đầu phải viết đầy đủ hai phần sau: a) Cơ sở lý luận: chính là các căn cứ của những yêu cầu, mục tiêu được đặt ra trong các Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các thông tư, quy chế của ngành giáo dục- đào tạo có liên quan đến đề tài nghiên cứu. b) Cơ sở thực tiễn: chính là thực trạng khách quan còn hạn chế, không đạt được các yêu cầu, các chỉ tiêu đã đề ra theo quy định. Nhưng nếu tác giả vận dụng sáng tạo từ những phương pháp có sẵn hoặc tìm ra phương pháp mới để thực hiện (không được trái với nguyên tắc, nguyên lý, điều lệ ) thì sẽ đạt được kết quả tốt hơn hoặc gần đạt các tiêu chí đề ra. Hơn nữa, giữa lý luận và thực tiễn luôn có sự gắn kết nhau. Từ thực tiễn khái quát thành lý luận, rồi lý luận ấy được đem ra kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nói cách khác là đem áp dụng lý thuyết vào thực hành thì mới thấy lý luận có những điểm lạc hậu, chưa phù hợp, cần bổ sung sửa đổi để đạt hiệu quả cao hơn. Đúc kết lại những việc mà bản thân người viết đã bổ sung, sửa đổi, có hướng đề xuất mới và thực hiện đạt hiệu quả, làm chuyển biến đối tượng so với thực trạng cũ thì cái đó chính là SKKN. 2/ Phạm vi đề tài: Là phần giới hạn của đề tài, khẳng định phạm vi nghiên cứu và khả năng áp dụng của SKKN. Để xác định được phạm vi đề tài hay còn gọi là giới hạn của đề tài, đòi hỏi người viết phải nêu rõ là đang nghiên cứu vấn đề gì? Trong vấn đề đó nghiên cứu phần nào? Phần nào chưa nghiên cứu? B. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Phần thực trạng là phần nêu lên số liệu, tình hình trước khi thực hiện những giải pháp mới. Đó là tình hình làm cho người viết thấy cần phải nghiên cứu tìm ra giải pháp mà mình cho là tốt hơn để khắc phục tình hình nhằm đạt được những yêu cầu, làm chuyển biến đối tượng. Đây là yếu tố trước tiên phải được nêu ra từ thực tiễn hoạt động công tác, các khó khăn, trở ngại là cơ sở làm nảy sinh những CT, SKKN. Không nêu những khó khăn, trở ngại, hiệu quả, hạn chế thì người đọc không hiểu tại sao lại có những sáng kiến, biện pháp nêu ở phần sau. +Lưu ý những hạn chế khi viết phần thực trạng tình hình: - Các số liệu đưa vào bảng biểu phải là số liệu có thật và có liên quan đến tình hình. Nếu không có số liệu hoặc số liệu chưa đủ thuyết minh làm rõ thực trạng theo đề tài thì phần thực trạng tình hình không đạt, cũng có nghĩa là SKKN không đạt. - Viết phần thực trạng tình hình phải chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, để có cơ sở đề ra giải pháp khắc phục. Có tác giả chỉ nêu nguyên nhân một cách chung chung, đỗ lỗi cho nguyên nhân khách quan mà không thấy được hạn chế chủ quan của người cán bộ quản lý, của giáo viên. - Có tác giả khi viết thực trạng không nghiên cứu kỹ nguyên nhân chủ quan, khách quan mà đỗ lỗi cho người dạy lớp dưới hoặc người quản lý trước. Việc làm này không đảm bảo được cả tính khoa học và đạo đức. Lại càng sai lầm hơn khi muốn nêu lên một thực 3
  4. trạng không tốt, đỗ lỗi cho người đi trước với mục đích làm nổi bật những giải pháp mà mình đang làm là có hiệu quả cao hơn. Tóm lại, viết phần tình hình thì phải nêu đúng thực chất đồng thời phải phân tích cặn kẽ, chỉ rõ nguyên nhân làm phát sinh tình hình để có cơ sở đề ra giải pháp mới khắc phục hạn chế đó. Cách viết có thể trình bày theo hai phần riêng hoặc đan xen nhau đều được nhưng nhất thiết phải đảm bảo đủ hai nội dung trên với một dung lượng thích hợp thì phần thực trạng đề tài của một SKKN mới đạt yêu cầu. C. CÁC GIẢI PHÁP * Yêu cầu của một giải pháp trong SKKN: + SKKN là một đề tài khoa học. Vì vậy, một giải pháp được nêu trong SKKN phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn. Một giải pháp được nêu trong SKKN không phải được hình thành từ sự tưởng tượng mà nó chính là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn trong công tác. Nhưng không phải cứ gặp khó khăn, trở ngại trong thực tiễn, rồi nghĩ ra một cách làm tùy tiện là có SKKN. Trên cơ sở nắm vững lý luận, nắm vững chủ trương chính sách, nắm vững nguyên lý, nguyên tắc quản lý, nguyên tắc giáo dục, phương pháp dạy học, người viết SKKN nghĩ ra cách làm mới hơn để đạt hiệu quả tốt hơn thì đó mới là một giải pháp trong SKKN. * Trình tự chọn lọc, sắp xếp công việc đã làm thành những giải pháp: Tác dụng của SKKN, lợi ích của SKKN chủ yếu nằm ở phần giải pháp. Vì SKKN là một đề tài khoa học có tính thực tiễn cao, nên không thể viết dàn trải ra thành hàng chục giải pháp. Nếu làm như vậy, những giải pháp ấy cũng không thể đúc kết lại thành những quy trình để cho người khác học tập được. Có thể trình bày các giải pháp theo trình tự thời gian, hoặc theo tầm quan trọng của các giải pháp. Vấn đề là người viết phải chỉ rõ, đi sâu vào nội dung nào, phần nào để từ đó khái quát công việc đã làm, góp phần bổ sung vào lý luận và thực hiện mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn. +Cách trình bày các giải pháp trong một SKKN như sau: - Cách thứ nhất: Trình bày những việc làm rồi giải thích: Cách làm này chỉ ra được lý do, vì sao thực hiện như vậy; chỉ ra được kết quả, lợi ích của giải pháp và cách thức quy trình của giải pháp. - Cách thứ hai: Nêu lý do, trình bày cách làm, cho ví dụ, giải thích. Cách này về cơ bản giống như cách thứ nhất nhưng có ưu điểm hơn ở chỗ chỉ ra những hạn chế trong thực tiễn, đề ra được những giải pháp có tính thuyết phục hơn. Có thêm ví dụ, càng làm rõ hơn những yêu cầu bức xúc cần có giải pháp mới. Trên cơ sở trả lời nội dung các câu hỏi: vì sao phải làm như vậy? làm như vậy có lợi gì cho đối tượng? có hiệu quả gì hơn so với cách làm cũ, phương pháp cũ?, người viết nâng lên thành lý luận. - Cách thứ ba: Nêu nguyên tắc, nêu cách làm cũ và đề ra giải pháp mới: Trình bày theo cách này chứng tỏ người viết nắm vững lý luận, nguyên lý, nguyên tắc, hiểu rõ tình hình thực tế bức xúc, chỉ ra những khó khăn trong thực tiễn đòi hỏi phải có sự sáng tạo và minh họa cách làm mới có tính khả thi thì giải pháp đó mới có tính thuyết phục. 4