Chia sẻ kinh nghiệm chủ nhiệm lớp và kinh nghiệm giảng dạy theo mô hình VNEN

pdf 9 trang sangkien 9140
Bạn đang xem tài liệu "Chia sẻ kinh nghiệm chủ nhiệm lớp và kinh nghiệm giảng dạy theo mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfchia_se_kinh_nghiem_chu_nhiem_lop_va_kinh_nghiem_giang_day_t.pdf

Nội dung text: Chia sẻ kinh nghiệm chủ nhiệm lớp và kinh nghiệm giảng dạy theo mô hình VNEN

  1. 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN : Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động của lớp: đầu giờ điều khiển lớp ( đọc 10 bước học tập, 6 quy tắc trong nhóm, bảng cửu chương, ) Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc cho các Phó chủ tịch, các trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát, nắm bắt đầy đủ mọi tình hình trong lớp để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh, điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó báo cáo giáo viên chủ nhiệm. 2. TRÁCH NHIỆM CỦA 3 PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN (Tùy theo số học sinh của mỗi lớp có thể 2 PCT Hội đồng tự quản và tùy chọn các ban cho phù hợp) :  Phó chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách Ban học tập, ban đối ngoại : theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách và giao nhiệm vụ cho các trưởng ban : • Trưởng ban học tập : theo dõi việc chuẩn bị đồ dùng học tập, bài học ở nhà, bài học ở lớp của các thành viên trong lớp. Trong học tập quan sát và giúp đỡ các bạn làm bài chưa tốt phải hỗ trợ cho các bạn. Theo dõi bạn nào chưa tích cực phối hợp với nhóm, không chịu học, • Trưởng Ban đối ngoại : theo dõi hàng ngày có những ai đến thăm lớp và giới thiệu về từng góc học tập trong lớp cho khách đến thăm.  Phó chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách Ban văn nghệ, Ban quyền lợi : theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách và giao nhiệm vụ cho các trưởng ban : • Trưởng ban văn nghệ : điều hành, tổ chức trò chơi, những bài hát của mỗi tiết học, tiết sinh hoạt lớp, giúp cho các thành viên trong lớp thư giản và hứng thú trong học tập. • Trưởng Ban quyền lợi : theo dõi hàng ngày có những thầy cô nào bỏ tiết học, dạy quá giờ, xúc phạm học sinh, dạy quá giờ, Theo dõi những bạn chửi thề, nói tục hoặc nói những lời không hay cập nhật vào nhất ký của ban và báo cáo về thầy cô chủ nhiệm.  Phó chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách Ban sức khỏe, Ban vệ sinh : theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách và giao nhiệm vụ cho các trưởng ban : • Trưởng ban sức khỏe : cập nhật và nhắc nhở những bạn chưa đánh dấu điểm danh vào góc “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, những bạn bị bệnh chăm sóc bạn ở phòng YTHĐ, động viên những bạn hay nghỉ học, • Trưởng Ban vệ sinh : theo dõi hàng ngày những nhóm nào trực nhật lớp tốt, trực nhật lớp chưa tốt, chăm sóc cây kiểng, bồn hoa, Nhắc nhở và giúp đỡ các nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. • Tất cả Chủ tịch, các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản, Trưởng ban có nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong Ban thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động có liên quan. Tất cả đầu phải ghi lại nhật ký hàng ngày cụ thể. Ngoài ra nhắc nhở các thành viên trong ban viết nhật - 1 -
  2. ký những điều em yêu thích, chia sẻ qua nhịp cầu bè bạn, điều em muốn nói, câu chuyện vui, em xi hứa. • Báo cáo của các ban này vào tiết sinh hoạt lớp. 3. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÓM TRƯỞNG : - Điều hành nhóm, nhóm trưởng phải linh hoạt và phân công từng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, các thành viên trong nhóm phải tích cực học tập. - Yêu cầu nhóm đọc thầm mục tiêu bài học. - Yêu cầu các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời nối tiếp. Nếu bạn nào không trả lời được, nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm hỗ trợ cách làm. - Nhóm trưởng hướng dẫn kiểm tra, dò bài (đối với bài học thuộc lòng). - Khi cần sự hỗ trợ của giáo viên, nhóm đưa bảng xin hỗ trợ. 4. CÁCH ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN LÔGÔ : GV quy định lôgô như sau :  GV gõ 1 cái là cá nhân.  GV gõ 2 cái là cặp.  GV gõ 3 cái là nhóm.  GV gõ 5 cái là cả lớp. ( Lưu ý : GV chỉ dùng cây viết để viết bảng gõ nhẹ để HS biết ký hiệu thực hiện theo hiệu lệnh lôgô rất dễ dàng, còn đính lôgô cho từng hoạt động hay quên ) 5. CÁCH ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THEO LÔGÔ : a. Cách điều hành cá nhân : Các cá nhân trong nhóm thực hiện nhiệm vụ theo lôgô thực hiện bài tập. Nhóm trưởng quan sát các thành viên trong nhóm, hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ với bạn (Trong khi làm bài tập có điều gì không hiểu thì cá nhân hoặc nhóm trưởng giơ mặt đỏ thì GV hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời). Khi xong nhóm trưởng có trách nhiệm báo hiệu giơ mặt cười giáo viên kiểm tra 1 – 2 em trong nhóm rồi cho các em kiểm tra chéo với nhau trong nhóm đúng thì ghi “Đ”, sai thì ghi “S” bằng viết chì để các bạn thấy và sửa lại cho đúng. GV nhận xét theo thông tư 30 và cần giao nhiệm vụ kịp thời cho nhóm không để học sinh ngồi chơi. (Trong tiết dạy GV cần quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, động viên, hỗ trợ để HS có cơ hội học tập tốt). b. Cách điều hành cặp : - 2 -
  3. Các cặp thực hiện nhiệm vụ thảo luận và thực hành bài tập. Nhóm trưởng quan sát các thành viên trong nhóm, hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ với bạn (Trong khi làm bài tập có điều gì không hiểu thì từng cặp hoặc nhóm trưởng giơ mặt đỏ thì GV hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời). Khi làm xong các cặp báo hiệu giơ mặt cười GV lại kiểm tra và cho các cặp kiểm tra chéo với nhau trong nhóm đúng thì ghi “Đ”, sai thì ghi “S” bằng viết chì để các bạn thấy và sửa lại cho đúng. GV nhận xét theo thông tư 30 và cần giao nhiệm vụ kịp thời cho nhóm không để học sinh ngồi chơi. (Trong tiết dạy GV cần quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, động viên, hỗ trợ để HS có cơ hội học tập tốt). c. Cách điều hành nhóm : - Nhóm trưởng điều hành trong nhóm: Khi thực hiện lôgô nhóm thì nhóm trưởng đứng lên đọc yêu cầu và nội dung của hoạt động (nếu nội dung của hoạt động dài thì nhóm trưởng mời một thành viên trong nhóm đọc lại). Thực hiện câu thứ nhất nhóm trưởng xòe tay ra mời bạn thứ nhất trả lời, mời bạn thứ hai nhận xét câu trả lời bạn thứ nhất, tiếp tục mời bạn thứ ba nhận xét câu trả lời bạn thứ nhất, cả nhóm thống nhất chung. Cả nhóm thực hiện xong thì báo hiệu chụm tay lại giữa bàn đếm 1,2,3 de (de nhỏ không làm ảnh hưởng đến nhóm khác), nhóm trưởng giơ thẻ mặt cười lên và GV kiểm tra và giao nhiệm vụ kịp thời cho các nhóm không để thời gian chết trong nhóm. GV nhận xét theo thông tư 30. Tiếp tục thực hiện câu thứ 2 tương tự như câu thứ nhất. (Trong tiết dạy GV cần quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, động viên, hỗ trợ để HS có cơ hội học tập tốt). Ví dụ : Quan sát các tấm ảnh dưới đây và cho biết em có cảm nhận gì về cảnh vật và những con người trong ảnh. - Nhóm trưởng đứng vậy đọc yêu cầu của hoạt động hoặc nội dung nếu có. Nhóm trưởng ngồi xuống mời mỗi bạn cảm nhận về một cảnh (khi bạn thứ nhất nêu cảm nhận tranh 1 các bạn còn lại quan sát và góp ý. Nhóm trưởng mời các thành viên trong nhóm có ý kiến về cảm nhận của bạn rồi lần lượt cho đến hết các tranh mà nhóm đã thống nhất cảm nhận nội dung từng tranh thì báo hiệu chụm tay lại giữa bàn đếm 1,2,3 de (de nhỏ không làm ảnh hưởng đến nhóm khác), nhóm trưởng giơ thẻ mặt cười lên và GV kiểm tra và giao nhiệm vụ kịp thời cho các nhóm không để thời gian chết trong nhóm. GV nhận xét theo thông tư 30. • Một số kỹ thuật trong giảng dạy : - Đối với môn Tiếng Việt (tập đọc) ở hoạt động 2 cả lớp nghe thầy cô đọc bài thì đối với hoạt động này GV phải khai thác tranh, giới thiệu về bài này. Ví dụ bài hộp thư mật trang 101 sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2A thì GV khai tác tranh xong rồi giới thiệu : Tác giã Hữu Mai viết về một người hoạt động cách mạng trong lòng địch nguy hiểm như thế nào thì thầy (cô) mời các em nghe thầy (cô) đọc qua bài “Hộp thư mật” GV đọc bài giọng diễn cảm. Hoạt động 3 là cặp thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa thì thực hiện như sau : Em thứ nhất đọc từ Hai Long có nghĩa là, em thứ hai đọc tên thường gọi của Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Tiếp túc em thứ 2 đọc Bu- - 3 -
  4. gi có nghĩa là, em thứ nhất đọc bộ phận phát lửa của động cơ xe cứ hai em thay nhau đọc cho đến hết. - Khi dạy hoạt động thứ nhất là cá nhân nhưng sang hoạt động thứ hai là cặp hoặc nhóm là khác lôgô. Trong trường hợp này thì GV phải linh hoạt trong hoạt động khi một nhóm nào đó làm xong báo hiệu thì GV kiểm tra và giao nhiệm vụ tiếp theo là cặp hoặc nhóm là không ổn, trường hợp này GV giao nhiệm vụ cho cả nhóm xem lại và trao đổi thêm. Các nhóm khác thực hiện cũng như vậy cho đến khi các nhóm thực hiện xong hết GV nhận xét theo Thông tư 30 và tuyên dương. Tiếp tục sang hoạt động tiếp theo thực hiện cũng như vậy, nếu hoạt động 1 cá nhân sang hoạt động 2 cũng cá nhân thì GV giao việc kiếm tra và giao việc tiếp theo. • Đối với môn Chính tả : - Bài thuộc thể loại nghe đọc : Hoạt động đầu tiên (cả lớp) nghe giáo viên đọc bài nếu GV thực hiện như yêu cầu trong sách là không ổn, cần thực hiện các bước như sau: GV hoặc học sinh giỏi đọc bài viết cho cả lớp nghe một lần, cho các cá nhân (cặp) tìm từ khó vào vở nháp, cho các cá nhân (cặp) đổi chéo nhau từ khó vừa tìm được. Sau đó GV kiểm tra kết quả từ khó các em đã tìm được, GV nhận xét. Rồi GV mới đọc cho học sinh viết bài và thực hiện theo yêu cầu trong sách hướng dẫn học. - Bài thuộc thể loại nhớ viết : Hoạt động đầu tiên (cá nhân) học sinh tự viết bài GV thực hiện như yêu cầu trong sách là không ổn, cần thực hiện các bước như sau: GV phải thêm trước hoạt động này 1 lôgô (cả lớp), GV mời học sinh đọc thuộc lòng bài viết (lớp 2,3), đọc thuộc lòng diễn cảm bài viết (lớp 4,5). Ngoài ra, học sinh còn lại các nhóm vừa nghe bạn đọc và vừa nhẫm thầm theo (Số lượng học sinh đọc có thể 3-4 em); tiếp tục GV cho các cá nhân (cặp) tìm từ khó vào vở nháp, cho các cá nhân (cặp) đổi chéo nhau từ khó vừa tìm được. Sau đó GV kiểm tra kết quả từ khó các em đã tìm được, GV nhận xét. Rồi GV cho học sinh nhớ viết bài và thực hiện theo yêu cầu trong sách hướng dẫn học. - Đối với môn toán : phải nghiên cứu kỉ và dạy theo sách hướng dẫn. - Đối với môn TNXN (Khoa học), Lịch sử & Địa lí cần phải sưu tầm nhiều tranh ảnh, phiếu bài tập, tư liệu để mở rộng thêm cho học sinh * Lưu ý : đối với bài thơ thì không kẻ lỗi, đối với văn xuôi thì kẻ lỗi thục vào 2 ô theo công văn 26 của PGD&DT U minh Thượng quy định. - Đối với các môn còn lại tương đối dễ dạy, GV có thể thay đổi lôgô, ngữ liệu (ngữ liệu thay đổi phải phù hợp với yêu cầu của bài) làm sau cho phù hợp với tình học tập của lớp đạt được kết quả cao trong học tập. Thay đổi lôgô, ngữ liệu thì phải viết vào nhật ký giảng dạy, trình bày vào cuộc họp tổ chuyên môn, tổ chuyên môn báo cáo với BGH duyệt thì mới được quyền thay đổi lôgô, ngữ liệu - Trong quá trình giảng dạy cần mở rộng thêm cho học sinh (nhất là khối 4,5), phát huy được tính tự học, tự quản, thực hiện các bước học tập hợp lý, GV điều hành hoạt động giữa cá nhân và các nhóm nhịp nhàng, hỗ trợ kịp thời và đáp ứng nhu cầu tiếp thu kiến thức của học sinh, sử dụng tài liệu hướng dẫn học có sáng tạo, biết điều chỉnh nội dung và phương pháp hợp lý, kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, chuẩn bị đủ các phương tiện, đồ dùng cần thiết và sử dụng góc học tập, thư viện lớp có hiệu quả, quan tâm rèn luyện kỹ năng sống thông qua bài học ( sử dụng nhiều nhất là góc ước mơ, góc cộng đồng, góc học tập), thúc đẩy sự tương tác giữa các nhóm học sinh hoặc với các biểu bảng bài trí tại lớp học, học sinh phát huy được khả năng tự học, học sinh tích cực, biết hợp tác, làm việc nhóm linh hoạt. - 4 -