Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - Chương trình cả năm

doc 28 trang sangkien 9700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - Chương trình cả năm

  1. Ngày soạn: 03/9/2009 Chủ điểm tháng 9 Truyền thống nhà trường I. Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, trường, nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS - Tự hào và trân trọng truyền thống của lớp, của trường - Tự xác định trách nhiệm của bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó. II. Nội dung của hoạt động chủ điểm - Bầu cán sự lớp - Hướng dẫn học sinh: + Thảo luận nhiệm vụ của HS cuối cấp + Thảo luận tặng kỷ vật lưu niệm trường + Chuẩn bị và tổ chức thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống trường. - Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1 Bầu cán bộ lớp 1. Yêu cầu giáo dục: - Thống nhất phương hướng học của lớp trong năm và giúp HS hiểu trách nhiệm của mỗi bản thân các em. - Chọn đội ngũ cán bộ lớp có tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo để góp phần phát huy truỳen thống của trường, của lớp. - Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung - Tổng kết, đánh giá hoạt động của lớp, cán bộ lớp năm trước - Vạch phương hướng cho năm mới - Bầu ban cán sự lớp b. Hình thức: - Báo cáo và thảo luận - Bầu cán bộ lớp. 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Phương tiện: - Bản tổng kết năm học lớp 8 - Bản phương hướng năm học lớp 9. - Phiếu bầu - Một số tiết mục văn nghệ b. Về tổ chức: - Cán bộ lớp họp lớp để: Đánh giá hoạt động lớp 8, thống nhất phương hướng hoạt động năm học mới, phân công chuẩn bị cụ thể (viết tổng kết năm cũ, phương hướng năm mới, điều khiển chương trình, trang trí lớp, một số tiết mục văn nghệ.) 1
  2. - Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn bản dự thảo tổng kết - Học sinh chuẩn bị đóng góp ý kiến. 4. Tiến hành hoạt động: a. Khởi động: - Hát tập thể “Em yêu trường em” b. Thảo luận: - Đọc báo cáo và phương hướng năm học mới (Lớp phó phụ trách học tập) c. Bầu cán bộ lớp mới: - Lớp trưởng cũ điều khiển chương trình và nhắc lại tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ lớp. - Đề nghị ứng cử - Đề cử - Bầu ban kiểm phiếu (5 người) - Tiến hành bầu: Phát phiếu cho toàn bộ thành viên của lớp - Kiểm phiếu và công bố kết quả. - Cán bộ lớp mới lên nhận nhiệm vụ và phát biểu. - GVCN phát biểu ý kiến. d. Văn nghệ: Cho lớp lần lượt tham gia các tiết mục văn nghệ 5. Kết thúc hoạt động Hoạt động 2 Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp trung học cơ sở 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu nhiệm vụ của HS cuối cấp. - Tự xác định trách nhiệm bản thân trong học tập - Biết sử dụng biện pháp hợp lý, có hiệu quả 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung: - Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh cuối cấp THCS. - Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. - Các biện pháp thực hiện b. Hình thức: Trao đổi, thảo luận 3. Chuẩn bị hoạt động a. Phương tiện: - Điều 13, 38, 29, 31 Công ước về quyền trẻ em - Một số câu hỏi thảo luận C1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì? C2: Là HS lớp 9 bạn thấy mình phải thực hiện tốt các nhiệm vụ đó như thế nào? C3: Là HS lớp 9 bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì? C4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, cần những biện pháp gì? - Giấy khổ lớn, bút da - Một số tiết mục văn nghệ: Tập thể 2, cá nhân 4. b. Về tổ chức: 2
  3. - GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động - Cán bộ lớp phân công các công việc cụ thể + Xây dựng chương trình + Cử người điều khiển chương trình, thư ký (Đoàn Xuân Quyên) + Cử người mời đại biểu, phân công trang trí lớp, kê bàn ghế (tổ 1) + Phân công NTD chuẩn bị các tiết mục văn nghệ 4. Tiến hành hoạt động a. Khởi động: Hát tập thể - Người điều khiển (ĐXQ) nêu câu hỏi (4 câu) - Yêu cầu các bạn thảo luận theo nhóm và cử một thư ký lên viết vào các giấy khổ to dán trên bảng (mỗi tổ một câu) - Yêu cầu các tổ khác xem xét và đưa ra nhận xét, bổ sung - Người điều khiển gợi ý nói rõ thêm về ý nghĩa biện pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS lớp 9. + Phải hoàn thành chương trình các môn học có kết quả. + Phải đỗ tốt nghiệp THCS + Phải rèn luyện đạo đức tốt + Hát tập thể 5. Kết thúc hoạt động - GVCN nhận xét và đưa ra đánh giá của mình Hoạt động 3. Thảo luận về tặng kỷ vật lưu niệm cho trường 1. Yêu cầu giáo dục - Giúp HS + Hiểu ý nghĩa của tặng kỷ vật lưu niệm cho trường của học sinh cuối cấp THCS. + Có tình cảm lưu luyến, gắn bó với trường, lớp, với thầy cô giáo và bạn bè, mong muốn để lại kỷ niệm đẹp cho trường. + Tích cực học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung - Chọn phương án tặng kỷ vật cho trường - Xây dựng kế hoạch thực hiện b. Hình thức - Thảo luận - Xây dựng kế hoạch tặng kỷ vật cho trường 3. Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện - Bản dự thảo kế hoạch tặng kỷ vật lưu niệm cho trường (cô chủ nhiệm, cán bộ lớp, “Thương Mến chủ trì bản dự thảo”) - Một số tiết mục văn nghệ (tập thể, cá nhân) b. Về tổ chức 3
  4. - Cán bộ lớp dự thảo tặng kỷ vật - GVCN góp ý cho bản dự thảo - Mỗi học sinh chuẩn bị dự kiến về tặng kỷ vật và kế hoạch thực hiện. - Phân công người điều khiển chương trình (Bạn phụ trách văn nghệ) thư ký (lớp phó học tập) - Mỗi tổ cử một thành viên tham gia tiíet mục văn nghệ - Tổ 2, 3 trang trí, tổ 1, 2 kê bàn ghế 4. Tiến hành hoạt động a. Khởi động - Hát tập thể (phụ trách văn nghệ cất) - Chơi trò chơi b. Thảo luận về tặng kỷ vật lưu niệm cho trường - Em Thương Mến trình bày ý nghĩa của việc tặng kỷ vật - Viết lên bảng một số gợi ý về kỷ vật + Trồng cây lưu niệm + Xây dựng tập san về các hoạt động của lớp để tặng nhà trường + Xây dựng bồn hoa lưu niệm - Lớp thảo luận, phân tích để chọn một hình thức kỷ vật phù hợp với trường mình. c. Xây dựng kế hoạch để thực hiện - Tiết mục văn nghệ (cá nhân) - Cả lớp thảo luận - Chủ trì bản dự thảo đưa ra các câu hỏi để cho các tổ thảo luận rồi đưa ra câu trả lời đã thống nhất. 1. Xác định mục tiêu cần đạt là gì? 2. Những công việc cần làm để đạt mục tiêu đó? 3. Thời gian thực hiện trong bao lâu và khi nào bắt đầu? + Yêu cầu mỗi tổ đưa ra ý kiến. + Thống nhất ý kiến + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, nhóm, tổ + Thư ký thông qua kế hoạch thực hiện - Tiết mục văn nghệ - Người điều khiển chương trình chốt lại kỷ vật đã chọn và nhắc nhỡ các thành viên hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ đã phân công. - Hát tập thể 5. Kết thúc hoạt động - GVCN nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt - Cảm ơn những gì các em đã đang và sẽ làm cho trường. Hoạt động 4 Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường 1. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: 4
  5. - Hiểu về truyền thống của lớp, của trường. - Tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp của trường. - Phát biểu tư duy ngôn ngữ, kỹ năng viết, vẽ giao tiếp, hợp tác. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung Ca ngợi truyền thống của lớp, của trường. b. Hình thức - Thi viết, vẽ, làm thơ. - Trò chơi 3. Chuẩn bị hoạt động. a. Về phương tiện - Giấy A3, bút màu, băng dính - Gợi ý một số chủ đề để các tổ lựa chọn + Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn + Cảnh sinh hoạt của lớp của trường + Chân dung những học sinh học giỏi + Chân dung các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi - Biểu điểm - Một số tiết mục văn nghệ b. Về tổ chức - GVCN nêu chủ đề hoạt động, mục đích, yêu cầu và gợi ý và một số chủ đề để HS suy nghĩ và lựa chọn - Lớp thảo luận nhằm: + Thống nhất yêu cầu, nội dung, kế hoạch chương trình hoạt động + Phân công người điều khiển chương trình và thư ký + Cử ban giám khảo (GVCN 4 cán sự lớp) + Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ và một câu hỏi về truyền thống của trường, phân công 2 HS dự thi sáng tác thơ. + Phân công để trang trí lớp, mua tặng mới đại biểu (phụ trách đội, đoàn, ban giám hiệu) 4. Tiến hành khởi động a. Khởi động - Hát tập thể - GVCN nêu chủ đề, mục đích, yêu cầu hoạt động b. Thi vẽ (người chủ trì hoạt động điều khiển) - Dán các chủ đề lên bảng và yêu cầu các tổ thảo luận để chọn chủ đề - Các tổ vẽ tranh trong thời gian quy định - Các tổ trưng bày tranh theo chủ điểm - Thảo luận tranh của các tổ (nội dung + hình thức) - Đại diện tổ trưng bày ý kiến của tổ mình về bức tranh của tổ bạn, tổ mình. c. Trò chơi 5
  6. Người điều khiển lần lượt giới thiệu đại diện của từng tổ lên đọc câu hỏi, câu đố của tổ mình cho cả lớp nghe. - Các thành viên của tổ khác đều có quyền trả lời câu hỏi đó. Ai trả lời đúng GVCN sẽ tặng quà. d. Thi sáng tác thơ theo chủ điểm ca ngợi truyền thống nhà trường. - Mỗi tổ sáng tác một bài thơ - Hết thời gian quy đinh người điều khiển thu bài thơ và đọc lần lượt các bài thơ cho cả lớp nghe. - Ban giám khảo cho điểm từng tổ. e. Văn nghệ: Tiết mục cá nhân của các tổ - Đại diện ban giám khảo công bố kết quả - GVCN tặng quà. 5. Kết thúc hoạt động GVCN nhận xét và tuyên dương những học sinh tích cực. 6
  7. Ngày soạn: 01/10/2009 Chủ điểm tháng 10 Chăm ngoan học giỏi I. Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: - Nhận thức sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa tháng 9 – 1945 và thư gửi nghành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968. - Xác định trách nhiệm học tập tích cực theo lời dạy Bác Hồ để kết quả tốt nhất trong kỳ thi cuối cấp THCS. - Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện tiến bộ. II. gợi ý Nội dung hoạt động của chủ điểm - Tổ chức hoạt động “ Lễ đăng ký thi đua học tập tốt” - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa tháng 9 – 1945 và thư gửi nghành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968. - Tổ chức hoạt động “Thi tìm hiểu thư Bác Hồ” - Tổ chức sinh hoạt chủ đề “Em là nhà khoa học” - Tổ chức sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm tự chọn. - Đánh giá kết quả của hoạt đông chủ điểm. III. gợi ý Tiến hành một số hoạt động cụ thể: Hoạt động 1 Lễ đăng ký thi đua học tập tốt 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao. - ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn vươn lên. - Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung - Đưa các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của lớp, các biện pháp thực hiện. - Các tổ chức và cá nhân đăng ký thi đua. - Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết. b. Hình thức: - Lễ đăng ký thi đua và văn nghệ 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Phương tiện: - Bản đăng ký thi đua của cá nhân - Bản đăng ký thi đua của lớp, tổ 7